Banner background

Giải Cambridge IELTS 16, Test 1, Reading Passage 2: The Step Pyramid of Djoser

Bài viết giúp người học xác định từ khóa, vị trí thông tin và giải thích đáp án cho đề Cambridge IELTS 16, Test 1, Reading Passage 2: The Step Pyramid of Djoser.
giai cambridge ielts 16 test 1 reading passage 2 the step pyramid of djoser

Đáp án

Question

Đáp án

14

IV

15

VII

16

II

17

V

18

I

19

VIII

20

VI

21

city

22

priests

23

trench

24

location

25

B

26

D

Giải thích đáp án đề Cambridge IELTS 16, Test 1, Reading Passage 2

Questions 14-20

Question 14

Đáp án: IV

Vị trí: Đoạn A, 2 câu cuối.

Giải thích đáp án:

Từ khóa

Câu IV. được dịch ra là một sự chắc chắn duy nhất trong số các sự kiện khác ít chắc chắn hơn. Từ “certainty” (chắc chắn) được thay thế bằng cụm từ “there is no question” (không còn thắc mắc nào).

Giải thích

Đoạn A đưa ra các thông tin về kim tự tháp ở Ai Cập cổ. Ở hai câu cuối nói rằng: “Sự tiến hóa của hình thức kim tự tháp đã được viết và tranh luận trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, không có gì phải bàn cãi rằng, đối với Ai Cập, nó bắt đầu bằng một tượng đài cho một vị vua được thiết kế bởi một kiến trúc sư lỗi lạc: Kim tự tháp bậc thang của Djoser tại Saqqara.

Question 15

Đáp án: VII

Vị trí: Đoạn B, câu 1-3.

Giải thích đáp án:

Từ khóa

Câu VII. có nghĩa là ý tưởng thay đổi thiết kế các công trình chôn cất

Giải thích

Đoạn B nói rằng Djoser là vị vua đầu tiên trong vương triều thứ 3 của Ai cập xây dựng mộ bằng đá… Vì những lý do vẫn chưa rõ ràng, quan chức chính của Djoser, tên là Imhotep, đã lên kế hoạch xây dựng một lăng mộ cao hơn, ấn tượng hơn cho vị vua của mình bằng cách xếp các phiến đá lên trên…

➱ Đây là một ý tưởng thay đổi mới được nhắc đến trong câu vii.

Question 16

Đáp án: II

Vị trí: Đoạn C.

Giải thích đáp án:

Từ khóa

Câu II. có nghĩa là một nhiệm vụ khó đối với những người liên quan.

Cụm từ “a difficult task” được thay thế thành cụm “a challenge” (sự thử thách)

Giải thích

Đầu đoạn C giới thiệu về quá trình xây Step Pyramid đã trải qua rất nhiều giai đoạn. Nhà sử học Marc Van de Mieroop đã nhận xét trong câu cuối của đoạn văn rằng trọng lượng của khối lượng khổng lồ là một thách thức đối với các người xây dựng.

Question 17

Đáp án: V

Vị trí: Đoạn D, câu 3.

Giải thích đáp án:

Từ khóa

Câu V. có nghĩa là tổng quan về các tòa nhà và khu vực bên ngoài

Giải thích

Đoạn D đưa ra rất nhiều thông số về cấu trúc này và cả khu vực xung quanh. Điều này được thể hiện ở câu 3, nghĩa là toàn bộ khu vực có diện tích 16 ha và được bao quanh bởi một bức tường cao 10,5 mét.

Question 18

Đáp án: I

Vị trí: Đoạn E, câu 1-2.

Giải thích đáp án:

Câu hỏi

I. The areas and artefacts within the pyramid itself

Từ khóa

Câu I. có nghĩa là các khu vực và đồ tạo tác trong chính kim tự tháp

Giải thích

Câu đầu đoạn E giới thiệu về hầm chôn cất của lăng mộ, nơi thi hài của nhà vua được an nghỉ,… Câu thứ hai chỉ ra rằng một trong những khám phá bí ẩn nhất được tìm thấy bên trong kim tự tháp là một số lượng lớn các bình đá. Các câu còn lại của đoạn E mô tả chi tiết về các bình đá trong ngôi mộ.

Question 19

Đáp án: VIII

Vị trí: Đoạn F, câu đầu và câu cuối.

Giải thích đáp án:

Từ khóa

Câu VIII. Có nghĩa là một trải nghiệm đáng kinh ngạc mặc dù còn lại rất ít.

Tính từ “incredible” được thay bằng các động từ “astonish and amaze” (làm kinh ngạc) trong bài đọc.

Giải thích

Câu đầu đoạn F chỉ ra rằng thật không may, tất cả các biện pháp phòng ngừa và thiết kế phức tạp của mạng lưới ngầm không ngăn được những tên cướp cổ đại tìm đường vào… Và câu cuối của đoạn nói rằng tuy nhiên, vẫn còn lại đủ khắp kim tự tháp và khu phức hợp của nó, khiến các nhà khảo cổ học khai quật nó phải kinh ngạc và ngạc nhiên.

Question 20

Đáp án: VI

Vị trí: Đoạn G, câu cuối.

Giải thích đáp án:

Từ khóa

Câu VI. có nghĩa là một thiết kế kim tự tháp mà những người khác đã sao chép.

Động từ “copy/ copied” được thay bằng động từ “follow” (làm theo) trong bài đọc.

Giải thích

Câu cuối của đoạn G chỉ ra rằng Kim tự tháp Step là một bước tiến mang tính cách mạng trong kiến trúc và trở thành kiểu mẫu mà tất cả các nhà xây dựng kim tự tháp vĩ đại khác của Ai Cập sẽ noi theo.

Questions 21-24

Question 21

Đáp án: city

Vị trí: Đoạn D, câu 2.

Giải thích đáp án:

Từ khóa

Danh từ “surroundings” (phía xung quanh) là từ khóa giúp xác định vị trí thông tin trong bài đọc.

Cụm từ “the past” (quá khứ) được thay bằng tính từ “ancient” (cổ đại) trong bài đọc.

Giải thích

  • Đáp án cần điền là danh từ mà có kích cỡ to bằng khu phức hợp.

  • Đoạn D, câu 2 chỉ ra rằng khu phức hợp được xây dựng có quy mô của một “city” (thành phố) ở Ai Cập cổ đại.

Question 22

Đáp án: priests

Vị trí: Đoạn D, câu 2.

Giải thích đáp án:

Từ khóa

Danh từ “accommodation” (chỗ ở) được thay bằng cum từ “living quarters” trong bài đọc.

Giải thích

  • Đáp án cần điền là danh từ chỉ người sống ở khu vực xung quanh kim tự tháp.

  • Đoạn D, câu 2 chỉ ra rằng khu phức hợp được xây dựng có quy mô của một thành phố ở Ai Cập cổ đại và bao gồm một ngôi đền, sân, đền thờ và khu sinh hoạt cho các “priests” (linh mục).

Question 23

Đáp án: trench

Vị trí: Đoạn D, câu 4.

Giải thích đáp án:

Từ khóa

Danh từ “accommodation” (chỗ ở) được thay bằng cum từ “living quarters” trong bài đọc.

Giải thích

  • Đáp án cần điền là danh từ chỉ người sống ở khu vực xung quanh kim tự tháp.

  • Đoạn D, câu 4 chỉ ra rằng khu phức hợp được xây dựng có quy mô của một thành phố ở Ai Cập cổ đại và bao gồm một ngôi đền, sân, đền thờ và khu sinh hoạt cho các “priests” (linh mục).

Question 24

Đáp án: location

Vị trí: Đoạn D, câu 6.

Giải thích đáp án:

Từ khóa

Danh từ “real entrance” (lối vào chính xác) được thay bằng cụm từ “true opening” trong bài đọc.

Giải thích

  • Đáp án cần tìm là danh từ mà người vào ngôi mộ cần phải biết về lối vào chính xác.

  • Câu bên chỉ ra rằng nếu ai đó muốn vào, người đó cần phải biết trước cách tìm “location” (vị trí) của lỗ hổng thực sự trong bức tường.

Questions 25-26

Đáp án: 25 B - 26 D

Vị trí:

  • Đoạn B, câu cuối

  • Đoạn F, 2 câu cuối

Giải thích đáp án:

Từ khóa

Danh từ riêng “King Djoser” giúp người đọc xác định vị trí thông tin trong bài.

Giải thích

  • Câu cuối trong đoạn B chỉ ra rằng Djoser được cho là đã trị vì 19 năm, nhưng một số nhà sử học và học giả cho rằng thời gian cai trị của ông lâu hơn nhiều, do số lượng và kích thước của các di tích mà ông đã xây dựng. ➱ Thông tin này xác định đáp án B. Có sự tranh cãi về thời gian trị vì.

  • Hai câu cuối trong đoạn F chỉ ra rằng đồ đạc trong mộ của Djoser, và thậm chí cả thi thể của ông, đã bị đánh cắp vào một thời điểm nào đó trong quá khứ và tất cả những gì các nhà khảo cổ tìm thấy chỉ là một số lượng nhỏ những vật có giá trị của anh ta bị bọn trộm bỏ qua. Tuy nhiên, vẫn còn lại đủ thứ trên khắp kim tự tháp và khu phức hợp của nó, khiến các nhà khảo cổ học khai quật nó kinh ngạc và ngạc nhiên. ➱ Thông tin này xác định đáp án D. Một vài đồ đạc của ông vẫn còn ở trong mộ khi các nhà khảo cổ tìm thấy.

Trên đây là toàn bộ giải thích đáp án cho đề Cambridge IELTS 16, Test 1, Reading Passage 2: The Step Pyramid of Djoser được đội ngũ chuyên môn tại Anh Ngữ ZIM biên soạn. Người học có thể thảo luận về đề thi và đáp án dưới phần bình luận hoặc tham gia diễn đàn ZIM Helper để được giải đáp kiến thức tiếng Anh luyện thi Đại học và các kì thi tiếng Anh khác, được vận hành bởi các High Achievers.

Để nâng cao kỹ năng giải đề, tăng cường sự tự tin chuẩn bị tham gia kỳ thi, người học có thể tham gia thêm khóa học IELTS cấp tốc tại ZIM Academy chuyên về luyện đề. Lộ trình và tài liệu học được thiết kế cá nhân hóa, tối ưu thời gian học đạt hiệu quả cao.


Sở hữu sách “Cambridge English IELTS 16 Key & Explanation” để xem toàn bộ nội dung giải thích đáp án Cambridge IELTS 16. Đặt mua tại đây.

Tham vấn chuyên môn
Thiều Ái ThiThiều Ái Thi
Giáo viên
“Learning satisfaction matters” không chỉ là phương châm mà còn là nền tảng trong triết lý giáo dục của tôi. Tôi tin chắc rằng bất kỳ môn học khô khan nào cũng có thể trở nên hấp dẫn dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên. Việc giảng dạy không chỉ đơn thuần là trình bày thông tin mà còn khiến chúng trở nên dễ hiểu và khơi dậy sự tò mò ở học sinh. Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, kết hợp việc tạo ra trải nghiệm tương tác giữa giáo viên và người học, tôi mong muốn có thể biến những khái niệm phức tạp trở nên đơn giản, và truyền tải kiến thức theo những cách phù hợp với nhiều người học khác nhau.

Nguồn tham khảo

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...