Cách làm dạng bài Matching Information trong IELTS Reading

Dạng bài Matching Information IELTS Reading từ lâu đã trở thành "kẻ thù" quen thuộc trong phần thi Reading, khiến nhiều thí sinh "toát mồ hôi hột". Tuy nhiên, đừng lo lắng! Với bí kíp "bách chiến bách thắng" được chia sẻ trong bài viết này, thí sinh sẽ dễ dàng chinh phục dạng bài này và nâng điểm Reading của mình lên một tầm cao mới.
cach lam dang bai matching information trong ielts reading

Dạng bài Matching Information là một trong những dạng bài phổ biến thường xuất hiện trong bài thi IELTS Reading. Để trả lời các câu hỏi ở dạng bài này một cách hiệu quả, người học cần nắm rõ các yêu cầu, đặc điểm của câu hỏi cũng như sở hữu một chiến lược làm bài rõ ràng và hữu ích. Vì vậy, bài viết sau sẽ đưa ra phần giới thiệu tổng quan, gợi ý phương pháp làm bài và ứng dụng vào phần trả lời câu hỏi cụ thể nhằm hỗ trợ người học trong việc tìm hiểu và luyện tập dạng bài Matching Information trong phần thi IELTS Reading.

Tổng quan về dạng bài Matching Information

Mẫu câu hỏi:

The Reading Passage above has seven paragraphs, A-G.

Which paragraph contains the following information?

Write the correct letter, A-G, in boxes 1-5 on your answer sheet

NB. You may use any letter more than once.

  1. preference for using one side of the body in animal species

  2. a hypothesis used by a scientist to explain the cause of one-handedness

  3. the age when the preference for using one hand has settled

  4. Occupations usually found in left-handed populations.

  5. a reference to an early discovery of hemisphere’s function

Dạng bài Matching Information yêu cầu thí sinh xác định vị trí của thông tin đưa ra trong câu hỏi. Trong mẫu câu hỏi ví dụ, bài đọc gồm có tổng cộng 7 đoạn văn (A-G), nhiệm vụ của người học cần xác định các thông tin từ câu 1 đến câu 5 nằm ở vị trí nào trong bảy đoạn văn đưa ra.

Tham khảo thêm: Cách làm các dạng bài Reading IELTS hiệu quả ăn trọn điểm.

Một số lưu ý về đặc điểm của dạng bài Matching Information

Đặc điểm 1: Thông tin đưa ra thường là một cụm danh từ. Cụm danh từ thường tổng hợp một thông tin đưa ra trong bài đọc.

Ví dụ: Occupations usually found in left-handed populations. (Những nghề nghiệp thường thấy ở những người thuận tay trái). Trong đó “occupations” là danh từ chính.

Đặc điểm 2: Số lượng câu hỏi thường sẽ nhiều hoặc ít hơn số lượng đoạn văn trong bài đọc.

Đặc điểm 3: Vị trí thông tin liên quan mà người học cần tìm để trả lời câu hỏi sẽ không theo trình tự câu hỏi và sẽ không tuân theo bất cứ quy luật về trình tự nào.

Đặc điểm 4: Một đoạn văn có thể chứa nhiều hơn một thông tin hoặc cũng có thể không chứa thông tin nào.

Ví dụ: Trong bài đọc “The Braille system” (Barron's IELTS practice exams), người học có thể tìm thấy thông tin ở câu hỏi 29 và câu hỏi 33 trong cùng một đoạn văn là đoạn B.

Câu 29: Louis Braille's early education

Câu 33: a reading system for the blind used when Louis Braille was a child

Cả hai thông tin trên sẽ được tìm thấy trong đoạn B sau:

image-altThông tin câu 29 được tìm thấy ở câu đầu tiên và câu thứ hai của đoạn

  1. Braille theo học tại một trường học địa phương có trẻ em bị khiếm thị

  2. Anh ấy là một học sinh có năng khiếu và khi mới 10 tuổi đã giành được học bổng để theo học tại Học viện Hoàng gia dành cho Thanh thiếu niên mù ở Paris.

=> hai câu trên nói về việc giáo dục lúc nhỏ của Braille (early education).

Thông tin câu 33 được tìm thấy ở câu thứ 5 của đoạn

  1. Câu văn mô tả một phương thức đọc do ông Hauy tạo ra cho trẻ em mù ở trường Braille theo học. Hình thành các chữ nổi trên mặt giấy và dùng đầu ngón tay để đọc.

=> Thông tin trùng khớp với nội dung câu hỏi “hệ thống đọc được sử dụng cho người mù khi Braille còn nhỏ.

Cách làm dạng bài Matching Information IELTS Reading

Sau đây là nội dung hướng dẫn khái quát các bước trả lời câu hỏi dạng Matching Information trong bài thi IELTS Reading.

Bước 1

Đọc tiêu đề để xác định nội dung chính của bài đọc. Nếu bài đọc không có tiêu đề, người học đọc 2-3 câu đầu tiên để xác định nội dung chính.

Bước 2

Đọc toàn bộ câu hỏi và gạch chân các từ khóa mang ý nghĩa chính của câu. Sau đó dự đoán một số cách paraphrase (diễn đạt khác) của từ khóa. 

Lưu ý: Trong quá trình gạch chân từ khóa, người học xác định ba loại từ khóa như sau:

  1. Từ khóa khó thay thế: bao gồm tên riêng và các con số nổi bật. Những từ khóa này hầu như sẽ không bao giờ được thay thế trong bài đọc, vì vậy người học ưu tiên xác định các từ khóa này để tìm vị trí thông tin.

  2. Từ khóa dễ thay thế: bao gồm các danh từ. Loại từ khóa này có thể được thay thế bởi một cách diễn đạt khác trong bài đọc, người học sử dụng từ khóa này để định vị thông tin khi bài đọc không có từ khóa khó thay thế.

  3. Từ khóa chìm: bao gồm các động từ và tính từ. Loại từ khóa này hầu như sẽ được thay thế bằng cách diễn đạt khác trong bài đọc. Người học sử dụng từ khóa này để định vị thông tin khi bài đọc không có từ khóa khó thay thế hoặc khi không xác định được cách diễn đạt khác của từ khóa dễ thay thế.

Ngoài ra người học có thể bỏ các các từ khóa liên quan đến chủ đề bài đọc (topic-related words) vì các từ này thường xuất hiện nhiều trong bài đọc và không hỗ trợ nhiều trong việc tìm kiếm thông tin.

Sau khi đã xác định từ khóa, người học dự đoán một số cách paraphrase của từ khóa dễ thay thế và từ khóa chìm.

image-alt

Bước 3

Đọc bài đọc và thực hiện bước đối chiếu thông tin. Người học chú ý bước này được thực hiện theo từng đoạn văn. Sau khi đọc từng đoạn văn, người học nhanh chóng quay trở lại đọc các thông tin trong câu hỏi và đối chiếu nội dung chính của câu hỏi và nội dung đoạn thông tin tìm được.

Lưu ý: Đối với dạng bài Matching Information, khi thực hiện bước đối chiếu thông tin nếu như chỉ dựa trên các từ khóa để xác định đáp án là chưa đủ điều kiện. Có thể thấy các từ khóa có thể xuất hiện nhiều lần, tại các vị trí khác nhau trong bài đọc nhưng không thể hiện đúng chủ đề thông tin. Vì vậy, người học cần hiểu được chủ đề của câu hỏi và xác định mối liên kết giữa câu hỏi và thông tin bài đọc.

Ví dụ với câu hỏi đề bài:

  1. A reading system for the blind used when Louis Braille was a child.

Nếu chỉ dựa vào các từ khóa như a reading system, the blind, Louis Braille, child để tìm vị trí, người học sẽ tìm thấy thông tin sẽ xuất hiện trong hai đoạn sau:

Đoạn A: Only a dozen years later, at the age of fifteen, Braille developed a system of raised dots on paper that made it possible for blind people to read and write.

Nhận xét: Có thể thấy cả ba từ khóa đều xuất hiện đầy đủ trong đoạn văn A, tuy nhiên thông tin trong đoạn văn trên vẫn chưa trùng khớp với chủ đề của câu hỏi. Chủ đề của câu hỏi là một hệ thống đọc cho người mù được sử dụng khi Braille còn nhỏ, trong khi đó, thông tin trong đoạn A đưa ra là hệ thống đọc do Braille cải tiến khi ông còn nhỏ.

Người đọc cần nhận ra điểm khác biệt như sau: reading system được used (trong câu hỏi) và reading system được developed bởi Braille (trong đoạn A) => thông tin không trùng khớp.

Đoạn B: He was a gifted student and at the age of ten earned a scholarship to attend the Royal Institution for Blind Youth in Paris. The Institution relied largely on oral instruction, but pupils had access to a few books specially designed for blind students by Valentin Hauy, the school’s founder. Hauy had developed a method for pressing shapes of letters onto wet paper and then letting them dry, providing pages with raised characters that students could “read” by running their fingertips across the thick paper.

Nhận xét: các từ khóa trong đoạn B không lặp lại chính xác như các từ khóa trong câu hỏi mà đã được diễn đạt theo cách khác.

  1. Braille ~ He

  2. child ~ at the age of ten

  3. reading system ~ a method … students could “read”…

Thông tin trong đoạn B cho thấy rằng ông Hauy (người thành lập trường học dành cho thanh thiếu niên mù) đã cải thiện một phương pháp đọc và phương pháp này được chính các học sinh tại ngôi trường mà Braille theo học sử dụng. Học sinh đọc bằng cách dùng đầu ngón tay di chuyển theo các chữ nổi trên giấy. => Thông tin trùng khớp với chủ đề câu hỏi.

Ứng dụng trả lời câu hỏi dạng Matching Information

Minh họa các bước trả lời câu hỏi bài Braille system (Barron’s IELTS Practice Exams, Columbia University, 234-235).

Bước 1: Đọc tiêu đề để xác định nội dung chính của bài đọc.

Tiêu đề bài “Braille system” => chủ đề bài đọc nói về hệ thống Braille.

Bước 2: Đọc toàn bộ câu hỏi và gạch chân các từ khóa mang ý nghĩa chính của câu.

  1. when the Braille system was officially accepted in France

  2. a reading system for the blind used when Louis Braille was a child

  3. how Braille is read

  4. the reason why Louis Braille was blind

  5. a description of the methodon which Louis Braille based his system

Người học lựa chọn từ khóa dựa theo cách phân chia từ khóa ở nội dung phần 3. Các từ khóa như Louis Braille system có thể lược bỏ vì đây là các từ liên quan đến chủ đề bài đọc (topic-related words)

Bước 3: Đọc từng đoạn văn và thực hiện bước đối chiếu thông tin.

Ở bước này tác giả sẽ minh họa việc đọc hiểu và đối chiếu thông tin trong đoạn đầu tiên của bài đọc.

image-altSau khi đọc xong đoạn A, người đọc nhanh chóng quay trở lại đọc thông tin trong các câu hỏi và thực hiện đối chiếu thông tin.

Có thể thấy thông tin ở câu hỏi số 4 (the reason why Louis Braille was blind) trùng khớp với thông tin nằm ở câu 3 và câu 4 của đoạn A. Chủ đề câu hỏi đưa ra là “Nguyên nhân tại sao Braille bị mù”. Trong đoạn văn trên có giải thích khi Braille Louis chọc mắt mình bằng một công cụ sắc bén trên bàn làm việc của cha mình, chấn thương đã nhiễm trùng sau đó lây lan qua cả hai mắt, khiến ông mất thị lực.

Người học có thể định vị thông tin nhờ vào động từ “caused” (gây ra). Thông thường trình tự thông tin sẽ được sắp xếp như sau: Nguyên nhân - cause - hệ quả => Vậy thông tin đứng trước “caused” sẽ là nguyên nhân giải thích cho cho việc Braille bị mù, thông tin này sẽ tương ứng với từ khóa “reason” trong câu hỏi.

Thông tin paraphrase:

was blind ~ lose his vision

=> Vậy đáp án cho câu 8 là A.

Người học thực hiện đọc tiếp các đoạn văn tiếp theo và lặp lại Bước 3 cho đến khi trả lời hết các câu hỏi. Nếu một đoạn văn không chứa bất kỳ thông tin của câu hỏi nào, bỏ qua đoạn văn đó và đọc các đoạn tiếp theo.

Tham khảo thêm: Bài tập Matching Information có đáp án kèm giải thích chi tiết.

Tổng kết

Matching Information (nối thông tin) là một trong những dạng bài phổ biến trong bài thi IELTS Reading. Để chinh phục phần thi Reading với số điểm mong muốn, người học nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và cách làm dạng bài Matching Information hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về dạng bài này, đồng thời hướng dẫn chi tiết các bước trả lời câu hỏi và ứng dụng vào ví dụ minh họa cụ thể.

Ngoài ra, Anh ngữ ZIM tự hào giới thiệu các khóa luyện thi IELTS chuyên nghiệp, được thiết kế để tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa hiệu quả học tập của người học. Với sự hỗ trợ từ ZIM, người học sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu điểm số mong muốn của mình. Hãy để ZIM trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình chinh phục thành công kỳ thi IELTS!

Xem thêm:

Để rút ngắn thời gian học tập, đạt điểm IELTS trong thời gian gấp rút. Người học có thể tham gia ôn thi IELTS cấp tốc tại ZIM để được hỗ trợ tối đa, cam kết đạt kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu