Tổng hợp ngữ pháp TOEIC thường gặp chi tiết nhất

Bài viết cung cấp hệ thống ngữ pháp TOEIC chi tiết và toàn diện, kèm theo đó là các ví dụ cụ thể để người học có thể hiểu rõ và áp dụng.
Trịnh Thị Bảo Ngọc
tong hop ngu phap toeic thuong gap chi tiet nhat

Một sai lầm của một bộ phận người học tiếng Anh có ý định tham gia thi TOEIC đó là chỉ tập trung luyện đề mà bỏ qua bước xây dựng cho mình một nền tảng ngữ pháp TOEIC vững chắc.

Việc thành thạo sử dụng các điểm ngữ pháp TOEIC (TOEIC grammar) không chỉ giúp người học thành công xử lý các yêu cầu mà bài thi TOEIC đặt ra, đặc biệt là ở hai kỹ năng Writing và Speaking, mà còn nâng cao trình độ tiếng Anh của người học một cách chuyên sâu, để người học tự tin sử dụng ngôn ngữ này trong các bài thi, kỳ thi khác, cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Bài viết sau sẽ giới thiệu đến người đọc hệ thống ngữ pháp TOEIC chi tiết và toàn diện, kèm theo đó là các ví dụ cụ thể để người học có thể hiểu rõ và áp dụng được vào việc luyện tập, thực hành.

Tổng hợp ngữ pháp TOEIC

Thì (tenses hoặc verb tenses)

Đối với ngữ pháp tiếng Anh nói chung và ngữ pháp TOEIC nói riêng, nắm rõ về các thì là yêu cầu bắt buộc trong việc xây dựng một nền tảng ngữ pháp vững chắc.

Thì (tense) hay thì của động từ (verb tense) là cách biến đổi động từ để thêm nét nghĩa về thời gian cho động từ đó. Dựa vào thì, người học có thể biết động từ trong câu xảy ra vào thời gian nào.

Thì của động từ trong tiếng Anh được chia thành 3 thì chính: thì hiện tại, thì quá khứ, thì tương lai.

Trong mỗi thì của động từ ta có 4 thể của động từ (aspect) bao gồm: thể đơn, thể tiếp diễn, thể hoàn thành, thể hoàn thành tiếp diễn.

Tổng cộng, có tất cả 12 thì trong tiếng Anh, cụ thể là:

Thì hiện tại (Simple tense)

  • Hiện tại đơn (Present simple) - She sleeps

  • Hiện tại tiếp diễn (Present progressive)

  • Hiện tại hoàn thành (Present perfect)

  • HIện tại hoàn thành tiếp diễn (Present perfect progressive)

Thì quá khứ (Past tense)

  • Quá khứ đơn (Past simple)

  • Quá khứ tiếp diễn (Past progressive)

  • Quá khứ hoàn thành (Past perfect)

  • Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past perfect progressive)

Thì tương lai (Future tense)

  • Tương lai đơn (Future simple)

  • Tương lai tiếp diễn (Future progressive)

  • Tương lai hoàn thành (Future perfect)

  • Tương lai hoàn thành tiếp diễn (Future perfect progressive)

Tìm hiểu về công thức, cách dùng và dấu hiệu nhận biết các thì thuộc ngữ pháp TOEIC tại: 12 thì trong tiếng Anh

Dạng thức của động từ (gerund and infinitive)

Hai dạng thức của động từ thường gặp nhất trong ngữ pháp TOEIC là:

  • To-infinitive (to V - động từ nguyên thể có “to”)

  • Gerund (V-ing - danh động từ)

Chức năng của to V và V-ing trong câu:

To V có thể là chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.

Ví dụ:

  • To V là chủ ngữ: To become an actor was my dream. (Trở thành một diễn viên từng là ước mơ của tôi.)

  • To V là tân ngữ: He decided to confess. (Cậu ta quyết định tỏ tình.)

  • To V là bổ ngữ: What you need to do now is to apologize to mom. (Điều em cần làm bây giờ là đi xin lỗi mẹ.)

V-ing là động từ có đuôi -ing và giữ chức năng như một danh từ trong câu.

Ví dụ:

  • V-ing là chủ ngữ, tân ngữ, bổ ngữ tương tự như to V: Becoming  an actor was my dream. (Trở thành một diễn viên từng là ước mơ của tôi.)

  • V-ing đứng sau tính từ sở hữu: His going to work late was the reason why he got fired after 1 week. (Cái việc anh ta cứ đi làm muộn chính là lý do anh ta bị sa thải chỉ sau 1 tuần.)

  • V-ing đứng sau giới từ: She is really good at making people around her comfortable. (Cô ấy rất giỏi trong việc khiến những người xung quanh cô cảm thấy thoải mái, dễ chịu.)

Ngoài ra, một số động từ sẽ đòi hỏi phần theo sau nó là một V-ing hoặc là một To V. Do đó người học phải thuộc đặc điểm của từng động từ mới có thể lựa chọn chính xác được dạng cần dùng. Tìm hiểu về Động từ nguyên thể và danh động từ trong ngữ pháp TOEIC tại: To Infinitive và Gerund

Động từ khuyết thiếu (modal verbs)

Gọi là động từ khuyết thiếu vì chúng không có đầy đủ chức năng và tính chất của động từ thường. Chúng chỉ được sử dụng để bổ nghĩa cho động từ thường, không được dùng làm động từ chính trong câu.

Các động từ khuyết thiếu thường gặp:

  • Can, Could: có thể làm gì

  • May, Might: có lẽ làm gì

  • Must, Have to: phải làm gì

  • Will, Would: sẽ làm gì

  • Shall, Should, Ought to: nên làm gì

Modal verbs + V nguyên thể

Ví dụ: You should go to bed early and shouldn’t scroll TikTok videos before sleeping. (Bạn nên đi ngủ sớm và không nên lướt TikTok trước khi ngủ.)

Bên cạnh động từ khuyết thiếu còn động từ bán khuyết thiếu (semi modal verbs). Sở dĩ có tên gọi này vì bên cạnh chức năng bổ nghĩa cho động từ thường (như động từ khuyết thiếu), các động từ bán khuyết thiếu còn có thể được sử dụng làm động từ chính trong câu.

3 động từ bán khuyết thiếu phổ biến nhất là dare, need, used to.

Ví dụ:

Khi được sử dụng để bổ nghĩa cho động từ thường:

He needn’t go to school on Friday. (Cậu ấy không phải đến trường vào thứ Sáu.)

Khi được sử dụng như động từ chính trong câu:

He doesn’t need to go to school on Friday. (Cậu ấy không phải đến trường vào thứ Sáu.)

Câu so sánh (comparison)

Câu so sánh (comparison)

Trong tiếng Anh có 3 cách so sánh chính:

  • So sánh bằng: as/not so + adj/adv + as

Ví dụ: as small as, not so humorous as, not as carefully as, not so beautifully as,...

  • So sánh hơn (giữa 2 đối tượng)

  • So sánh nhất (từ 3 đối tượng trở lên)

Với so sánh hơn và so sánh hơn nhất, cấu trúc câu có sự biến đổi tùy theo loại tính từ và trạng từ (ngắn hay dài)

Tính từ và trạng từ ngắn:

So sánh hơn: adj-er/adv-er + than

Ví dụ: bigger than, taller than, faster than,...

So sánh hơn nhất: the + adj-est/adv-est

Ví dụ: the biggest, the tallest, the fastest,...

Tính từ và trạng từ dài:

So sánh hơn: more + adj/adv + than

Ví dụ: more intelligent than, more beautiful than, more carefully than,...

So sánh hơn nhất: the most + adj/adv

Ví dụ: the most intelligent, the most beautiful, the most carefully,...

Ngoài 3 cách so sánh chính còn có một số dạng so sánh đặc biệt:

So sánh gấp nhiều lần (so sánh bội số)

Ví dụ:

  • His house is twice as big as mine. (Nhà anh ta lớn gấp đôi nhà tôi.)

  • She earned three times as much as me as a translator. (Cô ấy kiếm nhiều tiền gấp 3 lần tôi vị trí biên dịch viên.)

So sánh kép (càng - càng)

Ví dụ: The older I get, the more appreciative I become of good things that happen to me. (Càng lớn, tôi càng trân trọng hơn những điều tốt đẹp xảy ra với tôi.)

Tìm hiểu thêm về các dạng câu so sánh trong ngữ pháp TOEIC tại: Câu so sánh

Câu bị động (passive voice)

Câu bị động trong tiếng Anh được sử dụng với mục đích nhấn mạnh vào đối tượng chịu tác động của một hành động nào đó.

Be + Vpp

Về cơ bản, việc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động có thể được thực hiện qua 4 bước. 4 bước này được minh họa qua ví dụ như sau:

Câu bị động (passive voice)

Ví dụ: Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động:

The government organizes the festivals annually. (Chính phủ tổ chức những lễ hội này mỗi năm một lần.)

Cách chuyển:

Bước 1:  Chuyển đổi tân ngữ  trong câu chủ động thành chủ ngữ và đưa về đầu làm chủ ngữ

Tân ngữ ở câu chủ động là “festivals”, đưa “festivals” lên làm chủ ngữ ở câu bị động

Ta có: The festivals…

Bước 2: Xác định thì của câu thông qua động từ chính

Động từ chính là “organizes” được chia ở thì hiện tại đơn

Bước 3: Chuyển đổi động từ về dạng bị động “be + Vpp”, “be” chia ở thì của câu gốc (câu chủ động) và chia theo ngôi của chủ ngữ của câu bị động

Dạng bị động của động từ “organizes” là “be organized”, vì “be” chia ở thì hiện tại đơn (theo câu gốc) và chia theo chủ ngữ của câu bị động là “the festivals” (ngôi thứ 3 số nhiều) nên “be” sẽ chuyển thành “are”

=> Ta có: The festivals are organized…

Bước 4: Chuyển đổi chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ, đưa về cuối câu và thêm “by” phía trước (nếu chủ ngữ không xác định, ví dụ he, she, it, they, anyone,... thì có thể lược bỏ)

Chủ ngữ của câu chủ động là “The government”, đưa “The government” về cuối câu và thêm “by” phía trước (vì “The government” đã xác định rồi nên không được lược bỏ.)

=> Ta có câu hoàn chỉnh: The festivals are organized by the government annually.

Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (subject–verb agreement)

Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ là sự biến đổi của động từ để phù hợp với chủ ngữ (số nhiều, số ít hoặc không đếm được)

Một số quy tắc để đảm bảo sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ:

Chủ ngữ là danh từ đếm được số ít hoặc không đếm được thì chia động từ số ít 

Ví dụ: Your house is very beautiful. (Nhà của bạn thật đẹp).

Chủ ngữ là danh từ đếm được số nhiều thì chia động từ số nhiều 

Ví dụ: Those flowers bloom in the winter. (Những bông hoa này nở rộ vào mùa đông.)

Chủ ngữ là danh động từ thì chia động từ số ít 

Ví dụ: Living in the city is suffocating sometimes. (Sống ở chốn thành thị thỉnh thoảng cảm giác rất ngột ngạt.)

Chủ ngữ có “every, any, no, each” thì động từ chia số ít 

Ví dụ: Every student needs to take this test. (Mọi học sinh đều phải làm bài kiểm tra này.)

Cấu trúc ngữ pháp là “either…or…” và “neither…nor…” thì động từ chính sẽ chia dựa theo danh từ sau “or/nor”. 

Ví dụ: Neither the government nor normal people are able to deal with this problem. (Cả chính phủ và người dân đều không thể giải quyết vấn đề này)

Câu điều kiện (conditional sentences)

Câu điều kiện (conditional sentences)

Câu điều kiện (conditional sentences) là các câu phức diễn đạt mối quan hệ “nếu…thì” giữa 2 mệnh đề

Cấu trúc: If + clause, main clause. Trong đó:

  • If + clause (If + S + V): Nếu

  • Main clause (S + V): thì

Có tất cả 5 loại câu điều kiện, và mỗi loại được sử dụng cho một tình huống, kiểu giả định cụ thể riêng biệt như sau:

Loại 0: If + hiện tại đơn, hiện tại đơn: diễn đạt một quy luật, sự thật hiển nhiên

Ví dụ: If you throw a stone onto water, it sinks. (Nếu ném một hòn đá xuống nước thì nó chìm)

Loại 1: If hiện tại đơn, tương lai đơn: diễn đạt một điều có thể xảy ra trong tương lai

Ví dụ: If the weather is good, we will go climbing. (Nếu thời tiết đẹp thì chúng ta sẽ đi leo núi.)

Loại 2: If quá khứ đơn, would + V: diễn đạt một điều không có thật ở hiện tại, không thể xảy ra ở hiện tại

Ví dụ: If they paid me twice as much as my current salary, I would continue working for them. (Nếu họ trả tôi gấp đôi lương của tôi hiện tại, tôi sẽ tiếp tục làm việc cho họ) (Tuy nhiên, trên thực tế họ không trả gấp đôi lương cho tôi.)

Loại 3: If quá khứ hoàn thành, would have + Vpp: diễn đạt một điều không thể xảy ra ở quá khứ

Ví dụ: If you had not helped me, I wouldn’t have been able to finish the assignment. (Nếu bạn mà đã không giúp tôi, tôi đã không thể hoàn tất được bài tập này (Trên thực tế thì trong quá khứ, bạn đã giúp tôi)

Loại 4 = Loại 2 + 3: If quá khứ đơn, would have + Vpp: Diễn tả giả thiết rằng nếu điều này không có thật ở hiện tại thì điều kia không thể xảy ra ở QK

Ví dụ: If they didn’t love each other, they would have not married. (Nếu họ không yêu nhau thì ngày đó họ đã không cưới nhau)

Loại 5 = Loại 3 + 2: If quá khứ hoàn thành, would + V: Diễn tả giả thiết rằng nếu điều này không có thật ở quá khứ thì điều kia không thể xảy ra ở hiện tại.

Ví dụ: If you had listened to my advice, you would be rich now. (Nếu ngày đó bạn nghe lời khuyên của tôi thì bây giờ bạn đã giàu rồi.)

Mệnh đề (clause)

Mệnh đề thường là một câu đơn. Một câu hoàn chỉnh có thể được cấu thành từ một mệnh đề (câu đơn) hoặc hai mệnh đề trở lên (câu ghép, câu phức, câu phức-ghép).

Trong tiếng Anh có hai loại mệnh đề:

  • mệnh đề độc lập (independent clause): có thể đứng một mình như một câu độc lập hoặc kết hợp với các mệnh đề khác để tạo thành câu hoàn chỉnh.

  • mệnh đề phụ thuộc (dependent clause): tuy vẫn có đủ chủ ngữ và động từ nhưng chúng không được xem là một câu hoàn chỉnh khi đứng một mình (sentence fragment). Vì vậy, một mệnh đề phụ thuộc cần kết hợp với một mệnh đề độc lập để tạo nên một câu hoàn chỉnh.

Ví dụ:

  • Mệnh đề độc lập: She became a scholar.

  • Mệnh đề phụ thuộc: Although her family couldn’t afford her an  education, she became a scholar.

Lưu ý: mệnh đề phụ thuộc được phân ra thành

  1. Mệnh đề danh từ : có thể là chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ nghĩa cho động từ trong câu.

Ví dụ: That she failed the entrance exam was a shock to her family. (Chuyện cô ấy trượt kì thi đại học là một cú sốc đối với gia đình.)

  1. Mệnh đề trạng ngữ : bổ nghĩa cho mệnh đề độc lập về mặt kết quả, nguyên nhân, nơi chốn, thời gian, cách thức… 

Ví dụ: Because she studied hard, she passed the exam. (Bởi vì cô ấy đã học hành chăm chỉ, cô đã vượt qua kỳ thi.)

  1. Mệnh đề tính từ : mệnh đề tính từ cũng chính là mệnh đề quan hệ, bổ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ và được đặt ngay phía sau danh từ hoặc đại từ mà nó bổ nghĩa.

Ví dụ: The handsome man who is standing over there is my husband. (Người đàn ông đẹp trai đang đứng ở kia chính là chồng của tôi.)

  1. Mệnh đề điều kiện : dùng để đặt điều kiện, giả thiết cho một tình huống không chắc sẽ xảy ra, thường được biết đến với tên gọi 'mệnh đề If'.

Ví dụ: If I were you, I would pay more attention to studying. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ chú ý học hành hơn.)

Câu giả định (subjunctive)

Trong tiếng Anh, câu giả định bao gồm ba dạng chính:

  • Hiện tại giả định (Present subjunctive)

  • Quá khứ giả định (Past subjunctive)

  • Quá khứ hoàn thành giả định (Past perfect subjunctive)

Cụ thể, đối với:

Hiện tại giả định (Present subjunctive)

Cấu trúc:

  • S + V (dùng trong thể Subjunctive) + that + S + (not) V Nguyên thể.

  • It is/was + adj (dùng trong thể Subjunctive) + that + S + (not) V Nguyên thể.

Trong đó:

  • V dùng trong thể Subjunctive: suggest, recommend, advise, request, order,...

  • Adj dùng trong thể Subjunctive: essential, necessary,  important, imperative, advisable, recommended,...

Ví dụ:

  • The doctor advised that she stop going to bed at 3am. (Bác sĩ khuyên là cô ấy nên dừng việc đi ngủ lúc 3 giờ sáng.)

  • It is essential that he not stay up late. (Điều cần thiết là thằng bé không thức khuya.)

Quá khứ giả định (Past subjunctive)

Thể Past Subjunctive thường được dùng trong mệnh đề phụ thuộc “If…” nhằm diễn tả một điều không có thật ở hiện tại (thuộc câu điều kiện loại 2).

If + S + V quá khứ đơn,...

Ngoài câu điều kiện loại 2, thể Quá khứ giả định còn xuất hiện ở các cấu trúc if only, wish, would rather/ would sooner, it’s high/about time, as if/ as though

Quá khứ hoàn thành giả định (Past perfect subjunctive)

Thể Past Perfect Subjunctive thường được dùng trong mệnh đề phụ thuộc “If…” nhằm diễn tả một điều không có thật ở quá khứ (thuộc câu điều kiện loại 3).

If + S + V quá khứ hoàn thành,...

Quá khứ phân từ (past participle) và hiện tại phân từ (present participle)

Quá khứ phân từ (Vpp - V past participle) có 2 dạng là:

  • Động từ có quy tắc: động từ nguyên thể thêm đuôi –ed

  • Động từ bất quy tắc

Hiện tại phân từ (present participle) có 1 dạng là động từ nguyên thể thêm đuôi –ing.

Ứng dụng của Vpp và Ving trong tiếng Anh:

Vpp

Động từ ở các thì hoàn thành: have/has + Vpp (hiện tại hoàn thành), had + Vpp (quá khứ hoàn thành), will have + Vpp (tương lai hoàn thành)

Ví dụ: I have played the piano for 7 years. (Tôi chơi đàn piano được 7 năm rồi.)

Động từ ở thể bị động: be + Vpp

Ví dụ: She was given an award for her contribution as a scientist. (Bà ấy được trao tặng 1 giải thưởng cho những cống hiến của bà đối với khoa học.)

Tính từ chỉ cảm xúc trạng thái của một đối tượng

Ví dụ: He was interested in this question. (Anh ta cảm thấy rất hứng thú đối với câu hỏi này.)

V-ing

Động từ ở các thì tiếp diễn: is/am/are + Ving (hiện tại tiếp diễn), had been + Ving (quá khứ hoàn thành tiếp diễn), will be + Ving (tương lai tiếp diễn,...)

Ví dụ: I am watching the film “Lalaland” at the moment. (Bây giờ tôi đang xem bộ phim “Lalaland”.) 

Tính từ chỉ tính chất, đặc điểm của một đối tượng.

Ví dụ: He was an interesting person. (Anh ta là một tên thú vị.)

Các loại câu hỏi hay xuất hiện trong tiếng Anh (the question)

Có 4 loại câu hỏi phổ biến trong tiếng Anh

Câu hỏi yes/ no: là dạng câu hỏi được thành lập bằng cách đưa trợ động từ lên đầu câu đứng trước chủ ngữ và được trả lời bằng yes/ no.

Ví dụ:

  • Are you hungry? - Yes, I am. (Bạn có đói không? - Có, tôi đói.)

  • Did you go to the cinema last night? - No, I didn’t. (Bạn có đi xem phim tối qua không? - Không, tôi không)

Câu hỏi lấy thông tin (Wh-questions): là dạng câu hỏi thường được sử dụng khi người hỏi muốn lấy thêm thông tin từ người trả lời.

Ví dụ: What is your name? - My name is Ngọc. (Bạn tên là gì? - Tên của tôi là Ngọc)

Câu hỏi đuôi (tag questions): là dạng câu hỏi được gắn vào cuối câu trần thuật và được sử dụng khi người hỏi muốn xác nhận lại tính chính xác của mệnh đề trần thuật mình vừa đưa ra.

Ví dụ: It’s raining now, isn’t it? (Trời vẫn còn mưa, phải không?)

Câu hỏi phức: là dạng câu hỏi gồm hai mệnh đề được nối với nhau bằng một từ nghi vấn (why, what, where)

Ví dụ: I wonder when I started to find her cute. (Tôi tự hỏi từ khi nào tôi bắt bắt đầu thấy cô ấy thật dễ thương.)

Tìm hiểu thêm về các dạng câu hỏi trong ngữ pháp TOEIC tại: Các dạng câu hỏi trong tiếng Anh

Từ loại (parts of speech)

Từ loại (parts of speech)

Có 8 loại từ trong tiếng Anh

Danh từ (nouns): Có 2 loại là danh từ chung (common nouns) và danh từ riêng (proper nouns). Danh từ chung là các từ chỉ người, vật, khái niệm,... còn danh từ riêng chính là tên riêng.

Ký hiệu: (n)

Ví dụ: teacher, meal, Ngọc,...

Tính từ  (adjectives): là những từ dùng để miêu tả danh từ.

Ký hiệu: (adj)

Ví dụ: smart, happy, successful, beautiful,...

Động từ (verbs): trong tiếng Anh có động từ hành động (action verbs) và động từ tri giác (non action verbs). Động từ hành động là những từ chỉ  hoạt động, động từ tri giác là những từ liên quan đến các giác quan của con người, bao gồm: trạng thái, suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn nhận,...

Ký hiệu: (v)

Ví dụ: action verbs: run, sing, drive, speak..

Non action verbs: be, like, dislike, feel, smell,...

Trạng từ (adverbs): là những từ dùng để miêu tả tính từ, động từ hoặc bổ nghĩa cho cả câu

Ký hiệu: (adv)

Ví dụ:

emotionally intelligent

to drive carefully

Unfortunately, it rained.

Đại từ: là những từ dùng để thay thế cho một danh từ sao cho người đọc hiểu được là đang thay thế cho danh từ nào.

Ký hiệu: (n)

Đại từ gồm làm 7 loại chính:

  • Đại từ nhân xưng (Personal pronouns): I, we, you, they, he, she, it

  • Đại từ phản thân (Reflexive pronouns): myself, ourselves, yourself, yourselves, themselves, himself, herself, itself

  • Đại từ chỉ định (Demonstrative pronouns): this, that, these, those

  • Đại từ sở hữu (Possessive pronoun): mine, ours, yours, theirs, his, hers, its

  • Đại từ quan hệ (Relative pronouns): who, whom, which, whose, that

  • Đại từ bất định (Indefinite pronouns): another, other, all, both, either, neither, everyone, anyone, nothing,...

  • Đại từ nhấn mạnh (Intensive pronouns): myself, ourselves, yourself, yourselves, themselves, himself, herself, itself (khác với đại từ phản thân, đại từ nhấn mạnh có thể được lược bỏ trong câu.)

Giới từ (Preposition): là những từ biểu thị mối quan hệ giữa các đối tượng trong câu

Ký hiệu: (prep)

Ví dụ: She put the book on the table. => Nếu không có giới từ on, người đọc không biết là cô ấy đặt quyển sách ở vị trí nào của cái bàn

Liên từ (conjuctions): là các từ dùng để nối các từ hoặc các mệnh đề với nhau.

Có 3 loại liên từ trong tiếng Anh:

  • Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions): FANBOYS - for, and, nor, but, or, yet, so

  • Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions): either…or, neithernor, both…and, not onlybut also,...

  • Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions): because, since, as, although, though, while, whereas.

Mạo từ (articles): là những từ đứng trước danh từ, nhằm cho biết danh từ đó đã được xác định hay chưa xác định.

Có 3 mạo từ trong tiếng Anh: a, an, the. Trong đó:

  • Mạo từ không xác định: a, an

  • Mạo từ xác định: the

Ví dụ: a cat, a university, an orange, an hour, the boy, the teacher,..

Tổng kết

Bài viết trên đã cung cấp cho người học hệ thống ngữ pháp TOEIC chi tiết và toàn diện, kèm theo đó là các ví dụ cụ thể để người học có thể hiểu rõ và áp dụng được vào việc luyện tập, thực hành. Hi vọng cùng với sự giúp đỡ của hệ thống này, người học sẽ tự xây dựng nên cho mình một nền tảng ngữ pháp TOEIC vững chắc để có thể thuận lợi đạt điểm cao trong bài thi này.

Tham khảo

Kramer, L. (2022, September 16). The 8 Parts of Speech: Examples and Rules. The 8 Parts of Speech: Examples and Rules | Grammarly Blog. https://www.grammarly.com/blog/parts-of-speech/


Tham khảo thêm khóa học TOEIC tại Anh ngữ ZIM, bạn sẽ được cung cấp hệ thống kiến thức, phương pháp học tập cá nhân hóa chuyên sâu và luyện tập với các bài thi có độ khó sát với đề thi thật, giúp bạn đạt điểm TOEIC mục tiêu.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu