Cách cải thiện IELTS Writing Task 1 band 6.0 lên band 7.0

Bài viết nêu tiêu chí chấm điểm của band 6, 7 và so sánh 2 bài viết mẫu để rút ra kết luận về những việc nên làm hoặc không nên làm nhằm cải thiện IELTS Writing Task 1 band 6.0 lên band 7.0.
author
Đào Ngọc Hương
22/11/2021
cach cai thien ielts writing task 1 band 60 len band 70

Trong một số trường hợp, dù thí sinh đọc hiểu được các số liệu trong đề bài nhưng vẫn chưa đạt được điểm số như mong muốn vì đã mắc những lỗi mà bản thân thí sinh có thể không ngờ đến. Vì vậy, việc nắm được các yếu tố nên làm hoặc không nên làm trong phần viết của task 1 IELTS có thể giúp thí sinh tránh phải các sai lầm không đáng có và đi đúng trọng tâm yêu cầu của đề bài hơn. Thật vậy, để cải thiện IELTS Writing Task 1 từ band 6 lên band 7, thí sinh cần chú ý hơn về một số yếu tố được đề cập sau đây. 

Key takeaways

  • Yêu cầu chung và sự khác biệt nhất định của phần Writing Task 1 ở band 6 và 7

  • Những điều nên làm hoặc không nên làm khi làm bài Writing Task 1 để nâng band từ 6 lên 7

So sánh tiêu chí của band 6 và 7 trong IELTS Writing Task 1

Đầu tiên, thí sinh cần phải nắm rõ được tiêu chí chấm điểm của phần Writing Task 1 đặc biệt là hiểu về tiêu chí chấm điểm (Band Descriptors). Ở bài này, tác giả xin phép chỉ đề cập đến band 6 và band 7. Thật ra việc hiểu về tiêu chí chấm điểm sẽ giúp thí sinh sắp xếp được lộ trình học tập hợp lý và tiết kiệm thời gian hơn vì đi đúng trọng tâm hơn.

Thí sinh có thể nắm rõ được chính xác mình cần làm gì để có thể nâng band điểm và cụ thể hơn là cải thiện chi tiết hay khía cạnh nào. Sau đây, tác giả đề cập đến các tiêu chí của band 6, 7 và cả bài mẫu để người đọc dễ hình dung. 

Các tiêu chí band 6 trong IELTS Writing Task 1

Task Response:

  • Giải quyết các yêu cầu của nhiệm vụ.

  • Trình bày tổng quan với thông tin được lựa chọn phù hợp.

  • Trình bày và làm nổi bật đầy đủ các yếu tố chính nhưng các chi tiết có thể không liên quan, không phù hợp.

Coherence and Cohesion:

  • Sắp xếp thông tin và ý tưởng một cách mạch lạc và có một tiến trình tổng thể rõ ràng.

  • Sử dụng từ nối một cách hiệu quả, nhưng sự gắn kết bên trong và / hoặc giữa các câu có thể bị lỗi hoặc máy móc.

  • Không phải lúc nào cũng có thể sử dụng đại từ thay thế rõ ràng hoặc thích hợp.

Lexical Resource

  • Sử dụng từ vựng với phạm vi tương đối trong bài thi.

  • Có cố gắng sử dụng những từ vựng ít thông dụng nhưng sử dụng không chính xác.

  • Mắc một số lỗi trong việc lựa chọn từ ngữ, lỗi chính tả hoặc/và từ loại nhưng không gây trở ngại trong việc truyền đạt ý tưởng.

Grammatical Range and Accuracy

  • Sử dụng kết hợp các dạng câu đơn và câu phức.

  • Mắc một số lỗi về ngữ pháp và dấu câu nhưng chúng hiếm khi làm giảm khả năng giao tiếp.

Các tiêu chí band 7 trong IELTS Writing Task 1

Task Response:

  • Giải quyết các yêu cầu của nhiệm vụ.

  • Trình bày tổng quan rõ ràng về các xu hướng chính, sự khác biệt hoặc các giai đoạn

  • Trình bày rõ ràng và làm nổi bật các yếu tố chính nhưng có thể được mở rộng đầy đủ hơn

Coherence & Cohesion:

  • Tổ chức thông tin và ý tưởng một cách hợp lý; có sự tiến triển rõ ràng trong suốt bài

  • Sử dụng một loạt các từ nối một cách thích hợp mặc dù có thể có không sử dụng/lạm dụng một số từ nhất định

Lexical Resource

  • Sử dụng một lượng từ vựng tương đối rộng một cách linh hoạt và chính xác

  • Sử dụng ít các từ vựng kém thông dụng với nhận thức về ngữ cảnh và kết hợp từ một cách tự nhiên.

  • Có thể mắc một số lỗi trong việc lựa chọn từ ngữ, lỗi chính tả hoặc/và từ loại

Grammatical range & Accuracy:

  • Sử dụng nhiều cấu trúc câu phức tạp khác nhau

  • Thường xuyên viết các câu không có lỗi 

  • Kiểm soát tốt ngữ pháp và dấu câu nhưng có thể mắc một vài lỗi

* Lưu ý: các tiêu chí trên bảng đã được dịch sang Tiếng Việt để người xem dễ dàng hình dung. 

Phân tích bài viết IELTS Writing Task 1 band 6 và 7 

Sau đây, tác giả xin mượn một đề bài Writing Task 1 để người đọc dễ hình dung: 

The bar chart shows the number of children in two different age groups in an average class in different countries. Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant. 
cach-cai-thien-ielts-writing-task-1-bar-chart

Band 6

The bar graph illustrates the number of students on an average class at different ages (9 and 13) in different countries. 

 Overall, at the age of 9 there were more students in Hong Kong but as the students reached the age of 13, most of the students were studied in Japan.

 It is clearly shown in the graph that Hong Kong and Japan had the most number of students at the age of 9; Hong Kong had 35 number of students per class at age 9 while Japan had moreover 31 number of students per class. However, Japan had an increase number of students to about 24 but the students in Hong Kong dropped at 31 students per class at the age 13.

The United States and the Global Average an equal number of 23 students per class at the age of 9 but fell by age 13. Russia, on the other hand got the lowet number of students both at age 9 and 13, having only 10 and 9 students per class accordingly.

(175 words)

Band 7

The bar graph illustrates the number of students in an average class at different ages (9 and 13) in 4 different countries as well as the global average.

The most striking point is that in all countries, as well as the global average, the number of children in a class of 9 years olds is always higher than class sizes for those aged 13, with the exception of Japan, where there are approximately 35 13 years old per class.

It is clearly shown that Japan and Hong Kong both have the highest number of pupils in each class, with figures never falling below approximately 31 students per class. Specifically, Hong Kong had 35 children per class at age 9 while Japan only had 31 students. However, at the age 13, Japan had an increase to about 34 but the number of that in Hong Kong dropped to 31 students per class. 

In contrast, Russia had the fewest children with slightly over ten per class. Moreover, The United States is notable for being almost identical to the global average, with roughly 23 pupils in the younger class and approximately 18 in the older class.

(193 words)

So sánh bài làm theo các tiêu chí

Band 6

Band 7

  • Task response: Bài viết đề cập được đề bài và câu hỏi đặt ra trong bài viết, đưa ra được các thông tin chính, đưa ra các ý chính tuy nhiên các ý chưa được phát triển phù hợp: 

  • “at the age of 9 there were more students in Hong Kong (Biểu đồ không đề cập đến việc là có nhiều học sinh ở Hong Kong hơn).

  • “but as the students reached the age of 13, most of the student (Biểu đồ không đề cập đến hầu hết các học sinh mà chỉ nêu lên có nhiều học sinh nhất ở trong lớp ở độ tuổi 13).

Ngoài ra, bài viết còn mắc lỗi sai trong khi đề cập đến số liệu (the number of Japanese students aged 13 did not rise to 24, it rose to 34.).

  • Task response: Giải quyết các yêu cầu của nhiệm vụ; trình bày tổng quan rõ ràng về các xu hướng chính, sự khác biệt hoặc các giai đoạn (đoạn thứ 2); trình bày rõ ràng và làm nổi bật các yếu tố chính; không đưa sai số liệu.

 

  • Coherence & Cohesion: Bố cách bài viết rõ ràng, logic; có sử dụng các từ nối hiệu quả nhưng vẫn tồn tại một vài lỗi; while Japan had [bỏ “moreover”] 31 (sử dụng không phù hợp); on the other hand (thiếu dấu phẩy).

  • Coherence & Cohesion: Bố cách bài viết rõ ràng, logic; có sự tiến triển rõ ràng trong suốt bài (phần tổng quan); sử dụng một loạt các từ nối một cách thích hợp.

  • Lexical Resource: Một số từ chưa phù hợp và từ vựng chưa đủ đa dạng do còn lặp từ “students”, “at the age of”, “number” nhiều. Bài viết cũng dùng sai từ ở 1 số chỗ như: the number of students on [in] an average class; the most [highest] number of students; had 35 [bỏ “number of”] students; dropped at [to]; got (thiếu tính trang trọng); accordingly [respectively]; lowet number of students [lowest].

  • Lexical Resource: Sử dụng một lượng từ vựng tương đối rộng một cách linh hoạt và chính xác; ít sử dụng các từ vựng kém thông dụng (striking, identical).

  • Grammatical Range and Accuracy: Có sử dụng các cấu trúc câu đơn giản và phức tạp; Vẫn mắc lỗi về ngữ pháp và chỉ có 1 số ít các câu là đúng ngữ pháp: The United States and the Global Average [thiếu động từ “had”] an equal number; most of the students [bỏ “were”] studied in Japan.

  • Grammatical Range and Accuracy: Sử dụng nhiều cấu trúc câu phức tạp khác nhau; Có sự kiểm soát tốt ngữ pháp và các câu hầu như đều không mắc lỗi ngữ pháp.

Nhìn chung, bài ở band 7 sẽ có tính hoàn thiện cao hơn bài ở band 6 xét về cả 4 khía cạnh chấm điểm. Qua bảng so sánh ở trên, tác giả xin mời người đọc đến phần 2 và 3, đây chính là tóm tắt lại một số điều nên làm và cần tránh để có thể hỗ trợ người đọc trong việc cải thiện điểm số Writing Task 1 từ band 6 lên band 7. 

Cách cải thiện IELTS Writing Task 1

Những điều nên làm

Tiêu chí Task Response

Chú ý đến xu hướng chung (main trends) của các số liệu trong biểu đồ: tăng, giảm, giữ nguyên hay biến động. Ngoài ra, thí sinh nên sử dụng số liệu và ngôn ngữ của xu hướng để hỗ trợ mô tả (nhanh, chậm, ít hay nhiều) và nhấn mạnh được sự khác biệt, thay đổi của từng giai đoạn vì ở band 7 của Task achievement đề cập đề việc “presents a clear overview of main trends, differences or stages” và “clearly presents and highlights key features/bullet points but could be more fully extended”. 

Tiêu chí Coherence & Cohesion

  • Có bố cục rõ ràng bao gồm phần mở đầu, phần tổng quan về biểu đồ và phần miêu tả chi tiết. Đặc biệt là bài viết phải mô tả được tiến trình tổng quan của biểu đồ ở phần tổng quan. 

  • Sử dụng hiệu quả các từ nối và từ liên kết

Tiêu chí Lexical Resource 

  • Sử dụng một lượng từ vựng tương đối rộng một cách linh hoạt và chính xác. Thí sinh có thể sử dụng các từ đồng nghĩa như trong ví dụ bài viết band 7 thì chữ “students” có thể được linh hoạt thay bởi từ “children” hay “pupils”.

  • Sử dụng xen kẽ 1 vài từ vựng kém thông dụng hơn vì trong band 7 của tiêu chí Lexical Resource có đề cập đến việc “Sử dụng ít các từ vựng kém thông dụng với nhận thức về ngữ cảnh và kết hợp từ một cách tự nhiên.”

Tiêu chí Grammatical Range & Accuracy

  • Sử dụng đa dạng và nhiều các câu phức và hầu hết các câu đều không bị sai ngữ pháp.  

  • Dành thời gian kiểm tra lại cả bài viết đặc biệt là ngữ pháp (như lỗi chia số ít số nhiều, quên mạo từ,...). Vì khi ở các band 7 ở tiêu chí Grammatical range and Accuracy, thí sinh được yêu cầu phải “kiểm soát tốt ngữ pháp và dấu câu dù có thể mắc một vài lỗi”.

Những điều cần tránh trong Task 1 phần Writing 

Tiêu chí Task Response:

  • Nêu các chi tiết, số liệu không liên quan, không hợp lý hoặc không chính xác. Thí sinh rất dễ mắc sai lầm này khi gặp những biểu đồ khó xác định được số liệu rõ ràng và chi tiết. Vì vậy, để giảm tối đa khả năng này, thí sinh có thể dùng những từ như “around, about, approximately,..” để cải thiện vấn đề. 

  • Thí sinh dễ sa đà vào việc phát triển ý không hợp lý hoặc đưa nhận xét cá nhân/giải thích lý do cho dữ liệu như số liệu tăng tăng do có vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc số liệu giảm do khủng hoảng kinh tế. Thí sinh chỉ nên tập trung vào việc báo cáo dữ liệu được cung cấp và mô tả xu hướng của các số liệu đó. Như ví dụ nêu ở trên, thí sinh có bài viết ở band 6 bị mắc lỗi tự suy luận ra việc “có nhiều học sinh ở Hong Kong hơn” và “hầu hết các học sinh thì…” trong khi đề chỉ đơn giản là so sánh số lượng học sinh trong mỗi lớp học phụ thuộc vào độ tuổi của học sinh cụ thể là 9 và 13 tuổi. 

Tiêu chí Coherence & Cohesion:

Sử dụng từ nối sai vị trí, sai nghĩa hoặc không đúng quy cách như đã nêu ở ví dụ trên ở bài viết band 6 về chữ “moreover” hay cách sử dụng của từ “on the other hand”. 

Tiêu chí Lexical Resource 

  • Lặp lại từ quá nhiều lần như trong ví dụ bài viết ở band 6, người đọc có thể thấy sự xuất hiện dày đặc của từ “students’, “at the age of” hay “number”. Trong khi đó, yêu cầu về tiêu chí từ vựng ở band 7 chính là việc “sử dụng tương đối rộng một linh hoạt và chính xác”. 

  • Sai lỗi chính tả và việc này dù không gây ảnh hưởng lớn đến nội dung của bài thì điểm của tiêu chí sẽ dừng lại ở band 6. Như đã nêu trên, bài ở band 6 bị sai chính tả từ “lowest” nhưng không gây khó khăn cho việc hiểu của người đọc. Còn nếu trong trường hợp tệ hơn là gây khó hiểu cho người đọc thì thí sinh sẽ chỉ nhận được band điểm từ 5 trở xuống. 

Tiêu chí Grammatical Range & Accuracy

Sai ngữ pháp và dấu câu dù những lỗi sai này không làm ảnh hưởng đến khả năng truyền tải thông tin của toàn bài nói chung nhưng sẽ khiến điểm dừng lại ở band 6.

Đọc thêm: Chiến lược cải thiện IELTS Writing band 6.0 lên 7.0 trong 2 tháng

Tổng kết

Trên thực tế, dù Writing Task 1 chỉ chiếm tỷ trọng ⅓ trên tổng số điểm của phần thi Writing, việc nắm rõ tiêu chí chấm điểm (Band Descriptor) và những điều nên làm hoặc không nên làm trong Writing Task 1 sẽ giúp thí sinh cải thiện IELTS Writing Task 1. Từ đó, thí sinh có thể tiệm cận gần hơn với điểm số mong muốn của bản thân. 

Tham khảo thêm khóa học tại trung tâm luyện thi IELTS cấp tốc Anh ngữ ZIM giúp học viên tăng cường kỹ năng, kiến thức trong thời gian ngắn, cam kết đạt kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (3 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu