Từ nối chỉ nguyên nhân - kết quả (Causal Transition Words) trong IELTS Writing 

Từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả (Causal Transition Words) và cách ứng dụng chúng trong bài thi IELTS Writing. 
author
ZIM Academy
27/01/2022
tu noi chi nguyen nhan ket qua causal transition words trong ielts writing

Trong bài viết trước “Từ nối bổ sung (Additive Transition Words)”, tác giả đã cung cấp cho người học định nghĩa, ví dụ và cách dùng chung của từ nối bổ sung (Additive Transition Words) trong IELTS Writing. Ở phần này, tác giả sẽ đi cụ thể vào một nhánh khác của từ nối (Linking Words) đó chính là từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả (Causal Transition Words) và cách ứng dụng chúng trong bài thi IELTS Writing. 

Key takeaways 

1. Từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả không chỉ để liên kết giữa các câu, hay mệnh đề trước, mà chúng còn được sử dụng với vai trò giải thích lý do giữa các vế, luận điểm trong đoạn văn. Từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả được chia thành 5 dạng chính thường gặp với 5 chức năng khác nhau, bao gồm: 

  • Showing Cause or Reason: Biểu thị nguyên nhân hoặc lý do 

  • Explaining the Conditions: Giải thích về các điều kiện 

  • Showing the Effects/ Results: Biểu thị các kết quả, hệ quả 

  • Showing the Purpose: Thể hiện mục đích 

  • Highlighting the Importance of Circumstances: Nhấn mạnh tầm quan trọng của hoàn cảnh (ngữ cảnh) 

2. Bốn cấu trúc từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả phổ biến thường gặp:
Because/ As/ Since 

  • Due to/ Owing to

  • Thus 

  • Therefore 


Tổng quan về từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả (Causal Transition Words) 

Định nghĩa về từ nối Causal Transition Words 

Các từ nối, cụm từ nối trong Tiếng Anh (hay được gọi chung là Linking words, Transitions hoặc Conjunctions) là từ hoặc cụm từ dùng để nối hai mệnh đề độc lập lại với nhau, tạo thành câu ghép hoặc câu phức. Nếu có thêm sự trợ giúp của từ nối, những câu văn trong bài viết học thuật sẽ trở nên thuyết phục và chắc chắn hơn. 

Thông thường, các từ nối sẽ kết nối từ 2 câu hoặc 2 mệnh đề trở lên. Từ nối (Conjunction) trong tiếng Anh được chia thành 4 dạng chính với những mục đích sử dụng khác nhau: 

  • Additive transitions words: Từ nối bổ sung

  • Causal transition words: Từ nối thể hiện quan hệ lý do – hệ quả

  • Sequential transition words: Từ nối thể hiện tuần tự của sự vật, sự việc

  • Adversative transition words: Từ nối chỉ sự đối lập

Phân loại và mục đích sử dụng từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả (Causal Transition Words) 

Suy ra từ định nghĩa từ nối chung (Conjunction) ở trên, từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả cũng là một tập hợp những từ nối nhằm để liên kết hai câu hoặc hai mệnh đề trở lên. Tuy nhiên, chúng không chỉ để liên kết giữa các câu, hay mệnh đề trước, mà chúng còn được sử dụng với vai trò giải thích lý do giữa các vế, luận điểm trong đoạn văn. Từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả được chia thành 5 dạng chính thường gặp với 5 chức năng khác nhau, bao gồm: 

  • Showing Cause or Reason: Biểu thị nguyên nhân hoặc lý do 

  • Explaining the Conditions: Giải thích về các điều kiện 

  • Showing the Effects/ Results: Biểu thị các kết quả, hệ quả 

  • Showing the Purpose: Thể hiện mục đích 

  • Highlighting the Importance of Circumstances: Nhấn mạnh tầm quan trọng của hoàn cảnh (ngữ cảnh) 

Bốn cấu trúc từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả (Causal Transition Words) thông dụng 

tu-noi-chi-nguyen-nhan-ket-qua-01

Because/As/Since:

Là ba trong số những từ nối phổ biến trong các bài viết học thuật có tác dụng đưa ra nguyên nhân - hệ quả. Theo nghĩa tiếng Việt, “because/as/since” đều có nghĩa là “tại vì”, “bởi vì”. Chúng thường nằm ở vị trí đầu câu hoặc giữa câu, bắt đầu cho một mệnh đề nằm sau mệnh đề chính phía trước.

Mẫu cấu trúc: 

  • Because/As/Since + clause 1, clause 2

  • Clause 1, because/as/since + clause 2

Ví dụ: 

  1. Because/As/Since you’re always late, I can’t plan my time effectively. (“Because/As/Since” nằm ở đầu câu) 

Dịch: Vì bạn luôn đến muộn nên tôi không thể lập kế hoạch một cách hiệu quả.

  1. He never eats meat, because/as/since he is a vegetarian. (“Because/As/Since” nằm ở giữa câu)  

Dịch: Anh ấy không bao giờ ăn thịt, vì anh ấy là một người ăn chay.

Due to/Owing to (the fact that):

Đây là một cấu trúc cũng được sử dụng phổ biến trong Tiếng Anh, đặc biệt là trong văn viết trang trọng, thuộc về loại từ nối Showing Cause or Reason (biểu thị nguyên nhân hoặc lý do). Theo nghĩa tiếng Việt, “due to/ owing to the fact that” có nghĩa là: bởi vì thực tế rằng. Due to/Owing to được thêm vào trước một danh từ/cụm danh từ/danh động từ để thể hiện rằng sự vật/hiện tượng được nhắc đến trong mệnh đề trước là nguyên nhân của mệnh đề theo sau. Cách dùng cấu trúc Due to/ owing to:

(3) Owing to/Due to + Noun/Noun phrase, clause.

(4) Owing to/Due to + V-ing, clause. (chỉ dùng khi chủ ngữ của V-ing và chủ ngữ trong clause giống nhau )

Ví dụ: (3) Due to/ Owing to the pandemic’s effect, the economy collapsed. 

Dịch: Do / Do ảnh hưởng của đại dịch, nền kinh tế sụp đổ.

(4) Due to/ Owing to being affected by the pandemic, the economy  collapsed.

Giải thích: Câu đầy đủ của (4) sẽ là: Due to/ Owing to the fact that the economy was being affected by the pandemic, the economy collapsed. Tuy nhiên, câu này có thể được rút gọn đi (bỏ đi phần “the fact that”), tuy nhiên phải đảm bảo chủ ngữ sử dụng trong vế V_ing cũng phải cùng với chủ ngữ với vế sau (trong trường hợp này chủ ngữ là “the economy”)  

Thus:

Theo nghĩa tiếng Việt, “thus” có nghĩa là do đó. Đây là một trong những từ ngữ nên áp dụng trong bài viết học thuật bởi từ này được xếp vào loại “formal” (trang trọng) trong Cambridge Dictionary. “Thus” có thể được đứng đầu câu hoặc ở giữa câu, với tác dụng là ngăn cách hai mệnh đề để chỉ nguyên nhân, hệ quả của sự vật, hiện tượng được nhắc đến. Người học cần lưu ý khi sử dụng “thus”: “Thus” thường được ngăn cách với phần còn lại của câu bằng dấu phẩy. Cách dùng của “Thus”: 

(5) Thus, clause

(6) Clause 1; thus, + clause 2

Ví dụ: 

  • (5) He is not satisfied. Thus, we must prepare a new proposal.

  • (6) He is not satisfied; thus, we must prepare a new proposal.

Dịch: Anh ta không hài lòng; do đó, chúng ta phải chuẩn bị một đề xuất mới.

“Thus” còn có một nghĩa khác: “in this way, like this” – theo cách này, như thế này” (trong trường hợp này nó không giới thiệu mệnh đề). 

Ví dụ: They have developed a new technology, thus allowing them to reduce costs. – Họ đã phát triển một công nghệ mới, do đó cho phép họ giảm chi phí.

Therefore:

Theo nghĩa tiếng Việt, “therefore” có nghĩa là “vì vậy”. Người học sử dụng “therefore” để đưa ra kết luận cuối cùng sau khi trình bày luận điểm ở đằng trước. Therefore thường đứng ở giữa câu, sau dấy chấm phẩy và trước dấu phẩy. Ngoài ra nó có thể đứng ở đầu câu và cũng được ngăn cách với mệnh đề phía sau bởi dấu phẩy. Cách dùng cụ thể của “therefore”:

(7) Therefore, + clause

(8) Clause 1; therefore + clause 2

(9) Clause and therefore + Verb/Adjective

Ví dụ:

  • (7) We were unable to get funding. Therefore, we had to abandon the project.

  • (8) We were unable to get funding; therefore, we had to abandon the project.

  • (9) He is out of the city and therefore unable to attend the meeting.

Dịch: (7), (8): Chúng tôi không thể nhận được tài trợ. Vì vậy, chúng tôi đã phải từ bỏ dự án.

(9): Anh ta đang ở ngoài thành phố và do đó không thể tham dự cuộc họp.

Tổng hợp các từ nối quan hệ nguyên nhân - kết quả phổ biến khác và ví dụ

Showing Cause or Reason 

Since (Bởi vì…); As (Như…)

Assince được dùng khi nêu lên lý do mà người nghe/người đọc đã biết đến từ trước. Assince phù hợp sử dụng cho văn viết mang phong cách trang trọng. Cách dùng cụ thể: As/Since + mệnh đề (clause) thường đứng đầu câu.

Because (of the fact that): Vì (thực tế rằng) 

Because thường được dùng để nêu lên ý được nhấn mạnh trong câu, và thường đưa ra thông tin mới mà người nghe/người đọc chưa biết tới.

Khi lý do mà because nêu lên là phần quan trọng nhất trong câu, thì mệnh đề chứa because thường đứng ở cuối. Đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa Because với SinceAs bởi chúng không được dùng theo cách này

Ví dụ:

  • As it's raining again, we'll have to stay at home. (Vì trời lại mưa nữa, nên chúng ta sẽ phải ở nhà thôi.)
    Since he had not paid his bill, his electricity was cut off. (Vì anh ta chưa thanh toán hóa đơn tiền điện, nên điện nhà anh ta đã bị cắt.)

  • Because I was ill for six months, I lost my job. (Vì tớ bị ốm trong 6 tháng trời, nên tớ đã bị mất việc.)

  • Why am I leaving? I'm leaving because I'm fed up! (Vì sao tớ lại bỏ về ư? Tớ bỏ về vì tớ chán lắm rồi.)

KHÔNG DÙNG: I'm leaving since/as I'm fed up!\

Explaining the Conditions

If…then (Nếu… thì) 

Cấu trúc If...then câu điều kiện trong tiếng Anh, dùng để diễn đạt, giải thích một sự vật, sự việc này có thể xảy ra nếu đặt trong điều kiện nói đến ở vế còn lại.

- Câu điều kiện If...then…sẽ gồm 2 vế. Cụ thể đó chính là: 

Vế có If là mệnh đề phụ, hay còn gọi là mệnh đề điều kiện để dẫn đến kết quả là mệnh đề còn lại.

Vế có Then là mệnh đề kết quả, là điều sẽ xảy ra nếu điều kiện ở vế đầu được thực hiện.

Unless (miễn là, trừ khi) 

Unless có nghĩa tương tự như if not, với nghĩa là “trừ khi”. Cụ thể, Unless được sử dụng khi nhắc tới tình huống có thể sẽ không xảy ra ở hiện tại hoặc sắp không xảy ra trong tương lai. Cách dùng cụ thể của Unless

 Unless + S + V (thì hiện tại đơn), S + will/ shall/ can + V + …

Người học cần lưu ý thêm khi sử dụng từ Unless: Bản thân Unless đã mang nghĩa phủ định, do đó không nên sử dụng mệnh đề phủ định sau Unless. Khi đó câu sẽ trở thành hai lần phủ định và câu trở nên sai về mặt logic. 

Ví dụ:

  • Unless you study, you will fail. ĐÚNG

  • Unless you don’t study, you will fail. SAI

If you come early tonight, then we’ll have enough time to plan the trip after dinner. (Nếu bạn đến sớm vào tối nay, thì chúng ta sẽ có đủ thời gian để lên kế hoạch cho chuyến đi sau bữa tối)

You will be sick if you don’t stop eating.

⟹ You’ll be sick unless you stop eating.

I won’t pay if you don’t provide the goods immediately.

⟹ I won’t pay unless you provide the goods immediately.

Showing the Effects/ Results

Consequently: Hệ quả là  

Consequently đóng vai trò là trạng ngữ để chỉ kết quả tất yếu hoặc hệ quả của sự vật, hiện tượng được đề cập đến trong câu. 

Consequently chủ yếu được sử dụng như một trạng từ chỉ kết quả hoặc sử dụng như một liên từ đứng đầu câu, chỉ kết quả hay hệ quả của một điều gì đó.

Because (of this): Bởi vì (điều này) 

Because of là 1 giới từ kép, được sử dụng trước danh từ, V-ing, đại từ để chỉ nguyên nhân của sự việc, hành động.

Cấu trúc của Because of:  

Because of + Noun/ noun phrase / V-ing

As a consequence: Như một hệ quả của việc này 

Vế câu đứng trước As a consequence chỉ nguyên nhân và vế đứng sau chỉ kết quả.

We spent too much on vacation last month; consequently, our budget for this month is smaller, and we’ll need to spend money economically. (Chúng tôi đã dành quá nhiều cho kỳ nghỉ vào tháng trước; do đó, ngân sách của chúng tôi cho tháng này nhỏ hơn và chúng tôi sẽ cần phải chi tiêu tiết kiệm.)

Ví dụ:  

  • He did not wake up early. Consequently, he was late for school. (Anh ấy đã không dậy sớm. Kết quả là, anh ấy đã đến trường muộn.)

  • I have been out of work for two months because of COVID-19. (Tôi đã mất việc trong hai tháng vì COVID-19)

  • Mary has been partying throughout the first semester; as a consequence, she failed a couple of tests and had to retake the course. (Mary đã tiệc tùng suốt học kỳ đầu tiên; kết quả là cô ấy đã trượt một vài bài kiểm tra và phải học lại khóa học)

Showing the Purpose 

For the purpose(s) of: Cho (các) mục đích của 

Vế câu đứng trước “For the purpose of” chỉ hành động và vế đứng sau chỉ mục đích vì sao thực hiện hành động đó 

In order to/so as to: Để điều đó 

Cấu trúc In order toso as to đều mang nghĩa là “để, để mà”. Chúng được dùng trong câu nhằm thể hiện mục đích của hành động đã được nhắc đến ngay trước đó. Cách dùng của in order to/ so as to: 

S + V + in order (not) to/ so as (not) to + Vinf

Ví dụ:

  • In the spring of 2020, governments of most countries introduced lockdowns for the purpose of curbing the spread of COVID-19. 

  • (Vào mùa xuân năm 2020, chính phủ của hầu hết các quốc gia đã tiến hành khóa cửa nhằm mục đích hạn chế sự lây lan của COVID-19.)

  • I study hard at college in order to/so as to graduate with honors and get a good job.

  • Tôi học tập chăm chỉ ở trường đại học để có thể tốt nghiệp loại ưu và có được một công việc tốt.

Highlighting the Importance of Circumstances 

Otherwise: Nếu không thì 

Otherwise trong tiếng Anh mang nghĩa là “nếu không thì” thường dùng để diễn tả hai mệnh đề hoặc hai ý trái ngược nhau trong câu. Cách dùng của Otherwise

Otherwise + Mệnh đề

Under those circumstances: Trong những trường hợp/ hoàn cảnh đó

Under those circumstances nghĩa là trong hoàn cảnh/tình huống cụ thể đã được đề cập trước. Cụm từ này được sử dụng như một trạng từ (adv) và thường đứng đầu câu. Cách dùng của Under certain circumstances: 

  • Under certain circumstances, S + V

  • Please hurry up; otherwise, we’ll be late for the bus. (Làm ơn nhanh lên; nếu không, chúng ta sẽ bị trễ xe buýt)

  • Under those circumstances, she could neither work nor take care of her children well. (Trong hoàn cảnh đó, cô không thể làm việc và chăm sóc con cái chu đáo.)

Ba nguyên tắc để lựa chọn từ nối phù hợp cho bài viết

Từ nối là một công cụ hữu hiệu để tăng tính thuyết phục và chặt chẽ cho các bài viết học thuật. Tuy nhiên, việc lạm dụng từ nối có thể khiến bài viết trở nên khó đọc. Ngược lại, sử dụng quá ít từ nối có thể khiến bài viết trở nên khô khan và thiếu tự nhiên. Vì vậy, thí sinh sử dụng từ nối một cách cân bằng và phù hợp với nội dung bài viết, dựa trên ba nguyên tắc sau:

tu-noi-chi-nguyen-nhan-ket-qua-02

Tránh lặp lại từ nối nhiều lần 

Mỗi ngữ cảnh yêu cầu một cách tiếp cận khác nhau, vì vậy, người học nên mở rộng thêm vốn từ nối của bản thân, thay vì chỉ học một nhóm từ nối duy nhất và áp dụng chúng vào mọi trường hợp. Chỉ dựa vào một nhóm từ nối nhất định sẽ khiến bài viết học thuật trở nên lặp đi lặp lại, gây nhàm chán và bài viết trở nên thiếu đi sự đa dạng, thiếu tính hấp dẫn. 

Kiểm tra độ tương thích với ngữ cảnh sử dụng 

Người học nên sử dụng từ nối phù hợp với mục đích của chúng để tránh sự hiểu lầm về ngữ nghĩa trong đoạn văn. Nếu hai câu/ mệnh đề đang thể hiện sự mâu thuẫn, đối lập nhau, thì việc sử dụng Adversative Transition (từ nối chỉ sự đối lập) sẽ phù hợp. Còn nếu bài viết cần thêm sự mở rộng và củng cố luận điểm, thì việc sử dụng Additive Transition words (từ nối bổ sung) sẽ là thích hợp nhất. Tương tự như vậy, từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả sẽ nên được sử dụng trong trường hợp bài viết đang đưa ra nguyên nhân và hệ quả của một vấn đề cụ thể nào đó. 

Kiểm tra sự mạch lạc trong toàn bộ văn bản

Sau khi hoàn thành bài viết Writing, thí sinh nên dành ra khoảng 5-10 phút để đọc lại toàn bộ văn bản để xem có sử dụng từ nối sai mục đích ở vị trí nào hay không, hay liệu có nên thêm một số từ nối để làm rõ chuỗi ý tưởng của bài viết hay không. 

Ứng dụng của từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả trong IELTS Writing Task 2 

Trong phần thi IELTS Writing, thí sinh sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chí Coherence and Cohesion. Cụ thể, “Coherence” là sự liên kết theo cấp độ meaning (ý nghĩa), tức là các ý trong bài viết phải liên quan chặt chẽ với nhau, logic và mạch lạc. Còn “Cohesion” là sự liên kết theo cấp độ form (ngữ pháp và từ vựng), tức là cách người viết dùng các linking words (từ nối) để nối các ý, câu và đoạn văn với nhau cho người đọc dễ theo dõi. Tiêu chí nói trên là một trong những bốn tiêu chí chủ chốt để đánh giá bài IELTS Writing của thí sinh. Vì vậy, việc lựa chọn sử dụng từ nối phù hợp trong phần thi Writing đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để quyết định điểm số của thí sinh. Bài viết sẽ tập trung vào phần ứng dụng của từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả trong IELTS Writing Task 2.

Trước tiên, hãy nhìn vào đề thi và bài mẫu dưới đây: 

Q: In many places, people’s lifestyles are changing rapidly, and this affects family relationships. Do you think the advantages of such developments outweigh the disadvantages?

Bài làm: 

On the one hand, changing lifestyles bring about various positive impacts on family connections. Firstly, people are paying more attention to their well-being nowadays, and therefore family members tend to go to fitness centres together to lead healthier lifestyles. (1) As a result, spending time working out together will help to bridge the generation gap and promote better communication between family members. To illustrate,...

On the other hand, changes in lifestyles also have their downsides when it comes to family relationships. To begin with, the overuse of such technological devices mentioned above, can also hurt family relationships. For example, if family members become too immersed in using their devices for individual recreational purposes, like checking their social media accounts or browsing their favourite websites, they may neglect their relationships with other family members. Consequently, the amount of quality time that a family spends together is likely to reduce, negatively impacting family relations.
(Bài mẫu Writing Task 2 Chủ đề Family

Qua bài mẫu trên, có thể thấy được bài viết sử dụng kết hợp hài hòa giữa các loại từ nối với những mục đích khác nhau (cụm từ nối bổ sung “For example, To begin with”, “To illustrate” dùng để bổ sung thêm thông tin, ví dụ cho luận điểm; cụm từ nối đối lập: “On the other hand” dùng để đưa ra một ý kiến khác trái ngược với luận điểm đã đề cập ở trên). Cuối cùng, người đọc có thể nhận biết rằng, những từ nối chỉ nguyên nhân - kết quả thường hay được sử dụng ở cuối các luận điểm, với mục đích là đưa ra kết luận:

  1. “As a result, spending time working out together will help to bridge the generation gap and promote better communication between family members.

  2. “Consequently, the amount of quality time that a family spends together is likely to reduce, negatively impacting family relations.”

Qua ví dụ minh họa trên, có thể đưa ra kết luận rằng: từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả sẽ được sử dụng ở hầu hết các phần kết của một đoạn văn, sau khi đưa ra các lý do (luận điểm) trong những câu văn trước đó. Đối với dạng câu hỏi để sử dụng, người đọc có thể dùng từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả trong hầu hết các kiểu đề bài nêu lên quan điểm cá nhân và chứng minh luận điểm của bản thân. Ví dụ, các dạng câu hỏi Agree/Disagree hay Advantage/Disadvantage sẽ không tránh khỏi việc thí sinh sẽ phải đưa ra nhiều lý do, nguyên nhân cho quan điểm này và hệ quả của chúng. Trong trường hợp này, người học có thể sử dụng nhóm từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả trong phần “Showing the Effects/ Results” hay “Showing Cause or Reason” đã được liệt kê ở bảng trên.

Ngoài ra, người học có thể tham khảo thêm cách lựa chọn từ nối sao cho phù hợp thông qua ba nguyên tắc đã được đề cập ở trên:

  • Tránh lặp lại từ nối nhiều lần: Người học nên sử dụng đa dạng các loại từ nối thay vì chỉ lặp lại một từ nối xuyên suốt toàn bài. Người học có thể tham khảo bảng liệt kê những từ nối chuyên dụng được sử dụng trong văn viết học thuật ở trên (2.3)

  • Kiểm tra độ tương thích với ngữ cảnh sử dụng: Trước khi viết, người học cần cân nhắc kỹ loại từ nối nào nên sử dụng cho phù hợp với nội dung của đoạn văn. Nếu khó khăn trong việc lựa chọn từ nối, người học có thể viết câu ra nháp trước, sau đó cân nhắc xem lựa chọn từ nối nào cho phù hợp. 

  • Kiểm tra sự mạch lạc trong toàn bộ văn bản: Cuối cùng, sau khi hoàn thành bài viết, người học cần đọc lại một lượt, rà soát thật kĩ những từ nối đã được sử dụng trong bài viết xem có phù hợp với ngữ cảnh sử dụng hay không. 

Tổng kết

Mặc dù mật độ sử dụng không nhiều như từ nối bổ sung, từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc liên kết câu và khiến các ý trở nên mạch lạc và rõ ràng hơn. Nhóm từ nối chỉ nguyên nhân - hệ quả cũng rất đa dạng, được chia thành 5 dạng chính với những cách sử dụng khác nhau đòi hỏi người học cần nắm chắc. Liên kết các câu văn bằng từ nối nguyên nhân - kết quả sẽ góp phần giúp bài viết của thí sinh trở nên dễ đọc, dễ hiểu và lợi ích lớn nhất đó chính là thỏa mãn được tiêu chí Coherence and Cohesion trong band descriptors (tiêu chí chấm thi) trong IELTS Writing.

Nguyễn Quỳnh Anh

Người học muốn kiểm tra trình độ hiện tại của bản thân trong thang điểm IELTS. Tham gia thi thử IELTS trên giấy tại ZIM với format bài thi chuẩn thi thật biết điểm ngay.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu