Bảng kiểm tra (checklist) chi tiết cho bài thi IELTS Speaking

Bài viết giới thiệu các bảng kiểm tra, được xây dựng chi tiết và điều chỉnh theo bài thi IELTS Speaking, để giúp người học tự đánh giá bản thân một cách chính xác và tập trung vào nhận diện và cải thiện những khía cạnh chưa đạt của bài nói, từ đó cải thiện kỹ năng Speaking chung của mình một cách hiệu quả.
bang kiem tra checklist chi tiet cho bai thi ielts speaking

Trong hành trình học và sử dụng tiếng Anh, kỹ năng nói (Speaking) thường được xem là một trong những kỹ năng khó nhất để thành thạo. Không chỉ đòi hỏi sự tự tin và khả năng giao tiếp lưu loát, kỹ năng nói còn cần đến sự chính xác trong việc sử dụng ngữ pháp, từ vựng, cũng như khả năng phát âm đúng và truyền đạt ý tưởng một cách mạch lạc. Đặc biệt, đối với những thí sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi IELTS, kỹ năng nói đóng vai trò quan trọng và có thể là yếu tố quyết định đến việc đạt tổng điểm OVERALL của bạn.

Bài thi IELTS Speaking được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn trong các tình huống giao tiếp thực tế. Để đạt được điểm số cao trong phần thi này, thí sinh không chỉ cần luyện tập thường xuyên mà còn cần phải hiểu rõ các tiêu chí mà giám khảo sẽ dựa vào để chấm điểm. Từ những tiêu chí này, bài viết sẽ thiết kế các bảng kiểm tra để giúp người học tự đánh giá bản thân một cách chính xác và tập trung vào nhận diện và cải thiện những khía cạnh chưa đạt của bài nói, từ đó cải thiện kỹ năng Speaking chung của mình một cách hiệu quả.

Key  Takeaways

Checklist IELTS Speaking là gì?

  • Checklist là công cụ tự đánh giá giúp học viên cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh, đặc biệt là trong việc chuẩn bị cho kỳ thi IELTS.

  • Checklist dựa trên các tiêu chí chấm điểm của bài thi IELTS Speaking, giúp học viên tự đánh giá và điều chỉnh hiệu suất luyện tập.

Cách Sử Dụng Checklist:

  1. Luyện Tập Nói: Thực hành kỹ năng nói qua các bài luyện tập IELTS hoặc trong giao tiếp thực tế.

  2. Đọc Checklist và Tự Đánh Giá: Tự đánh giá bằng cách trả lời “Có” hoặc “Không” cho từng câu hỏi trong checklist.

  3. Phân Tích Kết Quả: Xác định những điểm yếu cần cải thiện dựa trên kết quả tự đánh giá.

  4. Lên Kế Hoạch Cải Thiện: Lập kế hoạch cải thiện dựa trên các khu vực yếu đã xác định.

  5. Theo Dõi Tiến Bộ: Thực hiện lại quy trình này thường xuyên để theo dõi và điều chỉnh phương pháp học tập.

Tính Hiệu Quả của Checklist:

  • Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng checklist tự đánh giá có thể giúp học viên trở thành người học tự định hướng và tăng cường động lực học tập.

  • Học viên sử dụng checklist thường đạt kết quả cao hơn so với nhóm không sử dụng checklist, đặc biệt là ở các học kỳ sau.

Checklist cho IELTS Speaking là gì?

Checklist IELTS Speaking là một công cụ tự đánh giá được thiết kế để hỗ trợ học viên trong việc cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh của mình, đặc biệt là được tinh chỉnh cho kỳ thi IELTS. Mỗi checklist được xây dựng dựa trên các tiêu chí chấm điểm chính của bài thi IELTS Speaking, giúp học viên tự đánh giá và điều chỉnh hiệu suất của mình qua từng lần luyện tập. Công cụ này không chỉ giúp học viên nhận thức rõ hơn về những điểm mạnh và yếu của bản thân mà còn thúc đẩy quá trình học tập trở nên có hệ thống và hiệu quả hơn.

Cách Sử Dụng Checklist

Sử dụng checklist là một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để tự đánh giá và theo dõi tiến bộ của mình trong quá trình luyện tập kỹ năng nói. Dưới đây là các bước cơ bản để sử dụng checklist một cách hiệu quả:

1. Luyện Tập Nói: Thực hành kỹ năng nói của bạn thông qua các bài luyện tập IELTS Speaking hoặc trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh thực tế.

2. Đọc và Đánh Giá: Sau khi luyện tập, hãy đọc qua từng câu hỏi trong checklist và tự đánh giá xem bạn có đáp ứng được yêu cầu của từng tiêu chí hay không. Hãy trả lời “Có” hoặc “Không” cho mỗi câu hỏi dựa trên biểu hiện cụ thể mà bạn quan sát được.

3. Phân Tích Kết Quả: Tổng hợp lại các câu trả lời của bạn và xác định những khu vực mà bạn chưa hoàn thiện hoặc cần cải thiện.

4. Lên Kế Hoạch Cải Thiện: Dựa trên kết quả từ checklist, lập kế hoạch để cải thiện những điểm yếu mà bạn đã xác định. Điều này có thể bao gồm việc tập trung vào một số khía cạnh cụ thể của kỹ năng nói như từ vựng, ngữ pháp, hoặc phát âm.

5. Theo Dõi Tiến Bộ: Thực hiện lại quy trình này thường xuyên để theo dõi tiến bộ của bạn qua thời gian và điều chỉnh phương pháp học tập khi cần thiết.

Cách Sử Dụng Checklist

Tính Hiệu Quả của Checklist trong Quá Trình Học Tập

Nghiên cứu được công bố trong tạp chí International Journal for Research in Education bởi Masoud Mahmoodi-Shahrebabaki (2014) đã chỉ ra rằng việc sử dụng checklist tự đánh giá có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy học viên trở thành người học chủ động và tự định hướng. Trong nghiên cứu này, 115 học viên tiếng Anh tại Iran đã tham gia vào việc điền checklist tự đánh giá hàng tuần trong ba học kỳ liên tiếp. Kết quả cho thấy rằng các học viên sử dụng checklist có điểm trung bình cao hơn đáng kể so với những học viên không sử dụng checklist, đặc biệt là vào học kỳ thứ ba.

Điều này cho thấy rằng việc thường xuyên sử dụng checklist không chỉ giúp học viên cải thiện kỹ năng của mình mà còn có thể tăng cường động lực học tập. Đặc biệt, các học viên nữ trong nghiên cứu đã có điểm số cao hơn đáng kể so với các học viên nam, điều này cho thấy khả năng tự đánh giá và điều chỉnh của checklist có thể phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn đối với một số nhóm đối tượng cụ thể.

Tóm lại, checklist tự đánh giá không chỉ là một công cụ hữu ích để cải thiện kỹ năng nói mà còn giúp học viên trở nên tự tin và có trách nhiệm hơn trong quá trình học tập. Với việc sử dụng checklist, học viên có thể theo dõi tiến độ của mình một cách có hệ thống, nhận ra những điểm cần cải thiện và từ đó, nâng cao khả năng đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS Speaking.

Các tiêu chí chấm điểm của giám khảo trong bài thi IELTS Speaking

Bài thi IELTS Speaking được chấm điểm dựa trên bốn tiêu chí chính, mỗi tiêu chí đều đóng góp quan trọng vào việc xác định năng lực tiếng Anh của thí sinh. Các tiêu chí này bao gồm: Fluency and Coherence (Độ lưu loát và mạch lạc), Lexical Resource (Nguồn từ vựng), Grammatical Range and Accuracy (Phạm vi và độ chính xác ngữ pháp), và Pronunciation (Phát âm). Mỗi tiêu chí sẽ được chấm trên thang điểm từ 1 đến 9, với 9 là mức điểm cao nhất.

Các tiêu chí chấm điểm của giám khảo trong bài thi IELTS SpeakingNguồn ảnh: Edmicro

2.1 Fluency and Coherence (Độ lưu loát và mạch lạc)

Tiêu chí này đánh giá khả năng nói của thí sinh về mặt độ lưu loát và khả năng duy trì cuộc trò chuyện một cách liên tục, không bị gián đoạn. Để đạt điểm cao, thí sinh cần nói với tốc độ vừa phải, không quá chậm cũng không quá nhanh, để người nghe có thể dễ dàng theo dõi và hiểu được nội dung.

Một số dấu hiệu chính của sự lưu loát bao gồm:

Tốc độ nói: Tốc độ nói lý tưởng là không quá chậm, giúp người nghe dễ dàng giữ được mạch liên kết giữa các từ và ý tưởng.

Liên tục trong lời nói: Bài nói không nên bị ngắt quãng quá nhiều bởi các khởi đầu sai, việc lặp lại những từ ngữ không cần thiết, hay dừng lại quá lâu để tìm từ.

Về mặt mạch lạc, tiêu chí này đánh giá khả năng sắp xếp các ý tưởng theo một trình tự logic và dễ hiểu, cũng như sử dụng các từ nối và dấu hiệu diễn ngôn phù hợp để tạo nên một bài nói liên kết chặt chẽ. Một bài nói mạch lạc cần:

Trình tự logic của các câu nói: Các câu cần được sắp xếp một cách hợp lý để người nghe có thể dễ dàng theo dõi luồng ý tưởng.

Sử dụng thiết bị liên kết: Sử dụng đúng các từ nối, đại từ và liên từ để tạo sự kết nối giữa các câu nói và đoạn văn.

Xem thêm: Cải thiện tiêu chí Fluency and Coherence trong IELTS Speaking Band 4,5,6

2.2 Lexical Resource (Nguồn từ vựng)

Tiêu chí này đánh giá khả năng sử dụng từ vựng của thí sinh, bao gồm sự đa dạng của từ ngữ được sử dụng và mức độ chính xác trong việc diễn đạt ý nghĩa. Một vốn từ phong phú không chỉ giúp bạn truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng mà còn thể hiện khả năng linh hoạt trong việc sử dụng tiếng Anh ở nhiều tình huống khác nhau.

Các yếu tố chính của Lexical Resource bao gồm:

Sự đa dạng của từ ngữ: Sử dụng nhiều từ khác nhau để diễn đạt ý tưởng, tránh việc lặp lại cùng một từ nhiều lần.

Sự phù hợp của từ vựng: Từ vựng được sử dụng phải phù hợp với ngữ cảnh, bao gồm việc sử dụng chính xác các từ chỉ nghĩa, phong cách (formal/informal), và sự kết hợp từ (collocations).

Khả năng diễn giải: Khi không biết chính xác từ vựng cần dùng, thí sinh có thể sử dụng các từ khác để diễn đạt ý tưởng mà không làm gián đoạn bài nói.

Xem thêm: Cải thiện điểm tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Writing và IELTS Speaking

2.3 Grammatical Range and Accuracy (Phạm vi và độ chính xác ngữ pháp)

Tiêu chí này tập trung vào khả năng sử dụng chính xác và đa dạng các cấu trúc ngữ pháp trong bài nói. Để đạt điểm cao, thí sinh cần thể hiện sự linh hoạt trong việc sử dụng các cấu trúc câu khác nhau, cũng như đảm bảo rằng các câu đều chính xác về mặt ngữ pháp.

Các yếu tố cần đánh giá trong tiêu chí này bao gồm:

Phạm vi ngữ pháp: Khả năng sử dụng các câu dài, phức tạp, sử dụng đúng các mệnh đề phụ, động từ ở dạng hoàn thành, và các cấu trúc câu khác.

Độ chính xác ngữ pháp: Tần suất lỗi ngữ pháp trong bài nói và mức độ ảnh hưởng của những lỗi này đến khả năng truyền đạt thông tin.

Xem thêm: Cải thiện tiêu chí Grammatical range and Accuracy và Lexical resource trong IELTS Speaking band 5 và 6

2.4 Pronunciation (Phát âm)

Phát âm là tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng các đặc điểm âm vị học của tiếng Anh một cách chính xác và ổn định để truyền đạt ý nghĩa. Để đạt điểm cao, thí sinh cần không chỉ phát âm đúng các âm mà còn biết cách sử dụng ngữ điệu, trọng âm từ và câu để nhấn mạnh và làm rõ ý nghĩa của bài nói.

Một số yếu tố chính của Pronunciation bao gồm:

Chia câu thành các đơn vị có nghĩa: Biết cách ngắt câu đúng chỗ để truyền đạt ý nghĩa một cách rõ ràng.

Sử dụng đúng ngữ điệu và trọng âm: Sử dụng ngữ điệu, nhịp điệu, và liên kết âm để tạo nên một bài nói tự nhiên và dễ hiểu.

Phát âm các âm ở mức từ và âm vị: Phát âm đúng trọng âm của từ, âm nguyên âm và phụ âm, cũng như mức độ dễ dàng của người nghe trong việc hiểu bài nói.

Bằng cách nắm vững bốn tiêu chí này, thí sinh có thể chuẩn bị tốt hơn cho bài thi IELTS Speaking và tăng cơ hội đạt được điểm số cao, đồng thời biết được khía cạnh cần cải thiện của bản thân.

Xem thêm: Phân tích tiêu chí pronunciation trong IELTS Speaking và các lưu ý khi luyện phát âm

Speaking Checklist

Dưới đây là một Speaking checklist bằng tiếng Việt, thiết kế dành cho học sinh nâng cao với mục tiêu đạt 7.0 IELTS Speaking trở lên, dựa trên các khái niệm chấm điểm của từng tiêu chí nói trên và bảng mô tả band điểm chính thức từ Cambridge (Speaking Band Discriptors).
Speaking Checklist

Danh Sách Kiểm Tra IELTS Speaking cho Học Viên Mục Tiêu 5.5 - 6.0

Fluency and Coherence (Độ Lưu Loát và Mạch Lạc)

1. Bạn có thể tiếp tục nói và thể hiện sự sẵn lòng tạo ra những đoạn nói dài không?

Biểu hiện:

  • Tôi có thể nói liên tục trong khoảng thời gian dài mà không cần dừng lại quá nhiều.

  • Tôi sẵn lòng và có khả năng trả lời câu hỏi một cách chi tiết mà không cần nhắc nhở.

  • Tôi không ngừng lại giữa chừng khi đang trả lời câu hỏi.

2. Sự mạch lạc của bạn có bị mất đi vào một số thời điểm do ngập ngừng, lặp lại hoặc tự sửa không?

Biểu hiện:

  • Tôi thường ngập ngừng khi không biết từ hoặc cấu trúc nào cần sử dụng.

  • Tôi lặp lại một số từ hoặc cụm từ để cố gắng diễn đạt rõ ràng hơn.

  • Tôi thường phải tự sửa sai khi nhận ra lỗi trong câu nói của mình.

3. Bạn có sử dụng một loạt các dấu hiệu diễn ngôn, liên từ và các yếu tố liên kết, dù không phải lúc nào cũng phù hợp?

Biểu hiện:

  • Tôi thường sử dụng các từ nối như “and,” “but,” “because,” nhưng đôi khi không phù hợp với ngữ cảnh.

  • Tôi biết cách sử dụng các dấu hiệu diễn ngôn như “Firstly,” “On the other hand,” nhưng đôi khi sử dụng sai chỗ.

  • Các câu của tôi có sử dụng liên từ để liên kết ý, nhưng có thể không luôn mạch lạc.

Lexical Resource (Nguồn Từ Vựng)

1. Vốn từ của bạn có đủ để thảo luận các chủ đề một cách chi tiết không?

Biểu hiện:

  • Tôi có thể thảo luận về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc, nhưng đôi khi gặp khó khăn khi diễn đạt ý tưởng phức tạp.

  • Tôi có đủ từ vựng để nói về nhiều chủ đề khác nhau, nhưng không thể nói sâu về tất cả các chủ đề.

  • Tôi đôi khi gặp khó khăn khi tìm từ thích hợp để diễn đạt ý tưởng của mình.

2. Việc sử dụng từ vựng của bạn có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng ý nghĩa vẫn rõ ràng phải không?

Biểu hiện:

  • Tôi đôi khi sử dụng sai từ hoặc cụm từ, nhưng người nghe vẫn hiểu được ý của tôi.

  • Tôi thường sử dụng từ vựng một cách chính xác, nhưng có những lúc mắc lỗi nhỏ.

  • Tôi có thể sử dụng từ vựng không đúng ngữ cảnh, nhưng ý chính vẫn được truyền đạt.

3. Bạn có thể diễn giải thành công khi cần thiết không?

Biểu hiện:

  • Khi không biết từ hoặc cụm từ chính xác, tôi có thể sử dụng từ khác để diễn đạt ý tương tự.

  • Tôi có thể giải thích một ý tưởng bằng cách sử dụng từ ngữ đơn giản hơn khi gặp khó khăn.

  • Tôi thường có thể tìm cách khác để nói điều mình muốn mà không phải dừng lại quá lâu.

Grammatical Range and Accuracy (Phạm Vi và Độ Chính Xác Ngữ Pháp)

1. Bạn có sử dụng một hỗn hợp các câu ngắn và phức tạp, với một số cấu trúc khác nhau nhưng hạn chế về tính linh hoạt không?

Biểu hiện:

  • Tôi có thể sử dụng cả câu ngắn và câu dài, nhưng cấu trúc câu phức tạp có thể gặp lỗi.

  • Tôi có sử dụng các mệnh đề phụ và câu ghép, nhưng không phải lúc nào cũng đúng ngữ pháp.

  • Các câu của tôi thường là câu đơn giản, với ít sử dụng các cấu trúc phức tạp.

2. Mặc dù có lỗi thường xuyên trong các cấu trúc phức tạp, những lỗi này hiếm khi cản trở việc giao tiếp phải không?

Biểu hiện:

  • Tôi thường mắc lỗi trong cấu trúc câu phức tạp, nhưng người nghe vẫn hiểu được ý tôi muốn nói.

  • Những lỗi ngữ pháp của tôi không làm người nghe khó hiểu hoặc hiểu sai ý.

  • Tôi mắc lỗi ngữ pháp thường xuyên, nhưng chỉ trong các câu phức tạp và không ảnh hưởng nhiều đến sự hiểu biết của người nghe.

Pronunciation (Phát Âm)

1. Bạn có sử dụng nhiều đặc điểm âm vị, nhưng sự kiểm soát chúng không ổn định phải không?

Biểu hiện:

  • Tôi có thể sử dụng các âm như nhấn âm, nối âm, nhưng không phải lúc nào cũng chính xác.

  • Phát âm của tôi không ổn định, đôi khi rõ ràng, đôi khi khó nghe.

  • Tôi nhận thức được các đặc điểm âm vị, nhưng chưa sử dụng thành thạo.

2. Bạn có chia câu thành các đoạn hợp lý, nhưng nhịp điệu có thể bị ảnh hưởng bởi thiếu trọng âm và/hoặc tốc độ nói quá nhanh không?

Biểu hiện:

  • Tôi thường ngắt câu đúng chỗ, nhưng nhịp điệu nói của tôi không đều và có thể quá nhanh.

  • Tốc độ nói của tôi đôi khi làm mất đi trọng âm của từ, gây khó hiểu cho người nghe.

  • Tôi có thể ngắt câu và điều chỉnh nhịp điệu, nhưng đôi khi bị ảnh hưởng bởi tốc độ nói.

3. Bạn có sử dụng ngữ điệu và trọng âm hiệu quả ở một số thời điểm, nhưng không duy trì được trong suốt bài nói không?

Biểu hiện:

  • Tôi có sử dụng ngữ điệu và nhấn mạnh từ ở một số đoạn, nhưng không thường xuyên.

  • Ngữ điệu của tôi thay đổi tùy lúc, có lúc rõ ràng, có lúc đều đều.

  • Tôi chỉ nhấn mạnh từ khi nhớ ra hoặc khi được nhắc nhở.

4. Một số từ hoặc âm có thể bị phát âm sai, nhưng điều này chỉ thỉnh thoảng gây khó hiểu, đúng không?

Biểu hiện:

  • Tôi có thể phát âm sai một số từ, nhưng hầu hết các từ đều được phát âm đúng.

  • Những lỗi phát âm của tôi không xảy ra thường xuyên và không ảnh hưởng nhiều đến sự hiểu biết.

  • Tôi nhận ra rằng có một số từ tôi thường phát âm sai, nhưng người nghe vẫn hiểu ý chính của tôi.

5. Bạn có thể được hiểu rõ ràng trong suốt bài nói mà không cần quá nhiều nỗ lực từ người nghe phải không?

Biểu hiện:

  • Người nghe có thể hiểu tôi mà không cần phải yêu cầu tôi lặp lại nhiều lần.

  • Tôi không phải giải thích lại ý của mình vì phát âm không rõ ràng.

  • Tôi cảm thấy tự tin rằng người nghe có thể hiểu được tất cả những gì tôi nói mà không cần phải cố gắng nhiều.

Danh Sách Kiểm Tra IELTS Speaking cho Học Viên Mục Tiêu 7.0+

Fluency and Coherence (Độ Lưu Loát và Mạch Lạc)

1. Bạn có nói lưu loát, chỉ lặp lại hoặc tự sửa rất ít không?

Biểu hiện:

  • Tôi hiếm khi phải lặp lại hoặc tự sửa lời nói của mình khi diễn đạt.

  • Tôi có thể nói trôi chảy mà không cần dừng lại để suy nghĩ về cấu trúc câu hay từ vựng.

  • Tôi cảm thấy tự tin khi nói mà không gặp phải các lỗi lặp đi lặp lại.

2. Khi có sự ngập ngừng, liệu nó chủ yếu là để chuẩn bị nội dung hơn là tìm từ hay ngữ pháp?

Biểu hiện:

  • Tôi ngập ngừng khi cần suy nghĩ về nội dung tiếp theo, nhưng không phải để tìm từ hoặc cấu trúc ngữ pháp.

  • Ngập ngừng của tôi thường ngắn và không làm gián đoạn mạch nói.

  • Tôi có thể duy trì sự mạch lạc ngay cả khi tôi cần dừng lại để chuẩn bị nội dung.

3. Lời nói của bạn có phù hợp với tình huống và bạn có sử dụng các yếu tố liên kết hiệu quả không?

Biểu hiện:

  • Tôi sử dụng các từ nối và liên từ một cách tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh.

  • Câu nói của tôi luôn được sắp xếp theo trình tự logic và dễ hiểu.

  • Tôi có thể điều chỉnh lời nói của mình theo tình huống, sử dụng các yếu tố liên kết để giữ mạch lạc.

4. Phát triển chủ đề của bạn có mạch lạc và được mở rộng một cách hợp lý không?

Biểu hiện:

  • Tôi có thể trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và phát triển chủ đề một cách đầy đủ.

  • Câu trả lời của tôi không chỉ trả lời câu hỏi mà còn mở rộng, thêm chi tiết và ví dụ.

  • Tôi duy trì mạch lạc từ đầu đến cuối, không bị mất mạch khi mở rộng chủ đề.

Lexical Resource (Nguồn Từ Vựng)

1. Bạn có hoàn toàn linh hoạt và sử dụng từ vựng chính xác trong mọi ngữ cảnh không?

Biểu hiện:

  • Tôi có thể sử dụng từ vựng đa dạng và chính xác cho mọi chủ đề và tình huống.

  • Tôi hiếm khi gặp khó khăn trong việc chọn từ thích hợp cho ngữ cảnh cụ thể.

  • Tôi tự tin rằng vốn từ của mình đủ rộng để xử lý mọi tình huống trong bài thi.

2. Bạn có sử dụng ngôn ngữ chính xác và thành ngữ một cách đều đặn không?

Biểu hiện:

  • Tôi thường xuyên sử dụng thành ngữ và cụm từ idiomatic một cách tự nhiên.

  • Các từ và cụm từ tôi sử dụng thường chính xác và phù hợp với ngữ cảnh.

  • Tôi cảm thấy tự tin khi sử dụng các thành ngữ mà không sợ sai sót.

3. Bạn có thể thảo luận mọi chủ đề một cách linh hoạt với vốn từ rộng không?

Biểu hiện:

  • Tôi có thể nói về nhiều chủ đề khác nhau mà không cần dừng lại để suy nghĩ về từ vựng.

  • Tôi sử dụng các từ vựng phức tạp và chuyên ngành khi cần thiết.

  • Tôi có thể diễn đạt ý tưởng một cách chính xác và đầy đủ nhờ vốn từ rộng.

4. Bạn có sử dụng khéo léo các cụm từ ít phổ biến và thành ngữ, dù có đôi lúc không chính xác không?

Biểu hiện:

  • Tôi tự tin sử dụng các cụm từ và thành ngữ ít phổ biến, dù có thể có một số lỗi nhỏ.

  • Tôi thường xuyên sử dụng từ ngữ phức tạp mà không gặp nhiều khó khăn.

  • Các lỗi từ vựng của tôi ít xảy ra và không ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người nghe.

5. Bạn có thể diễn giải hiệu quả khi cần không?

Biểu hiện:

  • Khi gặp khó khăn trong việc chọn từ chính xác, tôi có thể nhanh chóng diễn giải ý tưởng bằng cách sử dụng từ khác.

  • Tôi hiếm khi phải dừng lại hoặc lặp lại vì không tìm được từ thích hợp.

  • Tôi tự tin rằng tôi có thể giải thích mọi ý tưởng mà không làm gián đoạn sự mạch lạc của bài nói.

Grammatical Range and Accuracy (Phạm Vi và Độ Chính Xác Ngữ Pháp)

1. Các cấu trúc câu của bạn có chính xác và chuẩn xác, chỉ trừ những ‘lỗi’ giống như người bản ngữ không?

Biểu hiện:

  • Các câu của tôi hầu như không có lỗi ngữ pháp, ngoại trừ những lỗi nhỏ không đáng kể.

  • Tôi sử dụng các cấu trúc phức tạp một cách tự tin và chính xác.

  • Những lỗi tôi mắc phải thường là lỗi nhỏ giống như của người bản ngữ, không ảnh hưởng đến sự hiểu biết.

2. Bạn có sử dụng linh hoạt nhiều loại cấu trúc khác nhau không?

Biểu hiện:

  • Tôi có thể sử dụng cả câu đơn giản và câu phức tạp mà không gặp khó khăn.

  • Tôi sử dụng linh hoạt các cấu trúc câu khác nhau để thể hiện ý tưởng một cách tốt nhất.

  • Tôi tự tin khi sử dụng nhiều loại cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong bài nói của mình.

3. Phần lớn các câu của bạn có không có lỗi ngữ pháp không?

Biểu hiện:

  • Hầu hết các câu của tôi đều không có lỗi ngữ pháp.

  • Tôi thường xuyên kiểm tra và sửa lỗi ngữ pháp trong quá trình nói.

  • Tôi cảm thấy tự tin rằng người nghe sẽ không gặp khó khăn trong việc hiểu tôi do lỗi ngữ pháp.

4. Các lỗi nếu có, có không hệ thống và chỉ thỉnh thoảng ảnh hưởng đến độ chính xác không?

Biểu hiện:

  • Các lỗi ngữ pháp của tôi không thường xuyên và không có quy luật.

  • Khi mắc lỗi, tôi nhanh chóng nhận ra và sửa chữa mà không làm gián đoạn bài nói.

  • Các lỗi nhỏ không ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người nghe hoặc làm giảm chất lượng bài nói của tôi.

Pronunciation (Phát Âm)

1. Bạn có sử dụng đầy đủ các đặc điểm âm vị để truyền đạt ý nghĩa chính xác và tinh tế không?

Biểu hiện:

  • Tôi biết cách sử dụng nhấn âm, nối âm và các đặc điểm âm vị để làm rõ ý nghĩa trong câu nói.

  • Phát âm của tôi rõ ràng và dễ hiểu, ngay cả khi sử dụng các từ khó.

  • Tôi cảm thấy tự tin trong việc điều chỉnh âm điệu và nhấn mạnh để truyền đạt ý tưởng một cách chính xác.

2. Bạn có duy trì và linh hoạt sử dụng các đặc điểm của liên kết âm trong suốt bài nói không?

Biểu hiện:

  • Tôi biết cách liên kết âm một cách tự nhiên và duy trì nó trong suốt bài nói.

  • Liên kết âm của tôi giúp lời nói trở nên trôi chảy và dễ hiểu hơn.

  • Tôi cảm thấy tự tin rằng cách tôi liên kết âm giúp tăng cường sự mạch lạc và hiểu biết cho người nghe.

3. Bạn có thể được hiểu một cách dễ dàng trong suốt bài nói không?

Biểu hiện:

  • Người nghe hiếm khi phải yêu cầu tôi lặp lại hoặc giải thích lại do phát âm của tôi.

  • Tôi nói rõ ràng và dễ hiểu, ngay cả khi nói nhanh hoặc sử dụng các từ khó.

  • Tôi cảm thấy tự tin rằng người nghe có thể hiểu toàn bộ nội dung bài nói của tôi mà không gặp khó khăn.

4. Giọng của bạn có không hoặc chỉ ảnh hưởng tối thiểu đến sự dễ hiểu không?

Biểu hiện:

  • Giọng của tôi không gây khó khăn cho người nghe trong việc hiểu tôi.

  • Tôi có thể điều chỉnh giọng của mình để đảm bảo rằng tất cả người nghe đều có thể hiểu tôi rõ ràng.

  • Tôi tự tin rằng giọng của tôi không làm giảm chất lượng giao tiếp hoặc gây hiểu lầm.

5. Bạn có duy trì nhịp điệu, trọng âm và ngữ điệu phù hợp trong các câu dài không?

Biểu hiện:

  • Tôi duy trì nhịp điệu và ngữ điệu trong suốt bài nói, ngay cả khi nói trong thời gian dài.

  • Tôi biết cách sử dụng trọng âm để làm nổi bật ý tưởng quan trọng trong câu nói.

  • Ngữ điệu của tôi giúp làm rõ ý nghĩa và tăng cường sự hiểu biết của người nghe.

6. Các sai sót về trọng âm và ngữ điệu nếu có, có ít và không gây gián đoạn không?

Biểu hiện:

  • Tôi hiếm khi gặp lỗi về trọng âm và ngữ điệu, và nếu có, nó không ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người nghe.

  • Các lỗi về nhịp điệu và ngữ điệu của tôi không làm gián đoạn mạch nói hoặc làm người nghe mất tập trung.

  • Tôi cảm thấy tự tin rằng sự kiểm soát ngữ điệu của tôi đủ tốt để duy trì sự mạch lạc trong bài nói.

Checklist chi tiết này giúp học sinh nâng cao tự đánh giá kỹ lưỡng hơn về khả năng của mình, đảm bảo rằng họ hiểu rõ các biểu hiện cụ thể của từng tiêu chí để có thể cải thiện và chuẩn bị tốt hơn cho bài thi IELTS Speaking.

Học viên cũng có thể sử dụng checklist trên để theo dõi sự cải thiện của bản thân cũng như xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân mình nhất.

Xem thêm:

Tổng kết

Checklist tự đánh giá là một công cụ hữu ích và hiệu quả trong việc cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh, đặc biệt là đối với các học viên chuẩn bị cho kỳ thi IELTS Speaking. Việc sử dụng checklist không chỉ giúp học viên nhận thức rõ hơn về điểm mạnh và yếu của mình mà còn thúc đẩy họ trở thành những người học tự định hướng và có hệ thống.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên sử dụng checklist có thể dẫn đến kết quả học tập cao hơn, khẳng định giá trị của công cụ này trong quá trình luyện tập và chuẩn bị cho kỳ thi. Do đó, học viên nên tận dụng checklist như một phần quan trọng trong chiến lược học tập của mình để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi IELTS Speaking.

Trích dẫn

  1. Mahmoodi-Shahrebabaki, Masoud, Using Self-Assessment Checklists to Make English Language Learners Self-Directed (2014). International Journal for Research in Education (IJRE), Vol. 3, No. 6, October-November 2014, Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2537529

  2. "IELTS Speaking Key Assessment Criteria." assets.ctfassets.net/unrdeg6se4ke/4DZCmzIex91DnaiSse107D/7efc31d967fd91b322fea2863e4c0b18/ielts-speaking-key-assessment-criteria.ashx.pdf.

  3. "Speaking Band Descriptors."takeielts.britishcouncil.org/sites/default/files/ielts_speaking_band_descriptors.pdf.

Tham vấn chuyên môn
Ngô Phương ThảoNgô Phương Thảo
Giáo viên
Triết lý giáo dục: "Không ai bị bỏ lại phía sau" (Leave no one behind). Mọi học viên đều cần có cơ hội học tập và phát triển phù hợp với mức độ tiếp thu và tốc độ học tập riêng của mình.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu