Ứng dụng các dạng câu phức phổ biến trong TOEIC Reading Part 5 và 6

Ngữ pháp về các dạng câu phức để giải quyết nhanh các câu liên quan đến các dạng câu phức phổ biến trong TOEIC Reading Part 5 và Part 6
author
ZIM Academy
09/02/2021
ung dung cac dang cau phuc pho bien trong toeic reading part 5 va 6

Nhằm giúp người học tiếng Anh nói chung và người đang ôn thi chuẩn bị cho bài thi TOEIC nói riêng, bài viết dưới đây đưa ra một số điểm ngữ pháp Tiếng Anh cơ bản liên quan đến các dạng câu phức bao gồm: cách thành lập, phân biệt, ví dụ liên quan giúp thí sinh giải quyết nhanh và chính xác hơn các câu liên quan đến các dạng câu phức phổ biến trong TOEIC Reading Part 5 và 6.

Câu Phức (complex sentence) là gì? 

Định nghĩa

Câu Phức là sự kết hợp giữa một mệnh đề độc lập (Independent clause) và một hay nhiều mệnh đề phụ thuộc (dependent clauses). Trong đó, mệnh đề (clause) là một nhóm các từ bao gồm chủ ngữ và vị ngữ.  

  • Mệnh đề độc lập: có thể đứng một mình và tạo thành một câu. 

  • Mệnh đề phụ thuộc: không thể xuất hiện độc lập, luôn phải đi chung với một mệnh đề độc lập mới có thể tạo thành câu đủ nghĩa. 

Ví dụ: 

  • If you study harder, you will pass the exam. (Nếu bạn học hành chăm chỉ hơn, bạn sẽ vượt qua bài kiểm tra.)

  •  Dependent clause: If you study harder

  •  Independent clause: you will pass the exam. 

Có thể thấy trong ví dụ trên, xuất hiện một mệnh đề độc lập và một mệnh đề phụ thuộc. Để thí sinh có thể làm tốt dạng bài xuất hiện câu phức, việc phân biệt và nhận biết các mệnh đề rất quan trọng, thí sinh cần phân biệt được đâu là mệnh đề độc lập (Independent clause) và đâu là mệnh đề phụ thuộc (Dependent clause).

Đọc thêm: Các loại câu điều kiện và ứng dụng trong câu hỏi TOEIC Reading Part 5 và 6 (P.1)

Phân biệt giữa mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề độc lập

Mệnh đề độc lập: có thể đứng một mình và tạo thành một câu.

Mệnh đề độc lập (Independent clauses): là một cụm có thể đứng độc lập như một câu đơn giản hoặc là một phần của câu nhiều mệnh đề, bao gồm cả chủ ngữ và vị ngữ.

Giữa hai mệnh đề độc lập, có thể xuất hiện các liên từ như but, and, for, or, nor, so, yet, v.v. Các liên từ này thường được dùng để nối các vế bằng nhau như hai mệnh đề độc lập. Dấu phẩy thường xuất hiện, đứng trước các liên từ này. 

Ví dụ:

  • We went back to our hometown in June, and in December we returned to Ha Noi. (Chúng tôi đã trở về quê nhà vào tháng 6, và đến tháng 12 chúng tôi quay lại Hà Nội.)

  • It rained heavily yesterday but he still went to work. (Hôm qua trời mưa to nhưng anh ta vẫn đi làm.)

Mệnh đề phụ thuộc: luôn phải đi chung với một mệnh đề độc lập mới có thể tạo thành câu đủ nghĩa

Mặc dù mệnh đề phụ thuộc chứa cả chủ ngữ và động từ, loại mệnh đề này lại không thể đứng một mình như một câu. Hơn nữa, mệnh đề phụ thuộc cũng phụ thuộc về ngữ nghĩa.

Vị trí của dependent clause rất quan trọng, dù nó không làm thay đổi nghĩa của câu nhưng sẽ quyết định tính đúng sai về mặt văn phạm của câu. Vì vậy, thí sinh nên nắm rõ các dạng mệnh đề phụ thuộc và đặt dấu phẩy đúng nơi để không sai về mặt văn phạm. Mệnh đề phụ thuộc có thể được chia thành các dạng sau: mệnh đề trạng ngữ, mệnh đề danh từ và mệnh đề tương đối 

Mệnh đề trạng ngữ

Mệnh đề trạng ngữ là một loại mệnh đề phụ thuộc, thường được bắt đầu với các liên từ phụ thuộc: because, although, if, when, where, until, as if… 

Mệnh đề trạng ngữ thường trả lời cho các câu hỏi như:

  •  Ở đâu? 

  •  Làm sao?

  •  Khi nào? 

  •  Tại sao? 

  • Trong bất kì trường hợp nào?

Ví dụ:

  • We visited the old town where my mother was born. 
    (Chúng tôi thăm một thị trấn cổ nơi mẹ tôi sinh ra.)

  • Mike failed her final test because he did not prepare well for it.
    (Mike trượt bài thi cuối kì vì anh ấy đã không chuẩn bị kĩ.)

Mệnh đề danh từ

Mệnh đề danh từ có chức năng giống như một danh từ. Mệnh đề danh từ có thể là một chủ từ hoặc một đối tượng bổ sung trong câu. Mệnh đề này thường bắt đầu với các từ: who, which, when, that, where, why, how, whether.

Ví dụ:

  • What I find interesting about her was that she has a great sense of humor.  (Điều tôi cảm thấy thú vị ở cô ấy là óc hài hước.)

  • Who will take over my position is a former director. (Người sẽ đảm nhiệm thay vị trí của tôi là một cựu giám đốc.)

Mệnh đề tương đối (Hay còn gọi là mệnh đề tính ngữ)

Mệnh đề tương đối (Mệnh đề tính ngữ) được dùng như một tính từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ, đại từ trước nó, hoặc một tiền tố khác. Mệnh đề tương đối thường được bắt đầu với các đại từ tương đối như: which, who, that, when, whose, where, whom, whoever… đồng thời đóng vai trò chủ thể của mệnh đề.

Ví dụ:

  • (Đây là cô gái chúng tôi đã gặp trong buổi tiệc của trường năm ngoái.)

  • We did something that we had never done before.
    (Chúng tôi đã làm điều chúng tôi chưa từng làm trước đây.)

Cách hình thành các mệnh đề phụ thuộc trong câu phức

Để hiểu rõ hơn cách hình thành các mệnh đề, từ đó nhận biết và ứng dụng câu phức phổ biến trong TOEIC Reading Part 5 và Part 6, thí sinh có thể xem qua các ví dụ sau: 

Mệnh đề

Ví dụ

Phân tích

Mệnh đề danh từ

Câu đơn: She regretted her mistake. 

⇒ Câu phức: She regretted that she had made a mistake. 

Danh từ “mistake” xuất hiện trong câu đơn được mở rộng ra thành một mệnh đề danh từ bắt đầu bằng “that”: “that he made a mistake”

Câu đơn: He feels like a miserable man.

⇒ Câu phức: He feels that he is a miserable man.

Danh từ “a miserable man” xuất hiện trong câu đơn được mở rộng thành mệnh đề: “that he is a fool”

Mệnh đề tính từ

 

Câu đơn: Open-minded people are positive.

⇒ Câu phức: People who are open-minded are positive.

Tính từ “open-minded” xuất hiện trong câu đơn được mở rộng thành mệnh đề tính từ: “who are open-minded” 

Câu đơn: The little girl is smart.

⇒ Câu phức: The girl who is little is smart. 

Tính từ “little” xuất hiện trong câu đơn được mở rộng thành mệnh đề tính từ: “who is little”

Mệnh đề trạng từ

Câu đơn: Feeling disappointed, the girl cried.

⇒ Câu phức: When the girl felt disappointed, she cried. 

Trạng từ “Feeling disappointed” xuất hiện trong câu đơn được mở rộng thành mệnh đề trạng từ “When the girl felt disappointed”

Câu đơn: Fortunately, there was a witness. 

⇒ Câu phức: It was fortunate that there was a witness.

Trạng từ “Fortunately” xuất hiện trong câu đơn được mở rộng thành mệnh đề trạng từ “It was fortunate that”. 

Đọc thêm: Các loại câu điều kiện và ứng dụng trong câu hỏi TOEIC Reading Part 5 và 6 (P.2)

Cách nhận biết nhanh và ứng dụng câu phức phổ biến trong TOEIC Reading Part 5 và Part 6

Cách nhận biết nhanh câu phức phổ biến trong TOEIC Reading Part 5 và Part 6

Để thí sinh có thể nhận biết được câu xuất hiện có phải là câu phức hay không, thí sinh cần lưu ý các liên từ thường xuất hiện trong câu phức dưới đây: 

  • Although (mặc dù)

  • Though (mặc dù)

  • As (khi)

  • As if (cứ thể như)

  • As long as (với điều kiện)

  • Because (bởi vì)

  • Since (bởi vì, kể từ khi)

  • Even if (dù cho)

  • Even though (mặc dù)

  • If (nếu)

  • Whether (nếu)

  • In case (trong trường hợp)

  • Once (khi, một khi)

  • In order to (để…)

  • So as to (để…)

  • So that (để mà)

  • Unless (nếu…không)

  • Until (cho tới khi)

  • When (khi) 

  • While (trong khi)

Khi nhận thấy những cụm từ này, thí sinh có thể coi đây như một cách để nhận biết câu phức. Mệnh đề trong câu phức thường có sự liên quan lẫn nhau, mệnh đề này bổ nghĩa cho mệnh đề kia. Vì vậy, ý nghĩa trong câu thường rõ ràng và đủ ý hơn.

Phân biệt giữa câu ghép và câu phức

Về căn bản, câu ghép và câu phức trong tiếng Anh có cấu trúc tương tự nhau. Tuy nhiên, câu ghép thường được nối với nhau bởi 2 hoặc 3 mệnh đề độc lập (independent clause) hay còn gọi là những câu đơn giản. Ý nghĩa trong các vế câu độc lập, không nhất thiết phải bổ sung cho nhau. Chúng có thể là 2 mệnh đề tách rời nhau. Câu ghép thường xuất hiện các liên từ như: 

Ví dụ về câu ghép: 

  • My dad is a police, and my mom is a teacher.
    (Bố tôi là cảnh sát và mẹ tôi là giáo viên.)

  • I get up and I go to school.
    (Tôi thức dậy và tôi đến trường.)

Khi 2 mệnh đề trong câu ghép có mối quan hệ gần gũi, các mệnh đề độc lập có thể liên kết với nhau chỉ bằng dấu chấm phẩy nếu vắng mặt các liên từ nói trên, không thể bằng dấu phẩy.

Ví dụ: 

  • The teacher is introducing the lesson; her students are listening. 

  • Sandy is getting dressed; her mother is preparing breakfast.

Ứng dụng trả lời các câu liên quan đến câu phức phổ biến trong TOEIC Reading Part 5 và Part 6

Ví dụ: (ETS – test 1)

The committee will resume its weekly meetings______Ms. Cheon returns from Scotland on September 17. 

  • A. That 

  • B. Once 

  • C. As well 

  • D. Then                    

Ở đây thí sinh có thể thấy được 2 vế câu độc lập với đầy đủ chủ từ và vị ngữ ở mỗi câu. Tuy nhiên, chỗ trống cần tìm lại đứng giữa câu mà không được ngăn cách bởi dấu câu nào. Vì vậy, có thể suy ra rằng từ điền vào chỗ trống là một liên từ liên kết hai vế câu để trở thành một câu phức. Mà trong đó, liên từ phải vừa phù hợp về nghĩa, vừa đảm bảo về mặt ngữ pháp cho câu. “Hội đồng sẽ tiếp tục thực hiện cuộc họp hàng tuần___ cô Chein trở về từ Scotland vào ngày 17 tháng 9.”

Trong các đáp án, ta có thể loại phương án C – “as well”- mang nét nghĩa “cũng vậy” đầu tiên vì khi dùng cụm từ này, câu không chỉ sai về ngữ pháp mà còn không tạo ra một nghĩa hợp lý. Đáp án “That” và “then” cũng không phải là đáp án phù hợp vì khi ráp thử các từ này vào câu phức trên, ta có thể thấy 2 vế câu không có sự liên kết và mang nghĩa hợp lý. 

Tuy nhiên với phương án B, “Once” với nghĩa là “khi”, 2 vế câu trên được liên kết thành một câu phức với nghĩa câu hợp lý và đúng về mặt ngữ pháp. 

“Hội đồng sẽ tiếp tục thực hiện cuộc họp hàng tuần khi cô Chein trở về từ Scotland vào ngày 17 tháng 9.” Đáp án là B. Once 

Ví dụ: (Economy TOEIC – RC 1000)

Có thể thấy liên từ “because” xuất hiện như là một từ liên kết cho các vế câu của câu phức trên. Khi liên từ xuất hiện ở đầu câu, các mệnh đề trong câu được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy. Vậy nên, có thể suy ra được mệnh đề phụ thuộc là vế câu chứa “because” và đứng trước dấu phấy, mà trong đó vế câu này phụ thuộc không thể tách riêng và phải phụ thuộc vào nghĩa của câu sau. Cho nên, thí sinh tiếp tục xét về nghĩa của các đáp án. Trong các đáp án, có thể loại ngay A. On và B. Between vì các giới từ này không đi chung với “the end” . “Bởi vì báo cáo ngân sách hàng năm phải được nộp_____ cuối tháng, các nhân viên bận tính toán số liệu.”

Đáp án D. Except với nét nghĩa “ngoại trừ” cũng không phải là đáp án đúng vì nét nghĩa không phù hợp để tạo tính hợp lý cho câu. Đáp án C. By khi ghép vào câu sẽ thành cụm từ “by the end of the month” với nghĩa trước cuối tháng. Đây là đáp án đúng vì đảm bảo về cả mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa cho câu. 

 “Bởi vì báo cáo ngân sách hàng năm phải được nộp trước cuối tháng, các nhân viên bận tính toán số liệu.” Đáp an là C. By 

Ví dụ: (Economy TOEIC – RC 1000)

Even though assigned tasks are somewhat complex, we will have to complete them before we……for the day. 

  • A. Leave 

  • B. Leaving 

  • C. To leave 

  • D. Have left 

Có thể dễ dàng nhận thấy câu trên là một câu phức với sự xuất hiện của liên từ “even though”- “mặc dù”. Tuy nhiên, ở vế câu sau, có thể thấy một liên từ khác xuất hiện đó chính là “before”- “trước khi” mà ngay sau đó là câu chứa chỗ trống thí sinh cần điền vào. Vậy nên, phía sau vế before phải là một mệnh đề chủ ngữ và động từ như bình thường. Từ đó, thi sinh có thể loại ngay đáp án B và C – “leaving” và “to leave” vì sai về mặt ngữ pháp, V-ing và To infinitive không phải là động từ chính trong câu.  

Lại thấy câu mang nét nghĩa trong tương lai, vì “will” xuất hiện ở câu trước. Vì vậy, có thể loại đáp án D – “have left” vì sự kiện trong câu chưa xảy ra. Suy ra, có thể chọn đáp án A. leave để tạo thành câu hiện tại đơn đứng sau “before”- sau khi. Đứng sau “before”, câu phải luôn được chia ở thì hiện tại đơn khi nói về một việc xảy ra trong tương lai mà không phải là thì tương lai đơn. “Mặc dù nhiệm vụ được giao khá phức tạp, chúng tôi sẽ phải hoàn thành chúng trước khi chúng tôi rời đi.”  Đáp án là A. Leave 

Ví dụ: (Economy TOEIC – RC 1000)

Even if residents in the area have shown strong………to the project, the city government may not be hesitant to proceed with it. 

  • A. Resisting 

  • B. Resistant 

  • C. Resisted 

  • D. Resistance 

Có thể thấy liên từ “even if”- “cho dù” đứng đầu câu, nối mệnh đề phụ thuộc đứng trước dấu phẩy và mệnh đề độc lập sau đó thành một câu phức. Tuy nhiên, mặc dù đây là câu phức, ta lại không cần bận tâm quá nhiều về nghĩa của câu, do 4 đáp án là các dạng khác nhau của một từ. Vì vậy, điều cần làm đó chính là tìm loại từ thích hợp nhất. 

Ở vế đầu tiên, câu đã xuất hiện đầy đủ danh từ – “residents in the area” và động từ 

”have shown”. Tuy nhiên, ngay sau đó là một tính từ và chưa xuất hiện danh từ đóng vai trò tân ngữ”=> từ cần điền là một danh từ.  Đáp án là D. Resistance 

Ví dụ: (Economy TOEIC – RC 1000)

……. proficiency in German would be of much help, it is not a requirement for the advertised position. 

  • A. Otherwise 

  • B. Despite 

  • C. Regarding 

  • D. Although

Có thể nhận thấy sự xuất hiện của 2 vế câu trong ví dụ trên, ngăn cách nhau bởi một dấu phẩy. Suy ra, chỗ trống thí sinh cần điền vào chính là một liên từ để ghép 2 vế câu trên thành một câu phức. Khi nhìn vào 4 đáp án, có thể nhận ra rằng tất cả chúng đều là các liên từ. 

Tuy nhiên, có thể loại ngay B. despite – “mặc dù” và C. “regarding”- “liên quan đến” vì ngay sau các từ này là danh từ hoặc một cụm danh từ. A. “Otherwise”- “nếu không thì” cũng không phải là đáp án chính xác vì không đúng cấu trúc ngữ pháp (Otherwise là liên từ kết hợp, chỉ đứng giữa hai mệnh đề, không đứng đầu câu như các liên từ phụ thuộc) và không hợp lý về nghĩa. 

Đáp án chính xác duy nhất chính là D. Although vì sau “although” là một câu với đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Hơn nữa khi sử dụng “although” trong câu này, câu hoàn toàn hợp lý về nghĩa. 

“Mặc dù thành thạo tiếng Đức là điều sẽ giúp ích, đó lại không phải là yêu cầu cho vị trí được thông báo.” Đáp án là D. Although

Ví dụ: (Economy TOEIC – RC 1000)

Có thể nhận thấy cả 4 đáp án đều là liên từ trong câu phức. Vậy nên, điều thí sinh cần làm đó chính là tìm từ liên kết phù hợp với nghĩa và ngữ pháp của câu.

Đáp án D. As though có thể được loại bỏ đầu tiên bởi với nghĩa “cứ thể như là”, liên từ này không phù hợp về nghĩa và khi ghép liên từ này vào, câu cũng sai về mặt ngữ pháp (anyone là đại từ bất định, cho nên động từ sau anyone phải là động từ số ít). 3 đáp án còn lại đều mang nghĩa “nếu” trong câu điều kiện loại 1. Tuy nhiên, động từ “wish” đứng sau “anyone” lại ở dạng nguyên mẫu. Từ đó, loại ngay đán án C. whether và D. If vì vế câu sau 2 liên từ này phải được chia ở thì hiện tại đơn, có nghĩa là động từ “wish” phải được sửa thành “wishes”. Đáp án đúng là B. should vì “should” được dùng trong câu điều kiện đảo ngữ loại 1, động từ trong vế câu chứa “should” ở dạng nguyên mẫu.  “Nếu muốn truy cập vào thông tin tình trạng đơn hàng, phải nhập mật khẩu.” Đáp án là B. Should. 

Đọc thêm: Danh từ trong TOEIC Reading Part 5 và 6 – Vị trí và cách ứng dụng

Tổng kết

Bên trên là một số kiến thức nền tảng về cấu trúc, cách phân biệt và ví dụ cụ thể về các dạng câu phức phổ biến trong TOEIC Reading Part 5 và Part 6 thí sinh có thể áp dụng trong quá trình luyện tập. Thí sinh có thể tham gia các khóa luyện thi TOEIC tại ZIM để đạt điểm số cao.

Đọc thêm: Ứng dụng vị trí mệnh đề quan hệ trong TOEIC Reading Part 5 và 6

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu