Banner background

Cải thiện Lexical Resource IELTS Writing Task 2 trong chiến lược tư duy SWOT - Phần 2: Weaknesses

Bài viết sẽ phân tích sơ bộ chiến lược tư duy SWOT và cung cấp từ vựng đáng chú ý nhìn từ góc độ "Weakneses", giúp học viên sử dụng từ vựng đa dạng và nâng cao hơn.
cai thien lexical resource ielts writing task 2 trong chien luoc tu duy swot phan 2 weaknesses

Trong hành trình chinh phục phần thi IELTS Writing Task 2, một trong những thách thức lớn nhất đối với các thí sinh là khả năng sử dụng từ vựng một cách linh hoạt và phong phú, đồng thời cũng là một trong những yếu tố chính tác động đến điểm số của thí sinh.

Chính vì vậy, tiêu chí Lexical Resource -  được đánh giá thông qua việc sử dụng linh hoạt nhiều từ vựng mới và đa dạng, bao gồm cả những từ vựng không quá phổ biến - không chỉ là một khía cạnh quan trọng mà còn là chìa khóa mở cánh cửa đến với một số điểm cao.

Một bài thi có từ vựng phong phú không chỉ làm cho văn bản trở nên sinh động và thú vị mà còn thể hiện khả năng ngôn ngữ của người viết. Điều này là quan trọng đặc biệt khi nhiều thí sinh có xu hướng sử dụng từ vựng cố định, giới hạn, dẫn đến sự lặp lại và sự thiếu sáng tạo trong diễn đạt.

Chiến lược SWOT - vốn là một phương pháp phân tích phổ biến trong quản lý doanh nghiệp - có thể trở thành một công cụ mạnh mẽ để cải thiện khả năng sử dụng từ vựng trong bài thi.

SWOT sẽ đánh giá tổng cộng 04 khía cạnh: Strengths (ưu điểm), Weaknesses (nhược điểm), Opportunities (cơ hội), và Threats (rủi ro); qua đó không chỉ giúp thí sinh phân loại từ vựng thành các hạng mục với các điểm mạnh và yếu tố đặc biệt, mà còn tạo cơ hội để tận dụng và khắc phục nhược điểm.

Bài viết ngày hôm nay sẽ gợi ý bạn đọc về cách để cải thiện tiêu chí Lexical Resource khi muốn áp dụng chiến lược tư duy SWOT, bằng cách cung cấp một số từ vựng hay khi đề cập đến Weaknesses (Nhược điểm) trong phần Writing Task 2 của bài thi IELTS.

Xem lại Phần 1: Nói về Strengths

Key Takeaways

Phương pháp SWOT trong việc cải thiện tiêu chí Lexical Resource khi thực hành IELTS Writing Task 2 được tóm gọn trong 04 bước:

  • Bước 1: Xác định keywords (từ khóa quan trọng) của chủ đề Writing Task 2

  • Bước 2: Triển khai sơ đồ SWOT

  • Bước 3: Đa dạng hóa từ vựng dựa trên các yếu tố của sơ đồ SWOT

  • Bước 4: Áp dụng các từ vựng theo khía cạnh của SWOT để phát triển và triển khai ý tưởng

Một số từ vựng chỉ điểm yếu, điểm hạn chế trong Writing Task 2:

  • Challenge (n): thách thức

  • Deficiency (n): thiếu hụt

  • Constraint (n): ràng buộc, hạn chế

  • Limitation (n): hạn chế

  • Disadvantage (n): bất lợi

Xem phần trước: Cải thiện Lexical Resource IELTS Writing Task 2 trong chiến lược tư duy SWOT - Phần 1: Nói về Strengths

Tầm quan trọng của việc đa dạng hóa từ vựng trong IELTS Writing Task 2

Theo IELTS Band Descriptors mới nhất của British Council được cập nhật vào tháng 5 năm 2023, Lexical Resource (Vốn từ vựng) là 1 trong 4 tiêu chí được sử dụng để đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của thí sinh trong phần thi Writing Task 2.

Vốn từ vựng đa dạng đóng vai trò như một phương tiện không chỉ góp phần giúp người viết diễn đạt được những ý tưởng phức tạp, chứng minh các lập luận mà còn tăng tính kết nối liền mạch của bài viết. Điểm của Lexical Resource sẽ chiếm 25% tổng điểm bài viết Task 2 của thí sinh.

Do vậy, mọi thí sinh đều cần phải đa dạng hóa vốn từ vựng của mình thì mới có thể đạt được mức điểm cao hơn trong IELTS Writing Task 2.

Cụ thể hơn, đối với tiêu chí này, vốn từ vựng của người dự thi sẽ được nhận định dựa vào 3 yếu tố như sau: 

  • Lexical Density (Mật độ từ vựng): Mật độ từ vựng cao thể hiện rằng vốn từ vựng của thí sinh đa dạng và phong phú. Ngược lại, mật độ từ vựng thấp chỉ ra rằng thí sinh thường xuyên mắc phải lỗi lặp từ và gặp phải sự hạn chế về từ khi diễn đạt. Người đọc có thể tham khảo sâu hơn về yếu tố này thông qua bài viết: Đặc điểm Lexical Resources band 9 | Phần 1: Lexical Density

  • Lexical Complexity (Độ phức tạp của từ vựng): Độ phức tạp của từ vựng cao ám chỉ rằng thí sinh có thể vận dụng các từ vựng khác nhau trong ngữ cảnh, đồng thời phát triển được các từ vựng đơn lẻ ngoài ngữ cảnh. Người đọc có thể tham khảo sâu hơn về yếu tố này thông qua bài viết: Đặc điểm Lexical Resources band 9 | Phần 2: Lexical Complexity

  • Lexical Formality (Tính trang trọng của từ vựng): Tính trang trọng của từ vựng đánh giá khả năng của thí sinh trong việc lựa chọn từ vựng phù hợp khi thực hiện bài viết Task 2 mang tính chất học thuật. Chính vì vậy, văn phong sử dụng tiếng lóng, từ ngữ tục tĩu, hoặc từ ngữ thông dụng trong văn nói hàng ngày không nên được sử dụng khi viết bài. Người đọc có thể tham khảo sâu hơn về yếu tố này thông qua bài viết: Đặc điểm Lexical Resources band 9 - Phần 3: Lexical Formality.

Nhìn chung, một thí sinh được đánh giá cao đối với tiêu chí Lexical Resource sẽ thực hiện được một số điều như sau khi viết bài:

  • Sử dụng được vốn từ vựng rộng một cách linh hoạt để diễn đạt được nghĩa chính xác và hợp lý của chúng theo ngữ cảnh.

  • Vận dụng được các thuật ngữ ít phổ thông hơn một cách khéo léo.

  • Paraphrase được từ vựng một cách hiệu quả (vận dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa).

  • Đảm bảo độ chính xác cao về mặt chính tả và hình thành từ.

  • Nhận thức tốt về văn phong và cụm từ vựng.

Sau đây, bài viết sẽ giới thiệu cho người đọc cách ứng dụng phân tích SWOT để cải thiện tiêu chí Lexical Resource trong bài thi IELTS Writing Task 2 một cách hiệu quả về cả mặt thời gian lẫn chất lượng bài viết.

Ứng dụng phân tích SWOT trong bài thi IELTS Writing Task 2 để cải thiện tiêu chí Lexical Resource

Phân tích SWOT là một phương pháp mà các thí sinh có thể vận dụng khi tiến hành thực hiện bài viết IELTS Task 2 để brainstorm ý tưởng đồng thời đa dạng hóa vốn từ vựng của mình.

Đọc chi tiết hơn về chiến lược tư duy SWOT tại đây: Brainstorming bằng chiến lược SWOT trong IELTS Writing Task 2 

Trong bài viết này, trọng tâm sẽ được đặt vào bước đa dạng hóa từ vựng sử dụng phân tích SWOT.

Bước 1: Xác định keywords (từ khóa quan trọng) của chủ đề Writing Task 2

Bước đầu tiên và cũng là bước then chốt nhất đó chính là việc thí sinh xác định được chính xác nội dung chủ đạo của đề bài, đồng thời là mục đích yêu cầu của bài viết. Để thực hiện tốt bước này, thí sinh nên gạch chân các từ khóa quan trọng (thường là danh từ/động từ/tính từ). 

Ví dụ: Advertisements are becoming more and more common in our everyday life. Is it a positive or negative development?

-> Keywords: Advertisements, common, everyday life, positive or negative development

Bước 2: Triển khai sơ đồ SWOT

Bước tiếp theo sau khi xác định được keywords của đề bài, người học cần vẽ sơ đồ SWOT bao gồm 4 phần đều nhau tương ứng với 4 khía cạnh của mô hình SWOT và chúng sẽ xoay quanh một ô trung tâm chứa nội dung chủ đạo của đề bài chính là những keywords đã xác định ở Bước 1. Người học có thể tham khảo mẫu sơ đồ như sau:

Bước 3: Đa dạng hóa từ vựng dựa trên các yếu tố của sơ đồ SWOT

Để đa dạng hóa vốn từ vựng nhằm cải thiện tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Writing Task 2, thí sinh nên xây dựng từ vựng dựa trên 4 khía cạnh của mô hình SWOT:

Strengths (Điểm mạnh)

Sau đây là một vài từ vựng được đề xuất đối với khía cạnh này: advantage, pro, merit, upside, advantageous, positive.

Ví dụ: khi nhắc về điểm mạnh của “Advertisements more common in everyday life”, áp dụng các kỹ thuật đã được học ta sẽ brainstorm ra được những ý tưởng sau:

  • Information dissemination (Phổ biến thông tin)

  • Cultural resonance (Cộng hưởng văn hóa)

Weaknesses (Điểm yếu)

Thí sinh có thể sử dụng từ vựng như drawback, limitation, shortcoming để mô tả những hạn chế và điểm yếu của vấn đề.

Tương tự, áp dụng tư duy SWOT ta sẽ brainstorm ý tưởng:

  • Information overload (Quá tải thông tin)

  • Privacy concerns (Quan ngại về quyền riêng tư)

Opportunities (Cơ hội)

Đối với phần này, thí sinh có thể xây dựng nguồn từ vựng chỉ cơ hội theo cấp hạng quy mô như thực trạng toàn cầu - thực trạng trong nước - thực trạng các tổ chức - thực trạng cá nhân. Khi nói về Opportunities (Cơ hội), thí sinh có thể sử dụng các từ vựng như prospect, chance, potential để đề cập đến những cơ hội mà vấn đề có thể mang lại.

  • Digital creativity (Sáng tạo số)

  • Global reach for businesses (Tiếp cận toàn cầu cho doanh nghiệp)

Threats (Rủi ro)

Thí sinh có thể sử dụng từ vựng như risk, challenge, impediment để nói về những rủi ro và thách thức mà vấn đề có thể phải đối mặt.

Ví dụ: Privacy concerns (Quan ngại về quyền riêng tư) 

Dưới đây là mẫu sơ đồ tổng hợp lại ý tưởng sau khi brainstorming theo sơ đồ SWOT của đề bài “Advertisements more common in everyday life”:

Bước 4: Áp dụng các từ vựng theo khía cạnh của SWOT để phát triển và triển khai ý tưởng

Sau khi đã chuẩn bị được cho mình vốn từ vựng để nói về 4 khía cạnh khác nhau của mô hình SWOT, người học sẽ thống nhất ý tưởng và vận dụng các từ vựng đã chuẩn bị vào từng luận điểm để triển khai chúng thông qua việc hình thành các câu văn đầy đủ.

Đồng thời nếu các ý tưởng bị trùng lặp và có thể được rút gọn lại, thí sinh hoàn toàn có thể gộp lại để bài viết được xúc tích và mạch lạc, cấu trúc logic và tránh viết lan man.

Chẳng hạn, trong quá trình brainstorm thì “privacy concerns” của advertising đều có thể được triển khai dưới phần Weaknesses (Điểm yếu) hoặc Threats (Rủi ro).

Thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn để bổ sung ý tưởng sao cho đảm bảo tính mạch lạc và không bị trùng lặp của bài viết.

Cải thiện Lexical Resource khi nói về điểm yếu / mặt hạn chế (Weaknesses)

Ở phần này, bài viết sẽ gợi ý cho bạn đọc một số các từ vựng có thể áp dụng khi nhắc đến Weaknesses (Điểm yếu) trong bài viết và cách áp dụng để triển khai trong nhiều bối cảnh khác nhau ở phần Writing Task 2.

Challenge

  • Level: C1

  • Nghĩa Tiếng Anh: "a difficulty or problem, especially one that is typical of a situation or of someone's character" (dịch: một khó khăn hoặc vấn đề, đặc biệt là một cái điển hình của một tình huống hoặc đặc điểm của ai đó) (Cambridge Dictionary)

  • Nghĩa Tiếng Việt: thách thức

  • Văn Cảnh Sử Dụng: Sử dụng để mô tả một khía cạnh khó khăn hoặc vấn đề trong một tình huống cụ thể.

  • Cấu trúc sử dụng:

    A challenge of (doing) something (Noun hoặc V-ing)

A challenge for someone

  • Ví dụ: Addressing environmental issues is a significant challenge for governments worldwide. (Dịch: Giải quyết các vấn đề môi trường là một thách thức lớn đối với các chính phủ trên toàn thế giới.)

Deficiency

  • Level: C1

  • Nghĩa Tiếng Anh: "a lack or shortage of something, especially a substance or quality" (dịch: sự thiếu hụt hoặc thiếu sót một thứ gì đó, đặc biệt là một chất hoặc phẩm chất) (Cambridge Dictionary)

  • Nghĩa Tiếng Việt: thiếu hụt

  • Văn Cảnh Sử Dụng: Dùng để chỉ ra sự thiếu sót hoặc khả năng kém trong một tình huống hay hệ thống nào đó.

  • Cấu trúc sử dụng:

    A deficiency in (something)

  • Ví dụ: The deficiency in educational resources hinders the development of students' potential. (Dịch: Sự thiếu hụt về nguồn lực giáo dục cản trở sự phát triển của tiềm năng học sinh.)

Constraint

  • Level: C1

  • Nghĩa Tiếng Anh: "something that limits your freedom to do what you want" (dịch: điều gì đó giới hạn quyền tự do của bạn để làm những gì bạn muốn) (Cambridge Dictionary)

  • Nghĩa Tiếng Việt: ràng buộc, hạn chế

  • Văn Cảnh Sử Dụng: Sử dụng để mô tả sự hạn chế hoặc ràng buộc trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

  • Cấu trúc sử dụng:

    A constraint on (something)

  • Ví dụ: A constraint on workforce diversity initiatives is the resistance to change within organizational cultures, slowing down progress toward inclusive workplaces. (Dịch: Một ràng buộc đối với các chiến dịch đa dạng nhân sự là sự chống lại sự thay đổi trong văn hóa tổ chức, làm chậm tiến triển đến nơi làm việc tích hợp.)

Limitation

  • Level: C1

  • Nghĩa Tiếng Anh: "the act of controlling and limiting something" (dịch: hành động kiểm soát và hạn chế cái gì đó) (Cambridge Dictionary)

  • Nghĩa Tiếng Việt: hạn chế

  • Văn Cảnh Sử Dụng: Sử dụng khi muốn mô tả sự kiểm soát và hạn chế về một khía cạnh cụ thể.

  • Cấu trúc sử dụng:

    A limitation on (something)

  • Ví dụ: The limitations on access to information hinder the research progress. (Dịch: Sự hạn chế về quyền truy cập thông tin cản trở tiến triển nghiên cứu.)

Disadvantage

  • Level: B2

  • Nghĩa Tiếng Anh: "a condition or situation that causes problems, especially one that causes something or someone to be less successful or less effective than other things or people" (dịch: một điều kiện hoặc tình huống gây vấn đề, đặc biệt là cái gì đó hoặc ai đó trở nên kém thành công hoặc kém hiệu quả hơn so với các điều kiện khác) (Cambridge Dictionary)

  • Nghĩa Tiếng Việt: hạn chế

  • Văn Cảnh Sử Dụng: Sử dụng để chỉ ra một điều kiện hoặc tình huống tạo ra vấn đề hoặc làm cho cái gì đó trở nên ít thành công hơn.

  • Cấu trúc sử dụng:

    A disadvantage of (something)

  • Ví dụ: A significant disadvantage of online learning is the lack of face-to-face interaction with instructors. (Dịch: Một hạn chế lớn của việc học trực tuyến là thiếu giao tiếp trực tiếp với giảng viên.)

Người đọc có thể tham khảo thêm cách diễn đạt chi tiết thay thế cho “Disadvantage” cho phần Writing Task 2 bài thi IELTS thông qua bài viết này.

Luyện tập ứng dụng vào bài thi

a. Bài tập áp dụng kèm lời giải mẫu

Đề bài: 

Advertisements are becoming more and more common in our everyday life. Is it a positive or negative development?

Áp dụng phương pháp brainstorm dựa trên mô hình SWOT phía trên, ta sẽ triển khai được các idea như sau cho đề bài này:

  • STRENGTHS:

    • Information dissemination (Phổ biến thông tin)

    • Cultural resonance (Cộng hưởng văn hóa)

  • WEAKNESSES:

    • Information overload (Quá tải thông tin)

    • Privacy concerns (Quan ngại về quyền riêng tư)

  • OPPORTUNITIES:

    • Digital creativity (Sáng tạo số)

    • Global reach for businesses (Tiếp cận toàn cầu cho doanh nghiệp)

  • THREATS:

    • Privacy concerns (Quan ngại về quyền riêng tư)

Sử dụng kiến thức vừa học, bạn hãy điền các từ vựng thích hợp sau vào chỗ trống: weaknesses, prospect, positive, drawback, strength, opportunities, constraints

In the contemporary landscape, advertisements have seamlessly woven into the fabric of our daily lives, permeating our routines through various channels. From my perspective, this ubiquitous presence represents a positive evolution, contributing significantly to societal development and consumer awareness.

One primary reason supporting the …………… impact of advertisements is their pivotal role in disseminating information. These influential tools serve as conduits for a plethora of messages, promoting products, services, and societal causes. This dissemination not only fosters economic growth but also educates the public about innovations and lifestyle choices. Additionally, another …………… of advertisements becoming more common in everyday life lies in their ability to create cultural resonance as they permeate daily routines, shaping societal norms and values. Reflecting and influencing cultural trends, advertisements play a vital role in fostering shared understanding and promoting social cohesion.

However, acknowledging …………… is crucial. The surge in advertising brings a notable …………… — potential information overload — as incessant bombardment may overwhelm consumers and dilute impact. Personalized advertising raises privacy concerns, posing a constraint on privacy rights and making people feel intruded upon.

Despite these ……………, advertisements still offer numerous ……………. The digital era has ushered in a new era of creativity and engagement through interactive and visually appealing advertisements. Businesses and individuals can leverage this trend to create compelling content that not only markets products but also entertains and informs. The increasing prevalence of digital advertising also presents a significant …………… for businesses to reach a global audience and expand their market share.

In conclusion, while acknowledging the associated weaknesses, the prevalence of advertisements in our daily lives is a positive development, catalyzing information dissemination, economic growth, and creativity. It is crucial to harness the positive aspects of advertising to foster a well-informed and dynamic society.

Đáp án bài mẫu:

In the contemporary landscape, advertisements have seamlessly woven into the fabric of our daily lives, permeating our routines through various channels. From my perspective, this ubiquitous presence represents a positive evolution, contributing significantly to societal development and consumer awareness.

One primary reason supporting the positive impact of advertisements is their pivotal role in disseminating information. These influential tools serve as conduits for a plethora of messages, promoting products, services, and societal causes. This dissemination not only fosters economic growth but also educates the public about innovations and lifestyle choices. Additionally, another strength of advertisements becoming more common in everyday life lies in their ability to create cultural resonance as they permeate daily routines, shaping societal norms and values. Reflecting and influencing cultural trends, advertisements play a vital role in fostering shared understanding and promoting social cohesion.

However, acknowledging weaknesses is crucial. The surge in advertising brings a notable drawback—potential information overload—as incessant bombardment may overwhelm consumers and dilute impact. Personalized advertising raises privacy concerns, posing a constraint on privacy rights and making people feel intruded upon.

Despite these constraints, advertisements still offer numerous opportunities. The digital era has ushered in a new era of creativity and engagement through interactive and visually appealing advertisements. Businesses and individuals can leverage this trend to create compelling content that not only markets products but also entertains and informs. The increasing prevalence of digital advertising also presents a significant prospect for businesses to reach a global audience and expand their market share.

In conclusion, while acknowledging the associated weaknesses, the prevalence of advertisements in our daily lives is a positive development, catalyzing information dissemination, economic growth, and creativity. It is crucial to harness the positive aspects of advertising to foster a well-informed and dynamic society.

b. Tự luyện tập

Tương tự, bạn hãy thử luyện tập brainstorm ý tưởng theo mô hình SWOT, kết hợp áp dụng cách sử dụng các từ vựng để triển khai các đề bài sau:

Đề 01: Technology causes more problems for modern society than it solves. Do you agree or disagree?

Đề 02: As transport and accommodation problems are increasing in many cities, some governments are encouraging businesses to move to rural areas. Do you think the advantages outweigh the disadvantages?

Đề 03: In education and employment, some people work harder than others. Why do some people work harder? Is it always a good thing to work hard?

Xem tiếp: Cải thiện Lexical Resource IELTS Writing Task 2 trong chiến lược tư duy MELSH - Phần 3: Nói về Environment

Tổng kết

Trên đây là hướng dẫn giúp bạn đọc có thể hiểu được cách áp dụng chiến lược tư duy SWOT vào việc cải thiện tiêu chí lexical resource của mình trong phần Writing Task 2, cũng như cung cấp danh sách từ vựng cho phần weaknesses và cách áp dụng vào để triển khai hoàn chỉnh cho toàn bài viết. Bằng cách tiếp cận ý tưởng và vận dụng đa dạng từ vựng thông qua mô hình SWOT, thí sinh có thể đảm bảo khai thác được đa góc nhìn cho bài thi của mình, đồng thời thông qua quá trình luyện tập thí sinh sẽ có thể cải thiện tư duy và khả năng tự đánh giá.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình luyện tập và chuẩn bị cho kỳ thi IELTS nói chung và phần thi Writing Task 2 nói riêng. Chúc các thí sinh sẽ đạt được số điểm thật cao trong kỳ thi sắp tới!


Trích dẫn nguồn tham khảo

1. “SWOT.” Cambridge Dictionary, dictionary.cambridge.org/dictionary/english/swot. Accessed 17 Oct. 2023.

2. “The Importance of Vocabulary in IELTS: Boosting Your Score.” Yuno Learning, https://www.yunolearning.com/ielts/articles/boost-your-ielts-vocabulary-score/. Accessed 30 December 2023

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
GV
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...