Banner background

Áp dụng Contextualized Learning học từ vựng TOEIC chủ đề Entertainment (Giải trí)

Bài viết cung cấp cho người học những từ và cụm từ vựng có tần suất xuất hiện cao của chủ đề Entertainment (Giải trí) được dùng trong bài thi TOEIC. Bên cạnh đó, bài viết có kèm theo ví dụ minh họa và bài tập ứng dụng, giúp người học củng cố những từ vựng được học trong chủ đề này.
ap dung contextualized learning hoc tu vung toeic chu de entertainment giai tri

Key takeaways

Từ vựng chủ đề Entertainment:

  • Movies (Phim)

    • disperse (v.): giải tán, phân tán

    • successive (adj.): liên tiếp

  • Theater (Nhà hát)

    • element (n.): yếu tố cần thiết

    • rehearse (v.): tập dượt, diễn tập

  • Music (Âm nhạc)

    • category (n.): thể loại/ hạng mục

    • disparate (adj.): khác biệt

  • Museums (Bảo tàng)

    • acquire (v.): đạt được; mua/có quyền bán/xuất bản thứ gì đó

    • collection (n.) bộ sưu tập; quá trình thu thập

  • Media (Truyền thông)

    • constitute (v.): được xem là; tạo thành

    • disseminate (v.): lan truyền, phổ biến

Việc sử dụng từ vựng phong phú và linh hoạt là một yếu tố quan trọng trong việc nắm bắt và hiểu rõ nội dung với những chủ đề đa dạng trong bài thi TOEIC. Để giúp người học đạt được điều đó, series Từ vựng theo ngữ cảnh cho TOEIC sẽ giới thiệu đến bạn đọc những từ vựng đến từ các chủ đề phổ biến trong bài thi này. Tiếp nối series Từ vựng theo ngữ cảnh cho TOEIC, bài viết này sẽ cung cấp một loạt các từ vựng và cụm từ tiếng Anh chủ đề Entertainment (Giải trí), giúp người học tự tin hơn khi trả lời câu hỏi Listening và Reading của bài thi TOEIC.

Tổng quan lý thuyết

Contextualized learning là gì?

Contextualized Learning, còn được gọi là học theo môi trường hoặc học dựa vào ngữ cảnh, là một phương pháp giáo dục mà ở đó việc học và áp dụng kiến thức diễn ra trong một ngữ cảnh cụ thể và liên hệ được đến cuộc sống của người học [1]. So với các phong cách giảng dạy truyền thống hơn sử dụng bài giảng hoặc học theo “sách giáo khoa”, học tập theo ngữ cảnh chủ yếu là thiết kế các bài học liên kết với trải nghiệm thực tế mà người học có thể liên hệ. Hoạt động học tập theo ngữ cảnh sẽ đưa thông tin vào một định dạng mà người học dễ hiểu hơn.

Tính hữu ích

Việc học tập theo ngữ cảnh được cá nhân hóa theo vai trò của người học, cuộc sống hàng ngày và các tình huống thực tế, học tập theo ngữ cảnh mang lại khả năng củng cố kiến thức tốt hơn trong khung thời gian nhanh hơn.

Broek (2018) nhấn mạnh vai trò của việc phục hồi trí nhớ trong việc tăng cường khả năng ghi nhớ từ trong quá trình học từ vựng theo ngữ cảnh [2]. Phương pháp này sẽ đưa kiến thức vào dòng công việc tự nhiên của người học, giúp ghi nhớ việc học tốt hơn và giúp vượt qua giai đoạn quên lãng.

Với việc học theo ngữ cảnh, người học bắt đầu áp dụng các ví dụ thực tế vào những gì họ đang học và hiểu được lý thuyết trong tài liệu. Walkington (2014) đã nhấn mạnh lợi ích về động lực và thành tích của việc cá nhân hóa bối cảnh, điều này tạo ra trải nghiệm học tập thú vị, thúc đẩy kết quả và tự túc về lâu dài [3].

Học trong bối cảnh giúp người học đánh giá cao sự liên quan của kiến thức và kỹ năng được phát huy trong hoạt động học tập, từ đó làm tăng động lực và sự tham gia của họ. Bằng cách thêm yếu tố hấp dẫn vào trải nghiệm học tập, bối cảnh hóa sẽ khơi dậy sự quan tâm, tò mò và động lực để áp dụng các khái niệm mới vào công việc.

Áp dụng phương pháp Contextualized Learning vào việc học từ vựng TOEIC theo từng chủ đề được chọn lọc từ quyển sách 600 Essential Words for the TOEIC Test được viết bởi Lin Lougheed [4], điều này sẽ được thể hiện ở:

  • Textbook content alignment (Nội dung theo sách giáo khoa): Chủ đề ở bài viết này đó là Shopping (mua sắm), Ordering supplies (Đặt hàng), Shipping (Vận chuyển), Invoices (Hóa đơn) và Inventory (Hàng tồn kho) và các chủ đề này thường xuyên được dùng trong bài thi TOEIC, giúp người học biết đúng những từ vựng chắc chắn sẽ xuất hiện khi đi thi và học đúng trọng tâm.

  • Vocabulary in context (Từ vựng trong ngữ cảnh): Từ vựng được giới thiệu kèm theo ngữ cảnh, đặc biệt là những ngữ cảnh thường xuất hiện trong bài thi TOEIC của cả hai phần Listening và Reading.

  • Realistic scenarios (Tình huống thực tế): Có rất nhiều ví dụ minh họa được cung cấp cho mỗi từ vựng mà bài viết giới thiệu, giúp người học có cái nhìn chi tiết hơn về cách dùng từ và vị trí đứng của từ trong thực tế. Bên cạnh đó, bài viết có riêng mục Collocation (Cụm từ) để người học có thể mở rộng vốn từ xung quanh từ vựng gốc một cách tự nhiên.

  • General knowledge (Kiến thức chung): Đối với những từ vựng có liên quan đến kiến thức đời sống phổ thông hoặc có cách sử dụng dễ bị nhầm lẫn, bài viết sẽ đề cập riêng trong phần lưu ý, giúp người học tiếp thu được kiến thức nền một cách tự nhiên và có thể áp dụng khi đi thi.

  • Practice exercises (Bài luyện tập): Bài viết cũng cung cấp cho người học bài tập đa dạng cho cả hai phần của TOEIC mới nhất, bám sát cấu trúc bài thi để người học có thể áp dụng ngay từ vựng vừa được giới thiệu vào đúng mục đích.

Từ vựng chủ đề Entertainment

Movies (Phim)

disperse (v.)

disperse (v.)

Phát âm: /dɪˈspɜːs/ 

Định nghĩa: Theo từ điển Oxford, disperse có nghĩa là: “to move apart and go away in different directions; to make somebody/something do this”, tiếng Việt là “giải tán, phân tán”.

Ngữ cảnh:

  1. Dùng để diễn tả sự di chuyển của đám đông

Ví dụ: The crowd outside the movie premiere would not disperse until they had seen the movie stars. (Đám đông bên ngoài buổi ra mắt phim sẽ không giải tán cho đến khi họ nhìn thấy các ngôi sao điện ảnh.)

  1. Dùng để nói đến sự lan truyền thông tin, tin tức

Ví dụ: After the shocking plot twist leaked online, fans quickly dispersed the news across forums and fan pages, fueling excitement for the movie's release. (Sau khi cốt truyện gây sốc bị rò rỉ trực tuyến, người hâm mộ đã nhanh chóng lan truyền tin tức trên các diễn đàn và trang người hâm mộ, làm dấy lên sự phấn khích cho ngày ra mắt của bộ phim.)

  1. Dùng để nói đến sự thay đổi về tâm trạng, cảm xúc của khán giả xem phim

Ví dụ: The melancholic atmosphere dispersed when the protagonist delivered an inspiring speech, reigniting hope among the characters and the viewers. (Bầu không khí u buồn tan biến khi nhân vật chính có bài phát biểu đầy cảm hứng, thắp lại hy vọng cho các nhân vật và người xem.)

successive (adj.)

successive (adj.)

Phát âm: /səkˈses.ɪv/

Định nghĩa: Theo từ điển Oxford, successive là “following immediately one after the other”, tiếng Việt là “liên tiếp”.

Ngữ cảnh:

  1. Được dùng nói đến việc phát hành các phần phim liên tục

Ví dụ: The Marvel Cinematic Universe has delivered several successive blockbusters over the years. (Vũ trụ điện ảnh Marvel đã cho ra mắt một số bộ phim bom tấn liên tiếp trong nhiều năm qua.)

  1. Được dùng để nói đến việc thắng giải thưởng điện ảnh

Ví dụ: This actor has won the Best Actor award for three successive years at the Oscars. (Nam diễn viên này đã giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong ba năm liên tiếp tại lễ trao giải Oscar.)

  1. Được dùng để nói đến thành công phòng vé của bộ phim

Ví dụ: The franchise has enjoyed five successive weeks at the top of the box office. (Bộ phim đã có năm tuần liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu phòng vé.)

Theater (Nhà hát)

element (n.)

element (n.)

Phát âm: /ˈel.ɪ.mənt/

Định nghĩa:

Theo từ điển Oxford, element là “a necessary or typical part of something; one of several parts that something contains”, tiếng Việt là “yếu tố cần thiết”.

Ngữ cảnh:

  1. Được dùng để nói đến tầm quan trọng của khán giả

Ví dụ: The audience is an essential element of live theater. (Khán giả là một yếu tố thiết yếu của sân khấu trực tiếp.)

  1. Được dùng để nói đến những yếu tố cần thiết tạo nên vở kịch

Ví dụ: Conflict is a key dramatic element that drives the characters' actions and keeps the audience engaged. (Xung đột là yếu tố kịch tính quan trọng thúc đẩy hành động của các nhân vật và giữ chân khán giả.)

Word form:

  • element (n.): yếu tố

  • elemental (adj.): cơ bản, nền tảng, thuộc về yếu tố tự nhiên

  • elementally (adv.): một cách cơ bản, về bản chất

  • elementalism (n.): chủ nghĩa nguyên tố, sự tập trung vào các yếu tố nền tảng

rehearse (v.)

rehearse (v.)

Phát âm: /rəˈhɜːs/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, rehearse là “to practice something, such as music or a speech, or lead a person or group in practicing it, in order to prepare for a public performance”, tiếng Việt là “tập dượt, diễn tập”.

Ngữ cảnh:

  1. Được dùng để nói đến việc luyện tập biểu diễn một vở kịch, một cảnh hoặc một vai để chuẩn bị cho một buổi biểu diễn trực tiếp.

Ví dụ: The actors rehearse their lines every day to ensure a flawless performance. (Các diễn viên tập dượt thoại của mình mỗi ngày để đảm bảo một màn trình diễn hoàn hảo.)

  1. Được dùng để nói đến việc chỉ đạo trong buổi diễn tập

Ví dụ: The director rehearses with the actors ten hours a day. (Đạo diễn tập dượt với các diễn viên mười giờ một ngày.)

Word form:

  • rehearse (v.) diễn tập

  • rehearsal (n.) buổi diễn tập

Đọc thêm: Từ vựng Part 3 TOEIC Listening liên quan đến hoạt động giải trí

Music (Âm nhạc)

category (n.)

category (n.)

Phát âm: /ˈkæt.ə.ɡri/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, category có nghĩa là “(in a system for dividing things according to appearance, quality, etc.) a type, or a group of things having some features that are the same”, tiếng Việt là “thể loại/ hạng mục”.

Ngữ cảnh:

  1. Được dùng để nói đến sự phân loại âm nhạc dựa trên phong cách, hình thức hoặc nguồn gốc văn hóa

Ví dụ: Pop, rock, and jazz are some of the most popular music categories worldwide. (Nhạc pop, nhạc rock và nhạc jazz là một số thể loại nhạc phổ biến nhất trên toàn thế giới.)

  1. Dùng để nói đến một nhóm hoặc bộ phận cụ thể trong các lễ trao giải âm nhạc nhằm ghi nhận những thành tựu khác nhau.

Ví dụ: She won in the 'Best New Artist' category at the Grammy Awards. (Cô đã giành chiến thắng ở hạng mục 'Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất' tại Giải Grammy.)

disparate (adj.)

disparate (adj.)

Phát âm: /ˈdɪs.pər.ət/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, disparate là “different in every way”, tiếng Việt có nghĩa là “khác biệt”.

Ngữ cảnh:

  1. Được dùng để chỉ các thể loại âm nhạc có phong cách, cấu trúc hoặc bối cảnh văn hóa rất khác nhau.

Ví dụ: The festival featured disparate genres like classical symphonies and heavy metal, appealing to a wide audience. (Lễ hội có nhiều thể loại khác biệt như giao hưởng cổ điển và nhạc heavy metal, thu hút đông đảo khán giả.)

  1. Dùng để mô tả các kỹ thuật thanh nhạc hoặc tông giọng tương phản trong một bài hát hoặc buổi biểu diễn.

Ví dụ: The duet showcased disparate vocal styles, with one singer’s operatic voice contrasting sharply with the other’s gritty rock tone. (Bản song ca này thể hiện những phong cách giọng hát khác biệt, với giọng opera của một ca sĩ tương phản rõ rệt với giọng rock mạnh mẽ của ca sĩ kia.)

Museums (Bảo tàng)

acquire (v.)

acquire (v.)

Phát âm: /əˈkwaɪər/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, động từ acquire có 2 nghĩa sau:

  1. “to get or obtain something” hay “đạt được

  2. “to buy or obtain the right to sell or publish something”, dịch sang tiếng Việt là “mua hoặc có quyền bán/ xuất bản thứ gì đó”.

Ngữ cảnh:

  1. Trong nghĩa đầu tiên, acquire được dùng để chỉ việc bảo tàng nhận được các hiện vật, tác phẩm nghệ thuật, hoặc bộ sưu tập thông qua nhiều hình thức khác nhau, không nhất thiết phải liên quan đến giao dịch mua bán [5].

Ví dụ: The museum acquired a collection of ancient coins as a donation. (Bảo tàng đã nhận được một bộ sưu tập tiền cổ như một khoản quyên góp.)

  1. Trong nghĩa thứ hai, acquire nhấn mạnh đến việc bảo tàng thực hiện giao dịch mua bán hoặc sở hữu quyền hợp pháp đối với một hiện vật hay bộ sưu tập.

Ví dụ: The museum acquired the rights to display the artifact from a private collector. (Bảo tàng đã mua quyền trưng bày hiện vật từ một nhà sưu tập cá nhân.)

Word form:

  • acquisition (n.): sự đạt được, sự thu thập

  • acquirer (n.): người mua, người thu nhận

  • acquirable (adj.): có thể đạt được, có thể mua được

  • acquisitive (adj.): có khả năng tiếp thu (tích cực); quá quan tâm đến vật chất (tiêu cực)

collection (n.)

collection (n.)

Phát âm: /kəˈlek.ʃən/

Định nghĩa: 

Theo từ điển Cambridge, danh từ collection có hai nghĩa sau:

  1. “a group of objects of one type that have been collected by one person or in one place”, dịch sang tiếng Việt là “bộ sưu tập.”

  2. “the act of taking something away from a place” hay “quá trình thu thập.”

Ngữ cảnh:

  1. Nghĩa đầu tiên được dùng phổ biến nhất để để chỉ các hiện vật, tác phẩm nghệ thuật, hoặc tài liệu mà bảo tàng sở hữu và trưng bày hoặc một bộ sưu tập theo chủ đề cụ thể. 

Ví dụ: The museum has a remarkable collection of Renaissance paintings. (Bảo tàng có một bộ sưu tập ấn tượng về tranh thời kỳ Phục Hưng.)

  1. Dùng để mô tả hoạt động của bảo tàng trong việc thu thập hoặc nhận hiện vật từ các nguồn khác nhau.

Ví dụ: The museum is actively involved in the collection of contemporary art pieces. (Bảo tàng đang tích cực tham gia vào việc thu thập các tác phẩm nghệ thuật đương đại.)

Word form:

  • collect (v.): sưu tầm, thu thập

  • collector (n.): người thu thập 

  • collectible (adj.): có giá trị sưu tập

  • collective (adj.): mang tính tập thể

Collocation:

Theo OZDIC, collection thường xuất hiện trong một vài collocation sau:

  • reserve collection: bộ sưu tập dành riêng

  • public/ international/ national/ historical collection: bộ sưu tập công khai/ quốc tế/ trong nước/ lịch sử

  • acquire a collection: có được bộ sưu tập

  • display/ exhibit/ show a collection: triển lãm bộ sưu tập

Media (Truyền thông)

constitute (v.)

constitute (v.)

Phát âm: /ˈkɒn.stɪ.tʃuːt/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, động từ constitute có hai nghĩa chính:

  1. “to be considered as” hay “được xem là.

  2. “to form or make something”, dịch sang tiếng Việt là “tạo thành.

Ngữ cảnh:

  1. Trong ngữ cảnh đầu tiên, constitute được dùng để chỉ một hành động, sự kiện, hoặc nội dung truyền thông được xem là một điều gì đó cụ thể.

Ví dụ: Spreading misinformation constitutes a serious ethical violation in journalism. (Việc lan truyền thông tin sai lệch được xem là một hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng trong báo chí.)

  1. Nghĩa thứ hai được dùng diễn tả việc các thành phần nhỏ hơn hợp lại để tạo thành một cái gì đó lớn hơn, hoặc một tập hợp các yếu tố tạo nên thứ gì đó hoàn chỉnh.

Ví dụ: Visual elements, sound effects, and dialogue constitute the fundamental components of a film (Các yếu tố hình ảnh, hiệu ứng âm thanh và lời thoại tạo thành các thành phần cơ bản của một bộ phim.)

Word form:

  • constituent (n.): thành phần, bộ phận cấu thành (của một tổng thể)/ cử tri (trong chính trị)

  • constitution (n.): hiến pháp, thể chế/ cấu trúc

  • constituent (adj.): cấu thành, hợp thành

  • constitutive (adj.): cấu tạo, tạo thành

  • constitutionally (adv.): theo hiến pháp

Lưu ý:

  • Constitute là một động từ trạng thái (stative verb), dùng để miêu tả trạng thái chứ không phải một hành động. Do đó, constitute không được sử dụng trong các thì tiếp diễn như is constituing.

  • Khi sử dụng constitute với nghĩa thứ hai, hãy đảm bảo rằng chủ ngữ và tân ngữ có mối quan hệ logic với nhau. Chủ ngữ phải là thành phần tạo nên tân ngữ.
    Ví dụ: Visual elements, sound effects, and dialogue constitute the fundamental components of a film. (Các yếu tố hình ảnh, hiệu ứng âm thanh và lời thoại tạo nên các thành phần cơ bản của một bộ phim.)
    → Thành phần (chủ ngữ): visual elements, sound effects và dialogue.
    Toàn thể (tân ngữ): film.

  • Người học cần cẩn thận khi sử dụng constitute thay thế cho comprise. Mặc dù có thể dùng để chỉ ý tưởng tương tự nhau nhưng cấu trúc của comprise lại ngược lại so với constitute.
    Ví dụ: The fundamental components of a film comprise visual elements, sound effects, and dialogue. (Các thành phần cơ bản của một bộ phim bao gồm các yếu tố hình ảnh, hiệu ứng âm thanh và lời thoại.)

disseminate (v.)

disseminate (v.)

Phát âm: /dɪˈsem.ɪ.neɪt/

Định nghĩa:

Theo từ điển Cambridge, disseminate có nghĩa là “to spread or give out something, especially news, information, ideas to a lot of people”, dịch sang tiếng Việt là “lan truyền, phổ biến.

Ngữ cảnh:

Disseminate được dùng chủ yếu trong ngữ cảnh truyền thông để nói về việc truyền bá thông tin và có thể được dùng cả nghĩa tích cực và tiêu cực. 

Ví dụ:

  • The media plays a crucial role in disseminating news and information to the public. (Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến tin tức và thông tin đến công chúng.)

  • The ease with which misinformation can be disseminated online is a serious concern. (Việc thông tin sai lệch có thể dễ dàng bị lan truyền trên mạng là một mối quan tâm nghiêm trọng.)

Word form:

  • dissemination (n.): sự lan truyền

  • disseminator (n.): người lan truyền

  • disseminated (adj.): được lan truyền

Glossary

Từ vựng

Phiên âm

Nghĩa

disperse (v.)

/dɪˈspɜːs/

giải tán, phân tán

successive (adj.)

/səkˈses.ɪv/

liên tiếp

element (n.)

/ˈel.ɪ.mənt/

yếu tố cần thiết

rehearse (v.)

/rəˈhɜːs/

tập dượt, diễn tập

category (n.)

/ˈkæt.ə.ɡri/

thể loại/ hạng mục

disparate (adj.)

/ˈdɪs.pər.ət/

khác biệt

acquire (v.)

/əˈkwaɪər/

đạt được; mua hoặc có quyền bán/ xuất bản thứ gì đó

collection (n.)

/kəˈlek.ʃən/

bộ sưu tập; quá trình thu thập

constitute (v.)

/ˈkɒn.stɪ.tʃuːt/

được xem là; tạo thành

disseminate (v.)

/dɪˈsem.ɪ.neɪt/

lan truyền, phổ biến

Đọc thêm: Từ vựng TOEIC Listening Part 2 về các hoạt động giải trí

Bài tập ứng dụng

Bài tập ứng dụng

Bài tập 1: Listening - Talks

Listen to the recorded message. Read each question and choose the best answer. 

1. What is the purpose of the call?

A. To announce a change in the festival schedule
B. To remind people about an upcoming event
C. To offer discounts on theater tickets
D. To request volunteers for a performance

2. What types of performances will be included in the festival?

A. Comedy shows and poetry readings
B. Theater, dance, and live music
C. Magic acts and circus performances
D. Film screenings and art exhibitions

3. What does the speaker ask guests to do after each performance?

A. Leave the theater immediately
B. Join a backstage tour
C. Stay seated until guided out
D. Move closer to the stage for a discussion

Bài tập 2: Reading - Email

Subject: Upcoming Entertainment Exhibition: Invitation to Participate

Dear Mr. Kim,

We are excited to invite you to the Global Entertainment Expo 2025, an event that showcases a diverse collection of media from disparate cultures around the world. This year, the event will focus on the evolution of entertainment through successive decades, highlighting key elements that have shaped modern trends.

The exhibition is divided into specific categories, including film, music, digital art, and interactive media. Participants will have the opportunity to disseminate their work to a wide audience of industry professionals and enthusiasts.

We believe your contributions would be a valuable addition to this event. Please let us know if you are interested in participating.

Best regards,

Sophia LeeEvent Coordinator

Global Entertainment Expo 2025

1. What is the main purpose of this email?

A. To promote ticket sales for a concert
B. To invite Mr. Kim to participate in an entertainment event
C. To announce the cancellation of an exhibition
D. To request feedback on a media project

2. What does the word "collection" most likely refer to in the email?

A. A group of similar items
B. A financial contribution
C. A single piece of artwork
D. A type of media equipment

3. Which of the following is NOT mentioned as a category in the exhibition?

A. Digital art
B. Film
C. Fashion design
D. Interactive media

4. The word "disseminate" in the email is closest in meaning to:

A. Create
B. Display
C. Spread
D. Collect

Đáp án tham khảo

Bài 1: 1-B / 2-B / 3-C

Audioscript:

Hello, this is Amanda Simmons from City Arts Theater. I’m calling to remind you about our upcoming Annual Performing Arts Festival, which will take place this Saturday. This year’s festival will feature a diverse collection of performances across multiple categories, including theater, dance, and live music.

Each act has been rehearsing for weeks to deliver a spectacular show, and we are excited to share this experience with you. One of the key elements of the festival is audience engagement, so we encourage you to participate in post-performance discussions.

Please note that after each performance, guests should remain seated until the ushers guide them out in an orderly manner to avoid congestion as the crowds disperse.

If you haven't booked your tickets yet, they are still available on our website. We hope to see you there for an unforgettable evening of entertainment!

Thank you, and have a great day!

(Xin chào, tôi là Amanda Simmons từ Nhà hát Nghệ thuật Thành phố. Tôi gọi để nhắc bạn về Lễ hội Nghệ thuật Biểu diễn Thường niên sắp tới, sẽ diễn ra vào thứ Bảy này. Lễ hội năm nay sẽ giới thiệu một bộ sưu tập đa dạng các màn trình diễn thuộc nhiều hạng mục, bao gồm kịch, múa và nhạc sống.

Mỗi tiết mục đã được tập dượt trong nhiều tuần để mang đến một buổi biểu diễn hoành tráng, và chúng tôi rất háo hức được chia sẻ trải nghiệm này với bạn. Một trong những yếu tố quan trọng của lễ hội là sự tham gia của khán giả, vì vậy chúng tôi khuyến khích bạn tham gia các cuộc thảo luận sau buổi biểu diễn.

Xin lưu ý rằng sau mỗi màn trình diễn, khách tham dự nên ngồi yên tại chỗ cho đến khi nhân viên hướng dẫn dẫn ra ngoài theo thứ tự, nhằm tránh tắc nghẽn khi đám đông giải tán.

Nếu bạn chưa đặt vé, vé vẫn còn có sẵn trên trang web của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng sẽ được gặp bạn tại sự kiện này để cùng trải qua một buổi tối giải trí đáng nhớ!

Cảm ơn bạn và chúc bạn một ngày tốt lành!)

Bài 2: 1-B / 2-A / 3-C / 4-C

Xem thêm: Từ vựng TOEIC chủ đề Entertainment và cách ứng dụng vào TOEIC Reading

Tổng kết

Như vậy, bài viết thứ tám trong series này đã cung cấp người đọc một số từ vựng trong bối cảnh Entertainment (Giải trí) với 5 chủ đề nhỏ. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã giúp người đọc nắm được cách sử dụng từ vựng trong từng ngữ cảnh thích hợp thông qua cách giải thích dễ hiểu, ví dụ minh họa thực tế và bài tập ứng dụng bám sát format bài thi TOEIC. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có thêm kiến thức về vấn đề trong văn phòng và nắm được từ vựng sử dụng phù hợp với ngữ cảnh trong bài thi TOEIC. 

Để đạt kết quả cao trong bài thi TOEIC, việc nắm vững từ vựng chuyên biệt cho từng phần thi là rất quan trọng. Sách “Understanding Vocab for TOEIC - part 3” giúp thí sinh mở rộng vốn từ vựng cần thiết cho phần Đoạn hội thoại, từ đó nâng cao khả năng nghe hiểu và lựa chọn đáp án chính xác. Đọc thử: tại đây.

Tham vấn chuyên môn
Ngô Phương ThảoNgô Phương Thảo
GV
Triết lý giáo dục: "Không ai bị bỏ lại phía sau" (Leave no one behind). Mọi học viên đều cần có cơ hội học tập và phát triển phù hợp với mức độ tiếp thu và tốc độ học tập riêng của mình.

Nguồn tham khảo

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...