Cấu trúc đề thi IELTS Speaking và các chủ đề thường gặp
IELTS Speaking là phần thi quan trong trong cấu trúc đề thi IELTS nói chung mà thí sinh cần quan tâm. Dưới đây là tất cả các thông tin mà thí sinh luyện thi IELTS cần phải biết để làm thật tốt phần thi Speaking của mình. Bao gồm: IELTS Speaking Band Descriptors, cấu trúc đề thi IELTS Speaking các dạng bài, các chủ đề thường gặp và các lỗi thường gặp trong phần thi này. Cùng xem ngay chi tiết trong bài viết tổng quan IELTS Speaking này nhé!
Tổng quan về IELTS Speaking
Thời gian thi IELTS Speaking: Thông thường từ 11 – 14 phút.
Cách thức thi: Thí sinh sẽ trò chuyện trực tiếp với giám khảo. Thí sinh cần thể hiện các khả năng:
Trả lời lưu loát các câu hỏi.
Thông thạo các đề tài.
Khả năng giao tiếp với giám khảo.
Video giải thích tổng quan về IELTS.
Giám khảo sẽ đánh giá trình độ tiếng Anh của thí sinh dựa vào 4 yếu tố:
Fluency and Coherence (độ trôi chảy và mạch lạc)
Lexical Resource (từ vựng)
Grammatical Range and Accuracy (ngữ pháp)
Pronunciation (phát âm)
Cấu trúc đề thi IELTS Speaking gồm 3 phần:
IELTS Speaking Part 1: Trả lời các câu hỏi về các chủ đề chung như quê hương, gia đình, sở thích cá nhân,…
IELTS Speaking Part 2: Người hỏi sẽ đưa cho bạn 1 yêu cầu về nói về một chủ đề nhất định, trong yêu cầu sẽ có các gợi ý để thí sinh có thể dễ dàng phát triển ý. Thí sinh có 1 phút để suy nghĩ, trong quá trình suy nghĩ có thể ghi chú ngoài giấy nháp, và nhiều nhất là 2 phút để trả lời. Kết thúc phần trả lời, người hỏi có thể sẽ hỏi thêm 1 đến 2 câu hỏi.
IELTS Speaking Part 3: Người hỏi sẽ hỏi bạn các câu hỏi về chủ đề liên quan tới hiện tượng và sự việc mà bạn đã trình bày ở phần 2.
Tham khảo thêm: Tổng hợp đề thi IELTS Speaking 2024 kèm bài mẫu.
IELTS Speaking Band Descriptors
IELTS Speaking band descriptors
IELTS Speaking band descriptors là bảng mô tả chi tiết, liệt kê các tiêu chí được sử dụng để đánh giá đầu ra của thí sinh trên một thang điểm 9. Trong đó 4 yếu tố chính của bài nói được đề cập đến gồm có:
Tiêu chí Fluency and Coherence
Speaking coherently (Nội dung nói mạch lạc): Câu trả lời của thí sinh phải có sự liên quan về nội dung và liên kết với nhau. Sự liên kết này biểu thị ở mặt thông tin (nói dễ hiểu đến đâu, có đúng trọng tâm câu hỏi không) và mặt hình thức (dùng các từ nối trong lúc nói).
Tiêu chí Fluency and Coherence trong IELTS Speaking.
Speak at length (Câu trả lời đủ dài): thí sinh cần cung cấp có những câu trả lời với độ dài phù hợp với từng phần thi.
Đọc thêm: Cải thiện tiêu chí Fluency và Coherence trong IELTS Speaking Band 4,5,6
Tiêu chí Lexical Resource
Dùng từ chính xác: thí sinh cần sử dụng từ đúng nghĩa và phù hợp với ngữ cảnh trong câu.
Vốn từ theo chủ đề: thí sinh có khả năng sử dụng từ vựng theo chủ đề đa dạng sẽ được giám khảo đánh giá cao theo tiêu chí này. Nếu muốn đạt band từ 6.5+ trở lên, thí sinh nên tránh sử dụng những từ quá quen thuộc như I like, I don’t like, happy, beautiful,…
Tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Speaking.
Đọc thêm:
Phân tích và gợi ý hướng cải thiện tiêu chí Lexical Resource từ band 6 lên 7 trong IELTS Speaking
Phân tích tiêu chí và cách học Lexical Resource cho band 4-7 của IELTS Speaking
Tiêu chí Grammatical Range and Accuracy
Kết hợp câu đơn và câu ghép
Sử dụng linh hoạt các loại mệnh đề, cấu trúc phức hợp
Tránh mắc lỗi (đặc biệt là các lỗi về thì – tense và các lỗi ngữ pháp căn bản)
Tiêu chí Grammatical Range and Accuracy trong IELTS Speaking
Tiêu chí Pronunciation
Phát âm, nhấn đúng trọng âm (stress), có ngữ điệu (intonation), nhịp điệu (rhythm) lên xuống phù hợp. Không nói quá chậm hay quá nhanh, đồng thời phải ngắt giọng đúng chỗ.
Đọc thêm: Phân tích tiêu chí pronunciation trong IELTS Speaking và các lưu ý khi luyện phát âm
Cấu trúc IELTS Speaking
Phần thi nói kéo dài từ 11-14 phút tùy theo lượng câu hỏi của giám khảo và độ dài câu trả lời của thí sinh. 3 phần thi trong bài thi nói IELTS gồm:
Cấu trúc bài thi IELTS Speaking
Cấu trúc bài thi Speaking IELTS bao gồm 3 phần thi:
Phần 1: Introduction and interview (Giới thiệu và phỏng vấn) (4-5 phút).
Phần 2: Individual long turn (Lượt nói cá nhân) (3-4 phút).
Phần 3: Discussion (Thảo luận) (4-5 phút).
Xem thêm: IELTS Speaking topic hay gặp
Chi tiết về từng phần thi trong cấu trúc IELTS Speaking
Part 1: Introduction and interview
Introduction and interview.
Trong phần 1 của IELTS Speaking, giám khảo sẽ giới thiệu bản thân và yêu cầu thí sinh giới thiệu về mình, đồng thời xác minh danh tính thông qua giấy tờ tùy thân (Thí sinh có thể dùng hộ chiếu, Căn cước Công dân hoặc bằng lái xe).
Sau phần xác minh danh tính, thí sinh sẽ được hỏi những câu hỏi thông thường về những chủ đề quen thuộc như nhà ở, gia đình, công việc, học vấn và sở thích. Phần này tập trung đánh giá phản xạ của thí sinh, cũng như cách trả lời tự nhiên về những chủ đề về cuộc sống hằng ngày.
IELTS Speaking part 1 bao gồm 3 chủ đề, mỗi chủ đề thí sinh sẽ được hỏi tối đa 4 câu hỏi, tổng số câu hỏi là 12 trong phần, trong vòng 4-5 phút. Do đó, thí sinh sẽ có khoảng 20 đến 30 giây cho mỗi câu trả lời. Do vậy, trong part 1, thí sinh nên kéo dài câu trả lời từ 2 đến 3 câu.
Ví dụ phần mở đầu bài thi nói IELTS
Good morning, welcome to the IELTS Test conducted by …
My name is ……………….and I’m your examiner for the speaking test today.
Can you please tell me your full name?
What is your candidate number?
Can you show me your identification please?
Có tất cả 8 dạng câu hỏi trong IELTS Speaking Part 1, bao gồm:
Description Question
Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh mô tả về một người hoặc một thứ gì đó.
Ví dụ:
Tell me about your family.
Tell me about your hometown.
Frequency Questions
Nội dung câu hỏi này là về tần suất của thí sinh đối với các hoạt động khác nhau.
Ví dụ:
How often do you go to the movie?
How often do you eat out?
Preference Questions
Thông thường, câu hỏi này sẽ đưa ra lựa chọn để thí sinh trả lời thích cái gì hơn cái gì
Ví dụ:
Do you prefer eating snacks or healthy food?
Do you prefer comfortable shoes or good-looking shoes?
Like and Dislike
Đây là dạng câu hỏi khá phổ biến và thường được đưa ra ở đầu các chủ đề. Ở dạng này, thí sinh sẽ được hỏi về mức độ yêu thích của mình đối với một đối tượng nào đó.
Ví dụ:
Do you like playing sports?
Do you like doing household chores?
Đọc thêm: Cách trả lời các dạng câu hỏi IELTS Speaking Part 1 – Phần 1 dạng Like and Dislike questions
Popularity Questions
Câu hỏi này thường về thông tin đại chúng về một hay nhiều nhóm người nào đó.
Ví dụ:
Do people in your country like using public transport?
Is football popular in your country?
Questions Regarding Past Experience
Thí sinh sẽ được hỏi về những sự kiện, trải nghiệm đã xảy ra trong quá khứ của thí sinh. Thì sử dụng trong câu trả lời này là thì quá khứ
Ví dụ:
Have you ever had a present?
What did you like doing when you were a child?
Questions Regarding Future Experience
Dạng câu hỏi này về tương lai của thí sinh. Thì sử dụng trong câu trả lời này là thi tương lại
Ví dụ:
Where would you like to live in the future?
Would you change your job in the future?
‘Type of’ Questions
Câu hỏi sẽ hướng tới cá nhân thí sinh, cụ thể hơn là lựa chọn một trong nhiều thể loại của một điều gì đó.
Ví dụ:
What type of sports do you like?
What type of place do you like to live in?
Cách phát triển câu trả lời ăn điểm
IELTS Speaking Part 2: Long turn
Long turn
Trong phần này, thí sinh sẽ được đưa 1 thẻ đề (cue card) và được yêu cầu nói về 1 chủ đề cụ thể trong 2 phút. Bên dưới thẻ đề có 4 gợi ý mà thí sinh nên sử dụng để triển khai các ý trong bài nói của mình.
Trước khi nói, thí sinh sẽ có 1 phút để chuẩn bị về chủ đề này và ghi chú lại những thông tin quan trọng trong bài nói. Sau, đó thí sinh sẽ nói về chủ đề đó trong vòng 1-2 phút. Sau khi thí sinh hoàn thành phần nói của mình, giám khảo sẽ tiếp tục hỏi 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung bài nói (follow-up questions).
Khi trả lời phần thi IELTS Speaking Part 2, thí sinh cần phải:
Nói liên tục về chủ đề cho sẵn trong vòng 1 – 2 phút
Trả lời hết tất cả những câu hỏi phụ trong phần thi của mình bởi vì những câu hỏi phụ này liên quan trực tiếp tới nội dung chủ đề, giúp thí sinh bám sát chủ đề và giúp bài nói đi vào trọng tâm, không bị lan man, lạc đề
Mở rộng thêm bằng cách nói về những sự vật, sự việc liên quan tới chủ đề sau khi đã trả lời hết các câu hỏi phụ (Nếu còn thời gian)
IELTS Speaking Part 3: Two-way discussion
Phần này được thiết kế như 1 cuộc thảo luận 2 chiều giữa thí sinh và giám khảo, giúp thí sinh có nhiều cơ hội để thảo luận sâu hơn về những vấn đề trừu tượng và mang tính xã hội. Trong phần này, giám khảo sẽ hỏi thí sinh những câu hỏi sâu hơn về chủ đề của phần 2 của IELTS Speaking.
Mẹo trả lời câu hỏi IELTS Speaking Part 3
Các dạng câu hỏi trong IELTS Speaking Part 3 bao gồm:
Opinion: What do you think about ‘this’?
Đây là những câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày quan điểm cá nhân là đồng ý hay bất đồng về một ý kiến nào đó.
Ví dụ:
Do you think cars should be banned from city centers?
In your opinion, you think adults always make better decisions than children?
Evaluate: What do you think about someone else’s opinion?
Đây là những câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày những đánh giá về tầm quan trọng/ sự cần thiết hay tính khả thi của một vật hay một hành động.
Ví dụ:
Why do some people enjoy eating out while others do not?
Why do you think some people prefer not to go abroad on holidays?
Future: What do you think will happen in the future?
Đây là những câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày quan điểm về một sự kiện, vấn đề có thể xảy ra trong tương lại.
Ví dụ:
Do you think the climate will be hotter in the future?
What will cars look like in the future?
Cause and Effect: What caused ‘this’ and/or what effects have ‘it’ had?
Đây là những câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày các tác động/ ảnh hưởng của một đối tượng lên một đối tượng khác. Những câu hỏi có nội dung ‘đối tượng A là giải pháp cho 1 vấn đề nào đó’ cũng thuộc dạng câu hỏi này vì phải có tác động/ ảnh hưởng thì mới có thể góp giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
What are the effects of global warming?
How does advertising influence children?
Compare and Contrast: Talk about the difference and/or similarities between two things.
Đây là những câu hỏi yêu cầu thí sinh so sánh và mô tả sự giống hoặc khác nhau giữa 2 đối tượng, so sánh trên khía cạnh được nêu.
Ví dụ:
What’s the difference between man and women’s conversation?
What’s the difference between films and books?
Đọc thêm: Cách trả lời câu hỏi dạng so sánh trong IELTS Speaking Part 3 band 5.5 đến 6.5 – Phần 1
Past: How were things different in the past and how have they changed?
Dạng câu hỏi so sánh với quá khứ hoặc nêu sự thay đổi theo thời gian
Ví dụ:
What is the difference between the games people play now and in the past?
How has teaching changed in your country over the past few decades?
Những chủ đề thường gặp trong speaking
Chi tiết IELTS Speaking topic: Tổng hợp chủ đề thường gặp trong Part 1, Part 2, Part 3
IELTS Speaking topics Part 1: Tổng hợp sample question and answer.
Những chủ đề thường gặp trong IELTS Speaking Part 1.
IELTS Speaking topics Part 2 :
Describe a place (mô tả một địa điểm)
Describe a person (mô tả một người nào đó)
Describe an event (mô tả một sự kiện)
Describe an activity (mô tả một hoạt động)
Describe a thing (mô tả một điều gì đó)
Describe a favourite (mô tả sở thích)
Describe a time (mô tả một lần)
Những chủ đề thường gặp trong IELTS Speaking Part 2.
IELTS Speaking topics Part 3: Do part 3 là những câu hỏi thảo luận sâu hơn về chủ đề được nhắc tới ở part 2 nên các topic thường gặp ở part 3 cũng sẽ giống như các topics thường gặp ở part 2.
IELTS Speaking tips – Những mẹo trả lời câu hỏi đạt band điểm tốt
Ứng dụng quy tắc nuốt âm (elison) vào bài thi IELTS Speaking: Đây là cách giúp người bản xứ phát âm nhanh, đảm bảo việc giao tiếp trở nên dễ dàng, trôi chảy
Cách lên ý tưởng trong IELTS Speaking qua Wh-Questions: mở rộng đáp án bằng việc suy nghĩ tới các câu hỏi bắt đầu với Wh-Questions vô cùng quen thuộc, chẳng hạn như What, Where, When, Why, Who,…
Cách phát triển câu trả lời IELTS Speaking Part 1 cho người mới bắt đầu: Thí sinh nên trả lời đáp án với hai phần: Answer (Trả lời câu hỏi) và Back-up (Bổ sung thông tin cho câu trả lời)
Mẹo trả lời câu hỏi phần thi IELTS Speaking.
Những quan điểm sai lầm về phần thi IELTS Speaking
Phần thi IELTS Speaking Part 1 và Part 3
Thí sinh cần nói dài mới được điểm cao
Phần lớn các thí sinh thi IELTS đều bị ảnh hưởng bởi quan điểm “càng dài càng tốt” trong phần 1 và 3 nên họ thường cố gắng kéo dài câu trả lời của mình hết sức có thể. Việc tìm ý để triển khai câu hỏi không sai, tuy nhiên, việc đi từ ý này đến ý khác hoặc triển khai quá dài sẽ làm câu trả lời lang man, khó hiểu, không tập trung đúng trọng tâm câu hỏi.
Ví dụ về câu trả lời IELTS Speaking part 1 bị kéo dài quá mức:
Do you read for pleasure or to get information? (Bạn thường đọc để giải trí hay đọc để thu thập thông tin?)
⇒ Well, I’m an avid reader so I read books on a daily basis. I like nothing more than to be engrossed in a good book… I regularly take out books from the library and usually read them from cover to cover in no time… and I can’t go to sleep at night without some good bedtime reading. That’s the reason why I mostly read for fun.
(Tạm dịch: Tôi là một người rất hăng say đọc sách, vì thế tôi đọc sách đều đặn mỗi ngày. Tôi không thích gì hơn ngoài việc mải mê đọc một quyển sách hay. Tôi thường mượn sách từ thư viện và thường đọc hết trang này đến trang khác ngay lập tức. Và tôi sẽ chẳng thể nào đi ngủ được nếu không dành một khoản thời gian nhỏ để đọc sách. Đó là lý do tại sao tôi hầu như chỉ đọc sách để giải trí.)
Câu trả lời trên tuy dài nhưng nội dung lại chưa tập trung trả lời câu hỏi “đọc để giải trí hay thu thập thông tin”. Thay vào đó, một câu trả lời ngắn nhưng lại rõ ràng và mạch lạc vẫn sẽ hiệu quả hơn.
Câu trả lời IELTS Speaking part 1 phù hợp hơn:
=> I think I usually read for pleasure because nowadays, I can gain knowledge from different sources of information. Also, when I’m stressed, I usually read something that does not have too much information so that I can let my hair down after a tiring day at work.
(Tạm dịch: Tôi nghĩ tôi thường đọc để giải trí vì ngày nay, tôi có thể nâng cao kiến thức từ những nguồn thông tin khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi khi căng thẳng, tôi thường đọc những tài liệu không có quá nhiều thông tin để tôi có thể thư giản sau một ngày làm việc mệt mỏi.)
Thí sinh sẽ không được điểm cao nếu không có kiến thức về vấn đề được đặt ra trong câu hỏi
Người học nên lưu ý đây là phần thi đánh giá kĩ năng ngôn ngữ, trong trường hợp này là kĩ năng nói, chứ không phải là kì thi kiểm tra kiến thức. Giám khảo sẽ quan tâm đến cách thí sinh diễn đạt ý tưởng/dùng ngôn ngữ như thế nào hơn là nội dung hoặc độ chính xác trong lời nói của thí sinh. Thí sinh hoàn toàn có thể đạt được band điểm mong muốn dù gặp một chủ đề không thật sự quen thuộc với bản thân bằng cách đưa ra lý do tại sao mình không hiểu rõ về vấn đề đó hoặc đưa ra những suy đoán của bản thân về vấn đề đang được hỏi đến.
Ví dụ: " How do teenagers have fun in your country?”
(Thanh thiếu niên ở đất nước của bạn giải trí bằng cách nào?)
⇒ Well, I don’t know.
Với câu trả lời trên, thí sinh đã không tận dụng câu ngôn ngữ để trả lời câu hỏi nên khó có thể đạt band điểm cao. Thay vào đó, thí sinh có thể nói:
“I’m not sure I can answer the question accurately, as I’m not a teenager anymore, but I could tell you about how I used to have fun when I was a teenager. I expect this has changed a lot because…”
(Tạm dịch: Tôi không chắc tôi có thể trả lời câu hỏi này một cách chính xác, vì tôi không còn là thanh thiếu niên nữa, nhưng tôi sẽ nói cho anh nghe về cách tôi đã giải trí khi tôi còn là một thanh niên/trẻ vị thành niên. Tôi đoán việc này đã thay đổi nhiều…)
Điều này chứng minh là thí sinh có thể nói và triển khai ý trong câu hỏi, ngay cả khi không gặp chủ đề quen thuộc. Do vậy, khi không biết câu trả lời cho một câu hỏi nào đó, hãy giải thích tại sao bản thân không biết. Không có câu trả lời nào là đúng/sai trong trường hợp này cả.
Phần thi IELTS Speaking Part 2
Luôn phải ghi chú trong 1 phút chuẩn bị cho IELTS Speaking Part 2
Trong lời dẫn vào IELTS Speaking Part 2, giám khảo sẽ nói: “You have one minute to prepare for what you’re going to say and you can also make notes if you wish.” (Tạm dịch: Bạn có 1 phút để chuẩn bị cho những điều bạn sắp nói và bạn có thể ghi chú nếu bạn muốn.)
Việc ghi chú để hình thành cấu trúc của bài nói hoàn toàn phụ thuộc vào ý thích của thí sinh. Do vậy, nếu thấy phần này không cần thiết, thí sinh có thể suy nghĩ về cấu trúc bài và không ghi chú, hoặc yêu cầu được bắt đầu nói mà không cần 1 phút chuẩn bị.
Thí sinh cần phải dùng tất cả những ý được liệt kê trong đề IELTS Speaking part 2
Trong thẻ Speaking part 2, sẽ có 1 chủ đề chính và liệt kê bên dưới là 4 câu hỏi giúp thí sinh xây dựng nên nội dung bài nói. Nhiều thí sinh vẫn thường lầm tưởng phải cần trả lời tất cả các phần trong IELTS Speaking part 2, nếu không sẽ bị trừ điểm, nhưng thực tế không cần thiết phải như vậy.
Những câu hỏi bên dưới chủ đề chính chỉ là những gợi ý mà thí sinh có thể tham khảo để xây dựng bài nói của mình.
Describe a time you could not use the mobile phone
You should say:
When it was
Where it was
Why you could not use your mobile phone
And how you felt about it
Một lưu ý khác là trong đề bài cũng ghi “You should say” (Bạn nên nói), chứ không phải “You must say” (Bạn phải nói). Do vậy, nếu không có ý tưởng/không thể diễn đạt được một gợi ý nào đó, thí sinh hoàn toàn có thể bỏ gợi ý này và tập trung nhiều hơn vào những phần khác hoặc sắp xếp bài nói theo cấu trúc phù hợp với bản thân.
Những quan điểm sai lầm khác về phần thi IELTS Speaking
Giọng giống “Tây” thì mới đạt điểm speaking cao
Bài thi IELTS Speaking đòi hỏi thí sinh phát âm theo quy chuẩn (theo bảng phiên âm IPA), từ ngữ khi nói rõ ràng và dễ hiểu chứ không đánh giá về phương ngữ (accent). Vì vậy, thí sinh không phải lo ngại việc mình có giọng nói không giống người bản xứ hoặc không nhất quán.
Điều quan trọng là thí sinh cần luyện tập phát âm theo đúng phiên âm Quốc tế, thí sinh có thể nói theo giọng Anh (British English), Mỹ (American English) hay Úc (Australian English) đều được.
Tuy nhiên, nếu muốn đạt band điểm trên 7 cho tiêu chí pronunciation thì thí sinh không nên để giọng điệu của ngôn ngữ mẹ đẻ ảnh hưởng nhiều trong quá trình nói tiếng Anh.
Nói ngập ngừng sẽ không được band điểm cao trong phần thi nói IELTS
Ngập ngừng nghĩa là thí sinh dừng/ngắt quãng trong quá trình nói vì phải tìm ngôn ngữ diễn đạt
hoặc suy nghĩ ý tưởng cho bài nói của mình. Rất nhiều thí sinh nghĩ rằng để đạt được band điểm cao trong phần thi IELTS Speaking, họ phải nói lưu loát ở mức độ hoàn hảo đến từng câu chữ. Thực chất, đây là một niềm tin hoàn toàn sai lệch do ngập ngừng là một phần hoàn toàn tự nhiên của việc giao tiếp. Ngay cả những người bản xứ cũng ngập ngừng trong quá trình giao tiếp hằng ngày.
Cụ thể hơn, trong cột “Fluency and coherence” (lưu loát và mạch lạc) ở “band descriptor” (bảng tiêu chí đánh giá khả năng speaking) của thí sinh, sự ngập ngừng vẫn được chấp nhận ở những band điểm cao như 7, 8 như sau:
Band 7: may demonstrate language-related hesitation at times (đôi khi biểu lộ những ngập ngừng liên quan đến ngôn ngữ)
Band 8: hesitation is usually content-related (sự ngập ngừng thường là do liên qua đến nội dung bài nói)
Giải thích một cách ngắn gọn thì:
Language-related hesitation: thí sinh ngập ngừng vì họ gặp khó khăn trong việc tìm ngôn ngữ (như từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, …) phù hợp để diễn đạt ý tưởng của mình.
Content-related hesitation: thí sinh ngừng để suy nghĩ về nội dung câu trả lời cho câu hỏi.
Khi ngừng để tìm ngôn ngữ diễn đạt, bài thi IELTS Speaking của thí sinh sẽ trở nên thiếu tự nhiên do bị đứt quãng ở giữa câu trả lời để tìm từ vựng thích hợp. Ngược lại, khi tìm ý tưởng hoặc suy nghĩ cách trả lời câu hỏi, thí sinh sẽ hầu như chỉ ngập ngừng trước khi đưa ra câu trả lời. Ngoài ra, những người nói tiếng Anh ở mức độ thông thạo còn thường chèn một vài từ như “well”, “you know”, “let me see…” khi ngừng để tìm ý tưởng diễn đạt.
Một ví dụ về content-related hesitation:
Q: Do you think people are giving away their right to privacy when they use smartphone apps?
A: Well, let me think… To be honest, I’m not sure whether or not they are giving away their right to privacy. I suppose it depends on the app and what settings a person chooses. For example, …
Trong ví dụ trên, thí sinh không trả lời câu hỏi ngay lập tức mà mở đầu bằng “Well, let me think…” để có thêm thời gian suy nghĩ nhưng vẫn giữ được độ lưu loát của bài thi IELTS Speaking. Nếu ý tưởng đã thông suốt và thí sinh có khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt, sẽ không có sự ngập ngừng trong phần còn lại của câu trả lời.
Một ví dụ về language-related hesitation:
I really enjoyed going to the ballet last year with my mother. It was a…er…um … a rewarding…a…umm……experience.
Sự ngập ngừng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ là không thể tránh khỏi, ngay cả trong tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, thí sinh nên cố gắng giữ bình tĩnh để hạn chế ngập ngừng quá nhiều trong bài nói của mình, một phần để tránh làm mất sự tự nhiên của bài nói, một phần nhằm duy trì sự lưu loát để gây ấn tượng tốt với giám khảo.
Tìm hiểu thêm 5 lỗi ngữ pháp IELTS Speaking thường gặp.
Tổng kết
Vì vây các nguồn thông tin về kì thi IELTS ngày càng tăng cao, trong quá trình chuẩn bị, thí sinh nên sáng suốt sàng lọc, đánh giá thông tin để việc học IELTS đạt được hiệu quả tốt nhất. Các bạn thí sinh có thể tìm hiểu kĩ hơn về bài thi IELTS Speaking qua tài liệu được Anh ngữ ZIM biên soạn dưới đây
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm cấu trúc đề thi IELTS Speaking để làm bài thi IELTS trở nên dễ dàng và đạt được kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm các khóa học IELTS tại ZIM, có thể tham khảo thêm về bảng học phí IELTS hoặc liên hệ ngay với ZIM qua Hotline 1900-2833 nhánh số 1 để được tư vấn thông tin chi tiết.
Bình luận - Hỏi đáp