Banner background

Reading - Unit 3 - Tiếng Anh 12 Global Success (Trang 35, 36, 37)

Bài viết cung cấp đáp án chính xác kèm giải thích chi tiết bài tập Unit 3: Reading - Tiếng Anh lớp 12 Global Success (Trang 35, 36, 37). Nội dung được biên soạn bởi đội ngũ chuyên môn tại Anh Ngữ ZIM để giúp học sinh nắm vững kiến thức và học tập hiệu quả môn Tiếng Anh 12 Unit 3.
reading unit 3 tieng anh 12 global success trang 35 36 37

Trong SGK Tiếng Anh lớp 12 Unit 3 chủ đề Green living, học sinh được tiếp cận với chủ đề sống xanh. Nội dung Unit 3 tập trung vào các từ vựng về lối sống xanh và những từ vựng liên quan. Bên cạnh đó, bài học cũng cung cấp kiến thức ngữ pháp về động từ đi kèm tân ngữ và mệnh đề quan hệ với “which”. Trong bài viết này, tác giả đưa ra lời giải chi tiết cho bài tập SGK Tiếng Anh lớp 12 Unit 3 phần Reading.

Key takeaways:

Reading

  • Đọc bài đọc về các cách sống xanh

  • Từ vựng mới trong bài đọc: cardboard boxes, leftovers, contaminated, rinse out.

Bài 1

1.

  • Đáp án: C (450)

  • Dịch nghĩa: Phải mất khoảng 450 năm để một chai nhựa phân hủy trong lòng đất.

2.

  • Đáp án: C (13 billion)

  • Dịch nghĩa: Khoảng 13 tỷ chai nhựa bị vứt đi mỗi năm. 

3.

  • Đáp án: A (100 million)

  • Dịch nghĩa: Túi nhựa và rác thải nhựa khác giết chết khoảng 100 triệu động vật biển mỗi năm.

4.

  • Đáp án: A (100%)

  • Dịch nghĩa: Gần 100% lượng nhựa từng được sản xuất vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

image-alt

Bài 2

Dịch nghĩa:

SỐNG XANH VỚI NHỰA!

Nhựa đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta; tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng nhựa mất tới 1.000 năm để phân hủy trong bãi rác. Chúng ta có thể tận hưởng sự tiện lợi của nhựa và một thế giới xanh hơn cùng một lúc không? Độc giả của chúng tôi đã gửi cho chúng tôi nhiều email với các mẹo hữu ích trong tuần này.

... Tôi cố gắng sử dụng ít túi nhựa hơn khi mua sắm. Siêu thị gần nhà tôi thậm chí còn cung cấp hộp giấy bìa cứng để tôi có thể đóng gói hàng tạp hóa và loại bỏ bao bì nhựa! Khi phải sử dụng túi nhựa, tôi cố gắng tái sử dụng chúng nhiều lần thay vì vứt chúng đi sau một lần sử dụng. ...

(Hai, 18)

… Tôi biết việc mua một chai nước từ máy bán hàng tự động hoặc siêu thị rất tiện lợi; tuy nhiên, tôi luôn mang theo chai nước tái sử dụng của mình. Tất cả những gì tôi phải nhớ là đổ đầy chai trước khi đến trường, sau đó sử dụng các trạm tiếp nước hoặc vòi uống nước ở trường. ...

(Phuong, 16)

... Tôi luôn tái sử dụng hộp nhựa đựng đồ ăn mang đi. Tôi dùng chúng để đựng các phần thức ăn đã nấu chín và giữ thức ăn thừa trong tủ lạnh, điều này cũng tốt hơn cho môi trường. ...

(Hoang, 15)

… Tôi đã biết rằng hầu hết các hộp nhựa đều có số ở dưới cùng để chỉ loại nhựa mà chúng được làm từ. Vì vậy, khi bạn tái chế một chai, ví dụ, hãy tháo nắp vì chai thường có số 1 trong khi nắp thường có số 5. ​​Số 1 và 2 là loại nhựa được chấp nhận rộng rãi nhất để tái chế. ...

(Ha, 16)

...Khi tôi bắt đầu tái chế, tôi đã phạm sai lầm khi cho một số hộp nhựa đựng đồ ăn mang đi có một số thức ăn thừa vào thùng tái chế. Ngày hôm sau, toàn bộ thùng đã bị nhiễm bẩn, vì vậy tất cả các vật liệu tái chế đều được đưa đến bãi rác thay thế. Vì vậy, bây giờ tôi luôn rửa sạch các hộp đựng trước khi tái chế chúng. ...

(Binh, 17)

1. cardboard boxes /ˈkɑːd.bɔːd bɒksiz/: hộp bìa cứng - c 

2. leftovers /ˈleftˌəʊ.vərz/: thức ăn thừa -

3. contaminated /kənˈtæm.ɪ.neɪ.tɪd/: nhiễm độc, nhiễm khuẩn -

4. rinse out /rɪns aʊt/: xối nước, rửa sạch - b 

image-alt

Bài 3

1.

  • Đáp án: cardboard boxes

  • Từ khóa câu hỏi: plastic packaging

  • Từ loại cần điền: danh từ 

  • Loại thông tin cần điền: vật dụng

  • Vị trí thông tin: Ở đoạn số 1, dòng 4-7 có thông tin “The supermarket near … of plastic packaging.”

  • Giải thích: Đoạn văn cho biết siêu thị gần nhà cung cấp các hộp giấy bìa cứng (cardboard boxes) nên tác giả có thể đóng gói đồ tạp hóa và tránh (“get rid of” khớp với “instead of” trong đề) bao bì nhựa (plastic packaging). Đây là một cách có thể giảm nhựa sử dụng một lần. Vì vậy, đáp án là “cardboard boxes”. 

2.

  • Đáp án: reusable 

  • Từ khóa câu hỏi: water bottle

  • Từ loại cần điền: danh từ 

  • Loại thông tin cần điền: vật dụng

  • Vị trí thông tin: Ở đoạn số 2, dòng 4-5 có thông tin “...; however, I always … reusable water bottle.”

  • Giải thích: Đoạn văn cho biết tác giả luôn mang theo bình bước có thể tái sử dụng (reusable water bottle). Đây là một cách có thể giảm nhựa sử dụng một lần. Vì vậy, đáp án là “reuseable”. 

3.

  • Đáp án: plastic bags

  • Từ khóa câu hỏi: many times

  • Từ loại cần điền: danh từ 

  • Loại thông tin cần điền: vật dụng

  • Vị trí thông tin: Ở đoạn số 1, dòng 7-11 có thông tin “When I must … a single use.” 

  • Giải thích: Đoạn văn cho biết khi tác giả phải sử dụng túi nhựa, tác giả cố gắng tái sử dụng chúng nhiều lần (“again and again” khớp với “many times” trong đề). Đây là một cách có thể tái sử dụng nhựa sử dụng một lần. Vì vậy, đáp án là “plastic bags”. 

4.

  • Đáp án: numbers

  • Từ khóa câu hỏi: avoid plastics, hard to recyle

  • Từ loại cần điền: danh từ 

  • Loại thông tin cần điền: cái gì đó liên quan đến nhựa

  • Vị trí thông tin: Ở đoạn số 4, dòng 5-9 có thông tin “So when you … plastics for recycling.” 

  • Giải thích: Đoạn văn cho biết tác giả bỏ nắp chai (“remove the cap” khớp với “avoid” trong đề) vì nắp chai thường là loại nhựa số 5 trong khi đó số 1 và 2 mới là loại nhựa được chấp nhận rộng rãi nhất để tái chế. Có thể suy ra, tác giả tránh nhựa số 5, loại nhựa khó tái chế (hard to recyle). Vì vậy, đáp án là “numbers”.

5.

  • Đáp án: rinse out 

  • Từ khóa câu hỏi: containers

  • Từ loại cần điền: động từ 

  • Loại thông tin cần điền: hành động đối với đồ đựng

  • Vị trí thông tin: Dòng 7-8 đoạn 5 có thông tin “So now I … recycling them.”

  • Giải thích: Đoạn văn cho biết tác giả luôn xối nước (rinse out) các đồ chứa trước khi tái chế chúng. Đây là một cách có thể tái chế nhựa sử dụng một lần. Vì vậy, đáp án là “rinse out”. 

image-alt

Bài 4

1.

  • Đáp án: e. Binh

  • Vị trí thông tin: Đoạn 5 có thông tin “When I started … before recycling them.”

  • Giải thích: Bài đọc cho biết Bình đã mắc sai lầm khi bỏ các đồ đựng nhựa mang đi cùng với đồ ăn thừa vào thùng rác tái chế. Ngày tiếp theo, cả thùng rác bị nhiễm độc. Sau đó Bình luôn xối nước đồ chứa trước khi tái chế. Có thể suy ra tác giả đã rút ra bài học từ lỗi sai về cách tái chế đúng. Vì vậy, đáp án là e. 

2.

  • Đáp án: a. Hai

  • Vị trí thông tin: Đoạn 1 có thông tin “The supermarket near … of plastic packaging.”

  • Giải thích: Bài đọc cho biết siêu thị gần nhà Hải cung cấp các hộp giấy bìa cứng nên tác giả có thể đóng gói đồ tạp hóa và tránh bao bì nhựa. Có thể suy ra, lối sống xanh của Hải được hỗ trợ bởi một doanh nghiệp địa phương. Vì vậy, đáp án là a. 

3.

  • Đáp án: d. Ha

  • Vị trí thông tin: Đoạn 4 có thông tin “I have learnt … they're made of.”

  • Giải thích: Bài đọc cho biết tác giả đã học biết được rằng hầu hết các đồ chứa bằng nhựa có số ở dưới đáy để cho biết loại nhựa chúng được làm. Có thể suy ra, Hà đã biết các biểu tượng tái chế để giúp quá trình tái chế. Vì vậy, đáp án là d. 

4.

  • Đáp án: b. Phuong

  • Vị trí thông tin: Đoạn b có thông tin “... fountains at school.”

  • Giải thích: Bài đọc cho biết Phương sử dụng trạm tiếp nước hoặc vòi nước uống ở trường. Có thể suy ra, thói quen sống xanh của Phương phụ thuộc vào các cơ sở nước uống tại địa phương. Vì vậy, đáp là b. 

5.

  • Đáp án: c. Hoang

  • Vị trí thông tin: Đoạn b có thông tin “I always reuse … takeaway containers.”

  • Giải thích: Bài đọc cho biết Hoàng luôn tái sử dụng đồ chứa bằng nhựa mang đi. Vì vậy, đáp án là c. 

Bài 5

Câu trả lời mẫu:

I have a habit that is similar to Phuong’s habit. I always fill my reusable water bottle before going to school so that I won’t buy single-use bottles. Moreover, I avoid using plastic bags when going shopping like Hai. I think I will adopt Ha’s habit in the future because identifying types of plastics is new to me, and not many people know the symbols printed on plastic products. Therefore, I will share this knowledge with others.

Tôi có một thói quen giống như thói quen của Phương. Tôi luôn đổ đầy bình nước tái sử dụng của mình trước khi đến trường để không mua chai dùng một lần. Hơn nữa, tôi tránh sử dụng túi nilon khi đi mua sắm như Hải. Tôi nghĩ mình sẽ học theo thói quen của Hà trong tương lai vì việc nhận biết các loại nhựa còn mới đối với tôi và không nhiều người biết các ký hiệu được in trên các sản phẩm nhựa. Vì vậy, tôi sẽ chia sẻ kiến ​​thức này với mọi người.

Giải tiếng Anh 12 Unit 1: Green Living:

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ đáp án và giải thích chi tiết bài tập SGK Tiếng Anh 12 Unit 3: Reading. Thông qua bài viết trên, Anh ngữ ZIM hy vọng rằng học sinh sẽ tự tin học tập tốt với môn Tiếng Anh 12 Global Success. Ngoài ra, Anh ngữ ZIM hiện đang tổ chức các khóa học IELTS với chương trình học cá nhân hóa giúp học sinh THPT chinh phục bài thi IELTS, phát triển kiến thức xã hội và tự tin sử dụng tiếng Anh.


Tài liệu tham khảo:

Hoàng, Văn Vân. Tiếng Anh 12 Global Success. NXB Giáo Dục Việt Nam.

Tham vấn chuyên môn
Thiều Ái ThiThiều Ái Thi
GV
“Learning satisfaction matters” không chỉ là phương châm mà còn là nền tảng trong triết lý giáo dục của tôi. Tôi tin chắc rằng bất kỳ môn học khô khan nào cũng có thể trở nên hấp dẫn dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên. Việc giảng dạy không chỉ đơn thuần là trình bày thông tin mà còn khiến chúng trở nên dễ hiểu và khơi dậy sự tò mò ở học sinh. Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, kết hợp việc tạo ra trải nghiệm tương tác giữa giáo viên và người học, tôi mong muốn có thể biến những khái niệm phức tạp trở nên đơn giản, và truyền tải kiến thức theo những cách phù hợp với nhiều người học khác nhau.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...