Áp dụng Contextualized Learning học từ vựng Restaurants and Events (Nhà hàng sự kiện) trong TOEIC

Bài viết cung cấp cho người học những từ và cụm từ vựng có tần suất xuất hiện cao của chủ đề Restaurants and Events (Nhà hàng sự kiện) được dùng trong bài thi TOEIC. Bên cạnh đó, bài viết có kèm theo ví dụ minh họa và bài tập ứng dụng, giúp người học củng cố những từ vựng được học trong chủ đề này.
author
Phạm Thanh Đan
26/08/2024
ap dung contextualized learning hoc tu vung restaurants and events nha hang su kien trong toeic

Key takeaways

Selecting a restaurant (Lựa chọn nhà hàng)

  • compromise (v.)

  • secure (v.)

Eating out (Ăn ngoài)

  • mix-up (n.)

  • dietary (adj.)

Ordering lunch (Đặt bữa trưa)

  • pick up (phrasal verb)

  • utensil (n.)

Cooking as a career (Nghề nấu ăn)

  • culinary (adj.)

  • outlet (n.)

Events (Sự kiện)

  • coordinate (v.)

  • lead time (noun phrase)

Giới thiệu

Việc sử dụng từ vựng phong phú và linh hoạt là một yếu tố quan trọng trong việc nắm bắt và hiểu rõ nội dung với những chủ đề đa dạng trong bài thi TOEIC. Để giúp người học đạt được điều đó, series Từ vựng theo ngữ cảnh cho TOEIC sẽ giới thiệu đến bạn đọc những từ vựng đến từ các chủ đề phổ biến trong bài thi này. Tiếp nối series Từ vựng theo ngữ cảnh cho TOEIC, bài viết này sẽ cung cấp một loạt các từ vựng và cụm từ tiếng Anh chủ đề Restaurants and Events (Nhà hàng sự kiện), giúp người học tự tin hơn khi trả lời câu hỏi Listening và Reading của bài thi TOEIC.

Tổng quan lý thuyết

Contextualized learning là gì?

Contextualized learning, còn được gọi là học theo môi trường hoặc học dựa vào ngữ cảnh, là một phương pháp giáo dục mà ở đó việc học và áp dụng kiến thức diễn ra trong một ngữ cảnh cụ thể và liên hệ được đến cuộc sống của người học (Baker et al. 1). So với các phong cách giảng dạy truyền thống hơn sử dụng bài giảng hoặc học theo “sách giáo khoa”, học tập theo ngữ cảnh chủ yếu là thiết kế các bài học liên kết với trải nghiệm thực tế mà người học có thể liên hệ. Hoạt động học tập theo ngữ cảnh sẽ đưa thông tin vào một định dạng mà người học dễ hiểu hơn.

Tính hữu ích

Việc học tập theo ngữ cảnh được cá nhân hóa theo vai trò của người học, cuộc sống hàng ngày và các tình huống thực tế, học tập theo ngữ cảnh mang lại khả năng củng cố kiến thức tốt hơn trong khung thời gian nhanh hơn.

Broek (2018) nhấn mạnh vai trò của việc phục hồi trí nhớ trong việc tăng cường khả năng ghi nhớ từ trong quá trình học từ vựng theo ngữ cảnh. Phương pháp này sẽ đưa kiến thức vào dòng công việc tự nhiên của người học, giúp ghi nhớ việc học tốt hơn và giúp vượt qua giai đoạn quên lãng.

Với việc học theo ngữ cảnh, người học bắt đầu áp dụng các ví dụ thực tế vào những gì họ đang học và hiểu được lý thuyết trong tài liệu. Walkington (2014) đã nhấn mạnh lợi ích về động lực và thành tích của việc cá nhân hóa bối cảnh, điều này tạo ra trải nghiệm học tập thú vị, thúc đẩy kết quả và tự túc về lâu dài

Học trong bối cảnh giúp người học đánh giá cao sự liên quan của kiến thức và kỹ năng được phát huy trong hoạt động học tập, từ đó làm tăng động lực và sự tham gia của họ. Bằng cách thêm yếu tố hấp dẫn vào trải nghiệm học tập, bối cảnh hóa sẽ khơi dậy sự quan tâm, tò mò và động lực để áp dụng các khái niệm mới vào công việc

Áp dụng phương pháp Contextualized Learning vào việc học từ vựng TOEIC theo từng chủ đề được chọn lọc từ quyển sách 600 Essential Words for the TOEIC Test được viết bởi Lin Lougheed, điều này sẽ được thể hiện ở:

  • Textbook content alignment (Nội dung theo sách giáo khoa): Chủ đề ở bài viết này đó là Shopping (mua sắm), Ordering supplies (Đặt hàng), Shipping (Vận chuyển), Invoices (Hóa đơn) và Inventory (Hàng tồn kho) và các chủ đề này thường xuyên được dùng trong bài thi TOEIC, giúp người học biết đúng những từ vựng chắc chắn sẽ xuất hiện khi đi thi và học đúng trọng tâm.

  • Vocabulary in context (Từ vựng trong ngữ cảnh): Từ vựng được giới thiệu kèm theo ngữ cảnh, đặc biệt là những ngữ cảnh thường xuất hiện trong bài thi TOEIC của cả hai phần Listening và Reading.

  • Realistic scenarios (Tình huống thực tế): Có rất nhiều ví dụ minh họa được cung cấp cho mỗi từ vựng mà bài viết giới thiệu, giúp người học có cái nhìn chi tiết hơn về cách dùng từ và vị trí đứng của từ trong thực tế. Bên cạnh đó, bài viết có riêng mục Collocation (Cụm từ) để người học có thể mở rộng vốn từ xung quanh từ vựng gốc một cách tự nhiên.

  • General knowledge (Kiến thức chung): Đối với những từ vựng có liên quan đến kiến thức đời sống phổ thông hoặc có cách sử dụng dễ bị nhầm lẫn, bài viết sẽ đề cập riêng trong phần lưu ý, giúp người học tiếp thu được kiến thức nền một cách tự nhiên và có thể áp dụng khi đi thi.

  • Practice exercises (Bài luyện tập): Bài viết cũng cung cấp cho người học bài tập đa dạng cho cả hai phần của TOEIC mới nhất, bám sát cấu trúc bài thi để người học có thể áp dụng ngay từ vựng vừa được giới thiệu vào đúng mục đích.

Từ vựng chủ đề Restaurants and Events

Selecting a restaurant (Lựa chọn nhà hàng)

Selecting a restaurant (Lựa chọn nhà hàng)

compromise (v.)

Phát âm:  /ˈkɒm.prə.maɪz/

Định nghĩa: 

Theo định nghĩa của từ điển Cambridge, compromise có 2 nghĩa là:

  • “to accept that you will reduce your demands or change your opinion in order to reach an agreement with someone”, dịch sang tiếng Việt là “đạt được thỏa thuận”

  • “to risk having a harmful effect on something”, tiếng Việt là “ảnh hưởng xấu/tiêu cực”

Ngữ cảnh:

  • Dùng để về việc điều chỉnh các món ăn hoặc nguyên liệu để phù hợp với khẩu vị của khách hàng

Ví dụ:

When one guest requested a spicy dish and another preferred a milder flavor, the chef compromised by preparing a moderately spiced version. (Khi một vị khách yêu cầu một món ăn cay và một vị khách khác thích hương vị nhẹ nhàng hơn, người đầu bếp đã thỏa hiệp bằng cách chuẩn bị một phiên bản có gia vị vừa phải.) 

  • Dùng để nói đến việc cân bằng chất lượng với chi phí để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng trong khi vẫn duy trì lợi nhuận.

Ví dụ:

To keep prices reasonable while maintaining high standards, the restaurant compromised by sourcing locally grown vegetables. (Để giữ giá cả hợp lý trong khi vẫn duy trì tiêu chuẩn cao, nhà hàng đã thỏa hiệp bằng cách tìm nguồn cung ứng rau trồng tại địa phương.)

  • Dùng để nói đến việc đưa ra sự thống nhất khi chọn món ăn của khách hàng khi đi với số lượng nhiều.

Ví dụ:

The group couldn't agree on appetizers, so they compromised by ordering a variety platter that included everyone's favorites. (Cả nhóm không thể thống nhất về món khai vị, vì vậy họ đã thỏa hiệp bằng cách đặt một đĩa đa dạng bao gồm những món mà mọi người yêu thích.)

  • Dùng để nói đến sự ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng do chất lượng thức ăn phục vụ ở nhà hàng.

Ví dụ:

Ignoring proper food storage practices could compromise the safety of the meals served to customers. (Việc bỏ qua các biện pháp bảo quản thực phẩm thích hợp có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bữa ăn phục vụ khách hàng.)

  • Dùng để nói đến sự ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm ăn uống tại nhà hàng.

Ví dụ:

Overbooking the restaurant could compromise the dining experience by making it too noisy and crowded. (Đặt trước quá nhiều có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm ăn uống do khiến nó quá ồn ào và đông đúc tại nhà hàng.)

Word family:

  • compromise (n.): sự thỏa hiệp, sự làm giảm.

  • compromising (adj.): mang tính thỏa hiệp, mang tính làm tổn hại.

  • compromised (adj.): mang tính thỏa hiệp, mang tính làm tổn hại.

  • compromisingly (adv.): một cách thỏa hiệp.

secure (v.)

Phát âm: /sɪˈkjʊər/

Định nghĩa:

Theo từ điển Oxford, secure là “to obtain or achieve something, especially when this means using a lot of effort”, tiếng Việt là “đảm bảo”.

Ngữ cảnh:

  • Dùng để nói đến việc đảm bảo đặt chỗ cho khách hàng.

Ví dụ:

Despite the popularity of the restaurant, Max was able to secure reservations for this evening. (Bất chấp sự nổi tiếng của nhà hàng, Max vẫn có thể đảm bảo đặt chỗ cho tối nay.)

  • Dùng để nói đến đảm bảo cơ sở, bao gồm cả nhà bếp và khu vực ăn uống, được an toàn và bảo đảm.

Ví dụ:

The manager secured the restaurant by installing a new alarm system and surveillance cameras. (Người quản lý đảm bảo an ninh cho nhà hàng bằng cách lắp đặt hệ thống báo động và camera giám sát mới.)

  • Dùng để nói đến việc đảm bảo việc làm cho nhân viên hoặc quan hệ đối tác kinh doanh.

Ví dụ:

The owner secured a deal with a well-known food critic to review the restaurant. (Người chủ đã đạt được thỏa thuận với một nhà phê bình ẩm thực nổi tiếng để đánh giá nhà hàng.)

Collocation:

Theo từ điển Collins, secure thường xuất hiện trong những cụm từ:

  • secure a place/ spot: đảm bảo chỗ.

  • secure a supply: đảm bảo nguồn cung.

  • secure tightly: buộc chặt.

Eating out (Ăn ngoài)

Eating out (Ăn ngoài)

mix-up (n.)

Phát âm: /ˈmɪks.ʌp/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, mix-up là “a mistake that causes confusion”, dịch tiếng Việt là “sự lẫn lộn, nhầm lẫn”.

Ngữ cảnh:

  • Dùng để nói đến việc đơn hàng bị trộn lẫn giữa các khách hàng khác nhau.

Ví dụ:

There was a mix-up with the orders, and I received someone else's meal. (Có sự nhầm lẫn giữa các đơn đặt hàng và tôi đã nhận được bữa ăn của người khác.)

  • Dùng để nói đến việc món ăn khách hàng đặt bị nhầm lẫn về nguyên liệu 

Ví dụ:

There was a mix-up about the ingredients and the dish was ruined. (Có sự nhầm lẫn về nguyên liệu và món ăn đã bị hỏng.)

  • Dùng để nói đến các lỗi trong quá trình thanh toán, khiến khách hàng nhận được hóa đơn không chính xác.

Ví dụ:

A mix-up with the bill caused us to be charged for items we didn’t order. (Sự nhầm lẫn với hóa đơn khiến chúng tôi bị tính phí cho những món hàng mà chúng tôi không đặt hàng.)

dietary (adj.)

Phát âm: /ˈdaɪ.ə.tər.i/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, dietary nghĩa là “relating to your diet”, tiếng Việt là “liên quan đến chế độ ăn uống

Ngữ cảnh:

  • Được sử dụng khi nói đến các mặt hàng thực phẩm được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu ăn nhất định.

Ví dụ:

Our restaurant offers a variety of dietary options, including gluten-free and vegan dishes. (Nhà hàng của chúng tôi cung cấp nhiều lựa chọn ăn kiêng, bao gồm các món ăn không chứa gluten và thuần chay.)

  • Được sử dụng khi nói đến sự hạn chế về chế độ ăn của khách hàng.

Ví dụ:

  • Please inform the staff of any dietary restrictions so we can accommodate your needs. (Vui lòng thông báo cho nhân viên về bất kỳ hạn chế nào về chế độ ăn uống để chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu của bạn.)

  • We take dietary allergies seriously and ensure that all meals are prepared with utmost care. (Chúng tôi rất coi trọng vấn đề dị ứng chế độ ăn uống và đảm bảo rằng tất cả các bữa ăn đều được chuẩn bị một cách cẩn thận nhất.)

Word family:

  • diet (v.): giảm cân.

  • diet (n.): chế độ ăn uống.

  • dietician (n.): chuyên gia dinh dưỡng.

  • dieting (n.): quá trình giảm cân.

  • dieter (n.): người giảm cân.

Xem thêm:

Ordering lunch (Đặt bữa trưa)

Ordering lunch (Đặt bữa trưa)

pick up (phrasal verb)

Phát âm:  /pɪk ʌp/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, pick up nghĩa là “to collect, or to go and get, someone or something”, tiếng Việt là “lấy”.

Ngữ cảnh:

  • Dùng để nói đến việc lấy đơn hàng để giao cho khách hàng.

Ví dụ:

The delivery man picks up lunch orders on his motor scooters. (Người giao hàng nhận đơn đặt hàng bữa trưa trên xe gắn máy của mình.)

  • Dùng để nói đến việc lấy hóa đơn tính tiền.

Ví dụ:

Could you please pick up the check? We're ready to pay. (Bạn có thể vui lòng lấy hóa đơn được không? Chúng tôi đã sẵn sàng để thanh toán.)

  • Dùng để nói đến người phục vụ thu dọn bát đĩa hoặc đồ dùng đã qua sử dụng trên bàn.

Ví dụ:

After you finish your meal, the waiter will pick up your plates. (Sau khi bạn dùng bữa xong, người phục vụ sẽ dọn đĩa của bạn.)

utensil (n.)

Phát âm: /juːtensəl/

Định nghĩa:

Theo từ điển Collin, utensils có nghĩa là “tools or objects that you use in order to help you to cook or to do other tasks in your home.”, tiếng Việt là “dụng cụ nhà bếp”.

Ngữ cảnh:

  • Dùng để nói đến dụng cụ ăn uống.

Ví dụ:

The restaurant provided high-quality utensils, including stainless steel forks, knives, and spoons. (Nhà hàng cung cấp đồ dùng chất lượng cao, bao gồm nĩa, dao, thìa inox.)

  • Dùng để nói đến dụng cụ chuyên dụng đặc biệt.)

Ví dụ:

The sushi bar had specialized utensils, like chopsticks and soy sauce dishes, to enhance the dining experience. (Quầy sushi có các dụng cụ chuyên dụng như đũa và đĩa đựng nước tương để nâng cao trải nghiệm ăn uống.)

  • Dùng để nói đến thiết kế của các dụng cụ.

Ví dụ:

The elegant design of the utensils added a touch of sophistication to the restaurant's ambiance. (Thiết kế trang nhã của các đồ dùng đã tăng thêm nét tinh tế cho không gian của nhà hàng.)

Cooking as a career (Nghề nấu ăn)

Cooking as a career (Nghề nấu ăn)

culinary (adj.)

Phát âm: /ˈkʌl.ɪ.nər.i/

Định nghĩa:

Theo định nghĩa của từ điển Cambridge, culinary mang ý nghĩa “connected with cooking or kitchens”, dịch sang tiếng Việt là “liên quan đến ẩm thực hoặc bếp núc.

Ngữ cảnh:

  • Dùng trong ngữ cảnh giáo dục để nói về những trường lớp đào tạo nấu ăn cũng như những bằng cấp liên quan đến ngành nghề này. 

Ví dụ: 

She enrolled in a culinary school to become a professional chef. (Cô ấy nhập học vào trường nấu ăn để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp.)

  • Dùng để nói về ngành nấu ăn cũng như nghề nghiệp một cách trang trọng hơn từ “cooking”. 

Ví dụ:

Culinary professionals must often work long hours in high-pressure environments. (Những người làm trong ngành nấu ăn phải thường làm việc nhiều giờ trong môi trường áp lực cao.)

  • Nói về những đồ dùng cũng như món ăn được dùng đặc biệt cho mục đích nấu nướng. 

Ví dụ:

  • Culinary matcha is more affordable and is intended to be used in smoothies, tea lattes, and baking. (Matcha dùng trong nấu ăn có giá cả phải chăng hơn và được dùng với mục đích làm sinh tố, trà sữa cũng như nướng bánh.)

  • The new culinary gadgets made preparing meals much easier. (Những công cụ nấu ăn mới giúp cho việc chuẩn bị bữa ăn dễ dàng hơn nhiều.)

Collocation:

Theo từ điển Collins, tính từ culinary thường xuất hiện trong những cụm từ sau:

  • culinary delight: món ăn ngon, thú vui ẩm thực.

  • culinary experience: trải nghiệm ẩm thực.

  • culinary skill: kỹ năng về ẩm thực.

  • culinary tradition: truyền thống ẩm thực.

Mở rộng:

Một số từ vựng liên quan hoặc gần nghĩa với culinary bao gồm:

  • cookery (n.): việc nấu ăn, dụng cụ nấu ăn.

  • cooking (n.): việc nấu ăn.

  • cuisine (n.): phong cách nấu ăn, ẩm thực.

  • gastronomy (n.): ẩm thực học (học về mối quan hệ giữa ẩm thực và văn hóa.)

outlet (n.)

Phát âm: /ˈaʊt.let/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, danh từ outlet có hai nghĩa liên quan đến ngữ cảnh nấu ăn:

  • “a way in which emotion or energy can be expressed or made use of”, dịch sang tiếng Việt là “cách thức/ phương tiện thể hiện cảm xúc/ tài năng.

  • “a shop that sells the goods that the company has produced” hay “cửa hàng tiêu thụ, đại lý.

Ngữ cảnh:

  • Đối với ý nghĩa đầu tiên, outlet được dùng với ý nghĩa như method hay way để chủ thể giải tỏa cảm xúc hay thể hiện tài năng của mình. 

Ví dụ:

Working at the restaurant has become his outlet to hone his skills before entering culinary school. (Việc làm việc tại nhà hàng đã trở thành cách để anh ấy mài dũa kỹ năng nấu nướng trước khi nhập học tại trường ẩm thực.)

  • Nghĩa thứ hai được dùng đơn giản để nói về một nhà hàng hoặc quán ăn có một chuỗi các cửa hàng tương tự dưới cùng một chủ hay công ty. 

Ví dụ:

The US is reported to have the most McDonald’s outlets compared to other countries. (Mỹ có nhiều cửa tiệm McDonald’s nhất so với những quốc gia khác.)

Collocation:

Theo từ điển Collins, outlet xuất hiện trong những collocation sau:

  1. Nghĩa đầu tiên

  • chain outlet: cửa hàng chuỗi.

  • fast-food outlet: cửa hàng thức ăn nhanh.

  • find an outlet: tìm kiếm cửa hàng.

  • food outlet: cửa hàng đồ ăn.

  1. Nghĩa thứ hai:

  • creative outlet: phương thức sáng tạo để giải tỏa.

Events (Sự kiện)

Events (Sự kiện)

coordinate (v.)

Phát âm: /kəʊˈɔː.dɪ.neɪt/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, động từ coordinate được định nghĩa là “to make many different things work effectively as a whole”, dịch sang tiếng Việt là “điều phối, sắp xếp.

Ngữ cảnh: 

Trong ngữ cảnh tổ chức sự kiện, coordinate được sử dụng để nói về sự kết hợp của các bên như người lên kế hoạch cho sự kiện với các bên cung cấp, bao gồm một số dịch vụ thông dụng như:

  • caterer: bên cung cấp dịch vụ ăn uống.

  • decorator: bên cung cấp dịch vụ trang trí.

  • lighting specialist: thợ ánh sáng.

  • photographer: nhiếp ảnh gia.

  • security service: dịch vụ an ninh.

  • venue provider: bên cung cấp địa điểm tổ chức sự kiện.

Ví dụ:

The wedding planner will coordinate the schedules of the florist, photographer, and musicians to ensure everything is perfect on the big day.

(Người lên kế hoạch cho đám cưới cần điều phối thời gian biểu của bên cung cấp hoa tươi, nhiếp ảnh gia và những nghệ sĩ để đảm bảo mọi thứ đều hoàn hảo cho ngày trọng đại.)

Word family:

  • coordinator (n.): người điều phối

  • coordination (n.): sự điều phối

  • coordinated (adj.): được điều phối, thường dùng dưới dạng well-coordinated (được điều phối tốt)

lead time (noun phrase)

Phát âm: /ˈliːd ˌtaɪm/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, lead time mang hai nghĩa chính là:

  • “the time between the design of a product and its production” hay “thời gian hoàn thiện sản phẩm”;

  • “the time between ordering a product and receiving it” hay “thời gian thực hiện đơn hàng”.

Ngữ cảnh: 

  • Nghĩa đầu tiên của lead time có thể được dùng để chỉ quá trình nhà hàng lên ý tưởng các món ăn mới cho đến khi thực sự hoàn thiện chúng và đưa vào thực đơn; đối với ngữ cảnh sự kiện, lead time có thể chỉ thời gian giữa khâu lên ý tưởng cho sự kiện cho đến khi chuẩn bị xong mọi thứ để sự kiện có thể diễn ra trọn vẹn. 

Ví dụ:

For a wedding with 200 guests, you should allow a lead time of at least 6 to 12 months to secure a venue, book vendors, and send invitations. (Đối với một đám cưới có 200 khách, bạn nên chuẩn bị ít nhất từ 6 đến 12 tháng để đặt chỗ, thuê nhà cung cấp dịch vụ, và gửi thiệp mời.)

  • Nghĩa thứ hai của lead time được dùng để chỉ về thời gian chờ giao hàng, được dùng đồng nghĩa với delivery time. 

Ví dụ: 

  • During the holiday season, the lead time for certain imported wines might increase due to shipping delays, so it’s crucial to order well in advance. (Trong mùa lễ, thời gian chờ giao hàng cho một số loại rượu nhập khẩu có thể kéo dài do trễ vận chuyển, vì vậy điều quan trọng là phải đặt hàng trước.)

Lưu ý:

Thông thường, time là danh từ không đếm được và chỉ được dùng dưới dạng số ít. Tuy nhiên, cụm từ lead time lại được xem là danh từ đếm được và người học có thể bắt gặp cụm từ này dưới dạng số nhiều.

Ví dụ:

Our lead times for seasonal menu have generally varied between 4 to 6 weeks from finalizing dishes, printing menus to training staff. (Thời gian chuẩn bị cho thực đơn theo mùa của chúng tôi thường dao động từ 4 đến 6 tuần, bao gồm việc hoàn thiện món ăn, in thực đơn và đào tạo nhân viên.)

Bài tập ứng dụng

Bài tập ứng dụng

Bài 1: Listening - Conversation

1. What issue did the woman mention regarding the venue?

A. The venue was too expensive.

B. There was a misunderstanding about the reservation date.

C. The venue was too small.

D. The venue was double-booked.

2. What does the woman say about the catering?

A. They will not accommodate dietary restrictions.

B. They need to finalize the menu next week.

C. They have a lot of dietary options.

D. They have not yet been contacted.

3. What should be done about the invitations according to the man?

A. Send them out after the event.

B. Prioritize the VIP guests.

C. Confirm the venue before sending them out.

D. Wait until the final menu is decided.

Bài 2: Reading - Email

Dear Mr. John Wilson,

I hope this message finds you well.

As we finalize the details for the upcoming event at our restaurant, I wanted to touch base regarding a few key aspects to ensure everything runs smoothly.

Firstly, we need to coordinate the delivery of the necessary utensils and equipment. Please ensure that all items are securely packaged and ready for pick up at least 48 hours before the event to allow for any last-minute adjustments. This will help us avoid any potential issues and ensure that all our culinary needs are met.

Additionally, I’d like to discuss how we can compromise on certain dietary restrictions that our guests have requested. If there are any special accommodations or adjustments needed, please let me know as soon as possible. We want to make sure that all dietary preferences are accommodated without affecting the overall menu.

Lastly, please provide an update on the lead time for the setup and any other preparations required at your outlet. Ensuring that everything is in place well ahead of time will help us deliver a seamless experience for our guests.

Thank you for your attention to these details. I look forward to your prompt response and to a successful event.

Best regards,

Jennifer

1. What is the main purpose of Jennifer's email?

A) To request a meeting with Mr. Wilson

B) To finalize details for an upcoming event at the restaurant

C) To provide feedback on a previous event

D) To discuss menu options for a new restaurant

2. What does Jennifer need Mr. Wilson to do regarding the utensils and equipment?

A) To order additional items for the event

B) To coordinate their delivery and ensure they are ready for pick-up

C) To handle any last-minute changes to the menu

D) To provide dietary restrictions for the guests

3. How many hours before the event should the utensils and equipment be ready for pick-up?

A) 24 hours

B) 36 hours

C) 48 hours

D) 72 hours

4. What aspect of the event is Jennifer concerned about in relation to dietary restrictions?

A) Ensuring the overall menu is not affected

B) Avoiding any last-minute changes to the event schedule

C) Coordinating the delivery of dietary-specific utensils

D) Finding a new location for the event

5. What information does Jennifer request at the end of her email?

A) A list of dietary preferences from the guests

B) An update on the lead time for setup and other preparations

C) Details about the final menu choices

D) Confirmation of the number of guests attending the event

Đáp án tham khảo

Bài 1

1. B 2. C 3. B

Transcript

Man: Hi, I wanted to discuss the upcoming company event. Have you had a chance to secure the venue?

Woman: Yes, the venue is all set. However, there was a bit of a mix-up with the reservation date, so we had to compromise and choose a different date.

Man: Oh, I see. How about the catering? Are they going to accommodate dietary restrictions?

Woman: Yes, they’re very flexible with dietary needs. We’ve made sure to coordinate with them to include options for everyone. We should decide on the final menu next week.

Man: Sounds good. And how’s the lead time for everything? Are we on track?

Woman: Everything is going well. The lead time for finalizing everything is about four weeks, so we should be fine as long as we stay on top of it.

Man: Excellent. Remember to ask John about sending out the invitations to our guests, especially the VIPs, they should get the invitation cards first.

Woman: Absolutely! I’ll do that and keep you updated.

(Man: Chào, tôi muốn bàn về sự kiện công ty sắp tới. Cô đã sắp xếp được địa điểm chưa?

Woman: Rồi, địa điểm đã xong xuôi. Nhưng có một chút nhầm lẫn về ngày đặt chỗ, nên chúng ta phải thỏa hiệp và chọn ngày khác.

Man: À, hiểu rồi. Còn về việc phục vụ ăn uống thì sao? Họ có đáp ứng được các yêu cầu về chế độ ăn uống không?

Woman: Có chứ, họ rất linh hoạt với các nhu cầu về chế độ ăn uống. Tôi đã phối hợp với họ để đảm bảo có lựa chọn cho mọi người. Chúng ta nên quyết định thực đơn cuối cùng vào tuần tới.

Man: Nghe ổn đấy. Thời gian chuẩn bị mọi thứ thế nào? Chúng ta có kịp tiến độ không?

Woman: Mọi thứ đang diễn ra rất tốt. Thời gian chuẩn bị để hoàn tất mọi thứ khoảng bốn tuần, nên chúng ta sẽ ổn nếu giữ được tiến độ.

Man: Tuyệt vời. Nhớ hỏi John về việc gửi thiệp mời cho khách, đặc biệt là các VIP, họ nên nhận thiệp mời trước.

Woman: Chắc chắn rồi! Tôi sẽ làm vậy và cập nhật cho anh sau.)

Bài 2

1. B 2. B 3. C 4. A 5. B

Tổng kết

Như vậy, bài viết thứ bảy trong series này đã cung cấp người đọc một số từ vựng trong bối cảnh Restaurants and Events (Nhà hàng sự kiện) với 5 chủ đề nhỏ. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã giúp người đọc nắm được cách sử dụng từ vựng trong từng ngữ cảnh thích hợp thông qua cách giải thích dễ hiểu, ví dụ minh họa thực tế và bài tập ứng dụng bám sát format bài thi TOEIC. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có thêm kiến thức về vấn đề trong văn phòng và nắm được từ vựng sử dụng phù hợp với ngữ cảnh trong bài thi TOEIC. 


Nguồn tham khảo

  • Baker, Elaine D., et al. "Contextualized Teaching & Learning: A Promising Approach for Basic Skills Instruction." The Research & Planning Group for California Community Colleges, Oct.

  • "Cambridge English Dictionary: Meanings & Definitions." Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus, dictionary.cambridge.org/dictionary/english/.

  • Collins Online Dictionary, www.collinsdictionary.com/.

  • Lougheed, Lin. "Lesson 31-35: Restaurants and Events." 600 Essential Words for the TOEIC, 3rd ed., Barron's, 2008, pp. 193-217.

  • Van den Broek, Gesa S., et al. "Contextual Richness and Word Learning: Context Enhances Comprehension but Retrieval Enhances Retention." Language Learning, vol. 68, no. 2, 2018, pp. 546-585. 

  • Walkington, Candace, and Matthew L. Bernacki. "Motivating Students by “Personalizing” Learning around Individual Interests: A Consideration of Theory, Design, and Implementation Issues." Advances in Motivation and Achievement, 2014, pp. 139-176.

Tham vấn chuyên môn
authorNgô Phương Thảo
Giáo viên
Triết lý giáo dục: "Không ai bị bỏ lại phía sau" (Leave no one behind). Mọi học viên đều cần có cơ hội học tập và phát triển phù hợp với mức độ tiếp thu và tốc độ học tập riêng của mình.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu