Banner background

IELTS 5.5 có khó không? Lộ trình cụ thể cho người học từ 0 lên 5.5

Bài viết cung cấp thông tin về lợi ích của IELTS 5.5, phân tích các tiêu chí để đạt được band điểm này và lộ trình học IELTS từ 0 - 5.5 chi tiết.
ielts 55 co kho khong lo trinh cu the cho nguoi hoc tu 0 len 55

Chứng chỉ IELTS là một chứng chỉ ngoại ngữ về tiếng Anh quen thuộc hiện nay và nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập IELTS, việc nắm rõ các lợi ích của từng mức điểm cụ thể sẽ giúp cho quá trình luyện tập của thí sinh được gọn gàng hơn. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ tập trung vào mức điểm IELTS 5.5, cụ thể hơn là các lợi ích khi sở hữu IELTS 5.5, các tiêu chí để đạt được mức điểm trên và lộ trình học chi tiết 0 - 5.5 cho người đọc.

Key takeaways

  • Chứng chỉ IELTS 5.5 có thể đem đến một số lợi ích như: xét tuyển đại học, cơ hội việc làm, cơ hội tiếp cận thông tin.

  • Mức điểm IELTS 5.5 có độ khó trung bình-cao, tuy nhiên mức điểm này yêu cầu thí sinh cần phải dành thời gian ôn luyện khoảng 12 tháng để hoàn thiện lộ trình 0 - 5.5.

  • Để đạt được mức điểm 5.5 cho kỹ năng Listening, thí sinh cần chọn đúng đáp án trong khoảng 20-22 câu.

  • Để đạt được mức điểm 5.5 cho kỹ năng Reading, thí sinh cần chọn đúng đáp án trong khoảng 20-22 câu.

  • Kỹ năng Writing sẽ được chấm điểm dựa trên 4 tiêu chí: Task achievement, Coherence and Cohesion, Lexical Resource, Grammatical Range and Accuracy.

  • Kỹ năng Speaking sẽ được chấm điểm dựa trên 4 tiêu chí: Fluency and coherence, Lexical Resource, Grammatical range and Accuracy, Pronunciation.

  • Lộ trình học IELTS từ 0 đến 5.5 được chia thành 4 giai đoạn cụ thể với từng phần tập trung khác nhau.

IELTS 5.5 là cao hay thấp và làm được gì?

Hiện tại, chứng chỉ IELTS 5.5 có mức điểm tối đa là 9.0. Vì vậy, mức điểm IELTS 5.5 có thể được đánh giá là một mức điểm trung bình - cao so với thang điểm tổng của chứng chỉ trên. Vì vậy, với mức điểm IELTS 5.5, thí sinh có thể sở hữu nhiều cơ hội tốt như sau:

Miễn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh

Theo đề án tốt nghiệp của năm 2023, thí sinh sở hữu chứng chỉ IELTS với mức điểm từ 4.0 trở lên có thể sử dụng chứng chỉ IELTS của bản thân để quy đổi sang điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh (tùy vào nguyện vọng của thí sinh). 

Xét tuyển vào Đại học

Hiện nay, một số trường đại học có phương thức xét tuyển sớm dành cho học sinh mà có yêu cầu đối với chứng chỉ IELTS. Mặc dù đối với mỗi trường đại học sẽ có hệ thống quy đổi điểm chứng chỉ IELTS độc lập, tuy nhiên mức điểm IELTS 5.5 cũng có thể được quy đổi ra số điểm trung-bình cao. Ví dụ như với trường Đại học kinh tế Quốc dân (Hà Nội), mức điểm IELTS 5.5 sẽ được quy đổi thành 8 điểm hoặc đối với trường Đại học Thương mại (Hà Nội), mức điểm IELTS 5.5 sẽ được quy đổi thành 8 điểm.

Cơ hội tiếp cận tài liệu

Hiện nay có rất nhiều tài liệu hoặc truyện, tiểu thuyết được viết bằng tiếng Anh và không có bản dịch tiếng Việt. Vì vậy, mức điểm IELTS 5.5 có thể giúp cho thí sinh có khả năng đọc, hiểu với các tài liệu trên để khám phá thêm nhiều kiến thức mới. Ngoài ra, thí sinh cũng có thể đọc, hiểu các thông tin điện tử như báo điện tử hay xem phim.

Cơ hội việc làm

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp quốc tế xuất hiện ở Việt Nam đang ngày càng nhiều. Mức điểm IELTS 5.5 thể hiện rằng thí sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt để có thể giao tiếp trong công việc. Vì vậy, đây có thể là một điểm sáng trong hồ sơ ứng tuyển của bất kỳ ai.

IELTS 5.5 có khó không? Các tiêu chí đạt IELTS 5.5

Như đã phân tích ở trên, mức điểm IELTS 5.5 được đánh giá là mức điểm trung bình-cao và mang đến nhiều cơ hội trong cuộc sống. Vì vậy, mức điểm này cũng yêu cầu một quá trình học tập và luyện tập dài đến từ thí sinh.

Theo quy định tính điểm IELTS, điểm IELTS Overall của thí sinh sẽ là trung bình cộng của điểm số của 4 kỹ năng trong bài thi (Listening, Reading, Speaking, Writing). Vì vậy, thí sinh không cần đạt chính xác mức điểm 5.5 đối với mỗi kỹ năng để đạt mức IELTS Overall 5.5 mà có thể bù, trừ ở từng kỹ năng khác nhau. Đối với mỗi kỹ năng, thí sinh cần đạt được trình độ như sau để đạt mức điểm IELTS 5.5.

Listening

Thí sinh cần có số câu trả lời đúng trong khoảng 20-22 câu.

Reading

Thí sinh cần có số câu trả lời đúng trong khoảng 20-22 câu.

Writing

Phần thi Writing của chứng chỉ IELTS sẽ gồm 2 phần đó là Writing task 1 và Writing task 2.

Writing task 1

Đối với bài Writing task 1, mức điểm của bài viết sẽ là trung bình cộng điểm của 4 tiêu chí: Task achievement, Coherence and Cohesion, Lexical resource và Grammatical range. Tuy nhiên, theo như quy định chấm điểm, mức điểm của từng tiêu chí sẽ chỉ có thể là mức điểm chẵn. Vì vậy, để đạt mức điểm IELTS 5.5, thí sinh có thể đạt được mức điểm cụ thể cho từng tiêu chí như sau: 5.0 cho Task achievement, 5.0 cho Coherence and Cohesion, 6.0 cho Lexical resource và 6.0 cho Grammatical range.

  • Task achievement: Bài viết của thí sinh đã trả lời được câu hỏi của đề bài, tuy nhiên cách thức trình bày có thể chưa phù hợp. Một số đặc điểm đã được làm nổi bật nhưng vẫn tồn tại sự máy móc trong quá trình viết. Ngoài ra, thí sinh có thể đã không đưa ra đầy đủ số liệu để củng cố cho những thông tin trong bài viết. Bài viết của thí sinh tập trung vào tiểu tiết và không làm rõ được tổng quát và vẫn còn tồn tại một số thông tin không liên quan, không phù hợp hoặc không chính xác.

  • Coherence and Cohesion: Thí sinh trình bày bài viết vẫn còn thiếu tính logic và thiếu sự tổng quát, mạch liên kết của toàn bài. Các nội dung trong bài có thể hiện sự gắn kết với nhau nhưng cách viết câu không có sự gắn kết chặt chẽ. Thí sinh sử dụng quá ít/ quá nhiều công cụ nối nhưng thiếu tính chính xác. Lỗi lặp vẫn còn tồn tại trong bài viết do việc sử dụng không đủ hoặc không chính xác các công cụ thay thế.

  • Lexical resource: Thí sinh có lượng từ vựng vừa đủ để diễn đạt những thông tin cần thiết, tuy nhiên vẫn tồn tại một số trường hợp lựa chọn từ vựng không phù hợp, mặc dù không gây cản trở đến việc đọc hiểu. Ngoài ra vẫn tồn tại một số lỗi chính tả hoặc lỗi hình thành từ.

  • Grammatical Range and Accuracy: Thí sinh có khả năng sử dụng kết hợp giữa các dạng câu đơn giản và phức tạp nhưng tính linh hoạt vẫn bị hạn chế. Ngoài ra, các câu phức tạp có độ chính xác thấp hơn so với câu cơ bản. Hơn thế nữa vẫn tồn tại một số lỗi về ngữ pháp và dấu câu nhưng không gây cản trở việc đọc hiểu.

Xem chi tiết: Tiêu chí chấm điểm IELTS Writing Task 1.

Writing task 2

Đối với bài Writing task 2, mức điểm của bài viết sẽ là trung bình cộng điểm của 4 tiêu chí: Task response, Coherence and Cohesion, Lexical resource và Grammatical range. Tuy nhiên, theo như quy định chấm điểm, mức điểm của từng tiêu chí sẽ chỉ có thể là mức điểm chẵn. Vì vậy, để đạt mức điểm IELTS 5.5, thí sinh có thể đạt được mức điểm cụ thể cho từng tiêu chí như sau: 5.0 cho Task response, 5.0 cho Coherence and Cohesion, 6.0 cho Lexical resource và 6.0 cho Grammatical range.

  • Task response: Thí sinh chưa hoàn toàn nêu ra được luận điểm chính của bài viết và cách trình bày có thể chưa phù hợp. Thí sinh có thể hiện được quan điểm cá nhân, tuy nhiên không làm rõ được điều đó. Một số luận điểm chính đã được thể hiện nhưng không được củng cố vững chắc bởi luận cứ hoặc sử dụng luận cứ không liên quan, không phù hợp. Ngoài ra, bài viết còn có thể tồn tại sự trùng lặp.

  • Coherence and Cohesion: Thí sinh trình bày bài viết vẫn còn thiếu tính logic và thiếu sự tổng quát, mạch liên kết của toàn bài. Bài viết của thí sinh có thể không được chia đoạn đúng cách. Các luận điểm  trong bài có thể hiện sự gắn kết với nhau nhưng cách viết câu không có sự gắn kết chặt chẽ. Thí sinh sử dụng quá ít/ quá nhiều công cụ nối nhưng thiếu tính chính xác. Lỗi lặp vẫn còn tồn tại trong bài viết do việc sử dụng không đủ hoặc không chính xác các công cụ thay thế.

  • Lexical resource: Thí sinh có lượng từ vựng vừa đủ để diễn đạt những thông tin cần thiết, tuy nhiên ý tưởng vẫn chưa được thể hiện quá rõ ràng do sự hạn chế ở vốn từ vựng. Nếu người viết là người chấp nhận rủi ro, sẽ có một

    phạm vi từ vựng được sử dụng rộng hơn nhưng cao hơn

    mức độ chính xác và phù hợp. Bài viết tồn tại lỗi chính tả và từ vựng, dù không gây cản trở giao tiếp.

  • Grammatical Range and Accuracy: Thí sinh có khả năng sử dụng kết hợp giữa các dạng câu đơn giản và phức tạp nhưng tính linh hoạt vẫn bị hạn chế. Ngoài ra, các câu phức tạp có độ chính xác thấp hơn so với câu cơ bản. Hơn thế nữa vẫn tồn tại một số lỗi ngữ pháp về dấu câu nhưng không gây cản trở việc đọc hiểu.

Xem chi tiết: Tiêu chí chấm điểm IELTS Writing Task 2.

Speaking

Phần thi IELTS Speaking của thí sinh sẽ được chấm điểm dựa trên 4 tiêu chí: Fluency and coherence, Lexical resource, Grammatical range and accuracy và Pronunciation. Tương tự với kỹ năng Writing, mức điểm dành cho các tiêu chí chấm điểm cho kỹ năng Speaking cũng là mức điểm chẵn. Vì vậy, để đạt mức điểm IELTS Speaking 5.5, thí sinh có thể đạt mức điểm cho từng tiêu chí như sau: 5.0 cho Fluency and coherence, 5.0 cho Lexical resource, 6.0 cho Grammatical range and accuracy và 6.0 cho Pronunciation.

  • Fluency and coherence: Thí sinh có khả năng đưa ra các câu trả lời dài mà chỉ đôi khi xuất hiện các hiện tượng như do dự, lặp lại hoặc tự sửa chữa câu trả lời của bản thân. Thí sinh có sử dụng đa dạng các công cụ nối, liên từ, các cụm từ mở đầu dù vẫn tồn tại trường hợp sử dụng không phù hợp.

  • Lexical resource: Thí sinh có vốn từ vựng đủ để bàn luận về các chủ đề khác nhau với độ dài phù hợp. Thí sinh có khả năng biến đổi từ vựng, ngữ pháp tuy nhiên đôi khi vẫn sử dụng từ vựng không phù hợp với ngữ cảnh dù không gây ảnh hưởng đến ý nghĩa.

  • Grammatical range: Thí sinh có khả năng sử dụng linh hoạt giữa câu đơn và câu ghép, câu phức. Ngoài ra, thí sinh có sử dụng được các cấu trúc ngữ pháp trong lúc nói nhưng vẫn còn tồn tại những lỗi sai ở các câu phức tạp.

  • Pronunciation: Thí sinh có thể phát âm đúng các từ ở một mức độ nhất định và vẫn còn tồn tại một số lỗi sai ở từ đơn lẻ nhưng không làm giảm mức độ rõ ràng của câu trả lời.

Xem chi tiết: IELTS Speaking Band Descriptors: 4 tiêu chí chấm điểm.

Học IELTS từ 0 lên 5.5 mất bao lâu? Lộ trình học IELTS 5.5

Để đạt được mức điểm từ 0 lên 5.5, thí sinh sẽ gần học và luyện tập trong khoảng 12 tháng. Dưới đây là lộ trình học IELTS 0 - 5.5 trong vòng 1 năm. Trong mỗi giai đoạn sẽ có những phần trọng tâm cụ thể cho từ vựng, ngữ pháp và từng kỹ năng cụ thể trong IELTS.

Giai đoạn 1: từ 0-3.0

Thời gian ôn luyện: khoảng 3 tháng.

Mục tiêu cần đạt: Học từ vựng và cách phát âm các từ vựng thuộc chủ đề hằng ngày, ngữ pháp cơ bản, bài Nghe, đọc level A1.

Từ vựng

Trong giai đoạn đầu tiên, thí sinh nên bắt đầu với các thuộc chủ đề hằng ngày như: Số đếm, số thứ tự, động vật (animal), phương tiện giao thông (transportation), gia đình (family), clothes (quần áo). Thí sinh nên tập trung học từ vựng theo từng nhóm và lựa chọn các từ vựng liên quan đến các sự vật quen thuộc hằng ngày.

Phát âm

Trong quá trình học từ vựng, thí sinh nên kèm theo cả việc học phát âm các từ vựng trên. Để có kiến thức chắc chắn về cách phát âm, thí sinh nên tìm hiểu bảng IPA (International Phonetic Alphabet) - Bảng chữ cái ngữ âm quốc tế để nhận biết các nguyên âm, phụ âm trong tiếng Anh. Sau khi phát âm các từ đơn lẻ, thí sinh nên bắt đầu với các câu đơn bao gồm từ vựng đó (khoảng 5-10 chữ).

Ngữ pháp

Trong giai đoạn đầu tiên, thí sinh nên bắt đầu với việc học và luyện tập cách sử dụng các ngữ pháp ở trình độ cơ bản như: cấu tạo của câu, 9 thì cơ bản, danh từ số ít/ số nhiều, mạo từ,... Thí sinh nên luyện tập đa dạng các dạng bài tập như câu hỏi trắc nghiệm, viết câu trả lời hay tìm lỗi sai để luyện tập chắc chắn kiến thức.

Nghe và đọc cơ bản

Trong giai đoạn đầu tiên, thí sinh nên làm quen với kỹ năng Nghe và Đọc cơ bản trong tiếng Anh. Như với kỹ năng Nghe, thí sinh có thể bắt đầu với các bài nghe trình độ B1 hoặc xoay quanh chủ đề thường ngày như: trò chuyện làm quen, trò chuyện về thời tiết, trò chuyện nhờ trợ giúp,... Khi nghe các đoạn trên, thí sinh có thể kết hợp với việc làm các bài tập như điền từ hay trả lời câu hỏi ngắn. Đối với kỹ năng Đọc, thí sinh nên lựa chọn các văn bản ở trình độ B1 hoặc có dung lượng ngắn và chú tâm đến việc đọc - hiểu ý nghĩa của văn bản.

Một số tài liệu người học có thể tham khảo thêm như sau: Vocabulary in Use, Pronunciation in Use, Get ready for IELTS. Đây đều là những tài liệu cơ bản giúp người đọc làm quen với các kiến thức sẽ sử dụng nhiều trong IELTS ở giai đoạn sau này.

Giai đoạn 2: từ 3.0-4.0

Thời gian ôn luyện: khoảng 3 tháng.

Mục tiêu cần đạt: Từ vựng chủ đề học thuật, ngữ pháp ở trình độ trung bình, các dạng câu hỏi của 4 kỹ năng IELTS.

Từ vựng

Trong giai đoạn nối tiếp này, thí sinh nên chuyển sang học các từ vựng thuộc chủ đề học thuật như: environment (môi trường), transport (giao thông), education (giáo dục), wild life (cuộc sống hoang dã). Ngoài ra, thí sinh có thể mở rộng vốn từ vựng của bản thân bằng cách học về Word family - họ của từ để biết cách sử dụng Word formation (tạm dịch: biến đổi từ vựng).

Ngữ pháp

Trong giai đoạn nối tiếp này, thí sinh nên chuyển qua ôn tập các ngữ pháp ở mức độ khó hơn như: so sánh, mệnh đề quan hệ, câu bị động, câu gián tiếp,…

Reading

Trong giai đoạn này, thí sinh có thể bắt đầu làm quen với cấu trúc của bài thi kỹ năng IELTS Reading và các dạng bài khác nhau như: T/F/NG, Completion, Matching. Thí sinh nên luyện tập theo từng dạng bài và xây dựng chiến lược làm bài của riêng mình. Trong quá trình luyện tập, thí sinh nên tự chấm và chữa bài của bản thân bằng việc đọc lời giải đáp cho các đáp án.

Listening

Trong giai đoạn này, thí sinh có thể bắt đầu làm quen với cấu trúc của bài thi kỹ năng IELTS Listening và các dạng bài khác nhau như: Completion, Matching, Short Answer. Thí sinh nên luyện tập theo từng dạng bài và xây dựng chiến lược làm bài của riêng mình. Trong quá trình luyện tập, thí sinh nên tự chấm và chữa bài của bản thân kết hợp với việc đọc transcript (lời thoại của Audio).

Writing

Trong giai đoạn này, thí sinh có thể bắt đầu làm quen với các dạng đề khác nhau trong bài Writing task 1. Thí sinh nên học về cấu trúc, yêu cầu về ngữ pháp, văn phong, cách sắp xếp nội dung, cách diễn đạt số liệu, so sánh số liệu cho bài viết Writing task 1. Sau đó, thí sinh có thể bắt đầu viết bài, thí sinh có thể luyện tập bằng việc tách nhỏ từng phần: tập viết intro trước, sau đó đến overall và cuối cùng là thân bài thay vì viết cả bài viết từ giai đoạn đầu.

Speaking

Trong giai đoạn này, thí sinh có thể bắt đầu làm quen với IELTS Speaking part 1,2. Thí sinh nên tìm hiểu về cấu trúc và yêu cầu của hai phần trên, sau đó luyện tập đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi. Thí sinh nên luyện tập theo từng chủ đề trùng với chủ đề từ vựng học thuật mà bản thân đang học để có cơ hội luyện tập nhiều hơn.

Thí sinh có thể tham khảo một số tài liệu sau: Destination B1, Bridge to IELTS Pre-intermediate – Intermediate Band 3.5 to 4.5, trang Web Cambridge (tìm kiếm tài liệu Listening và Reading dành cho trình độ A2, B1) Ngoài ra, thí sinh có thể kết hợp với nghe, đọc tiếng Anh đơn giản với nội dung giải trí ở trên các nền tảng Internet.

Giai đoạn 3: từ 4.0 - 5.0

Thời gian ôn luyện: Khoảng 4 tháng.

Reading

Trong giai đoạn này, thí sinh nên luyện tập kỹ tất cả những dạng bài còn lại trong IELTS Reading. Sau đó, thí sinh có thể bắt đầu luyện tập Reading trong phạm vi một đề hoàn chỉnh và kèm với đặt thời gian để giám sát tốc độ làm bài của bản thân. Ngoài ra, để nâng cao khả năng đọc - hiểu, thí sinh có thể luyện tập thêm phương pháp dịch đoạn văn trong bài đọc.

Listening

Tương tự với kỹ năng Listening, thí sinh nên luyện tập với các dạng bài còn lại trong IELTS Listening. Sau đó, thí sinh có thể bắt đầu luyện tập Listening trong phạm vi một đề hoàn chỉnh và kèm với đặt thời gian để giám sát tốc độ làm bài của bản thân.

Writing

Trong giai đoạn này, thí sinh nên tìm hiểu thêm về các cách diễn đạt, cách paraphrase dành cho IELTS Writing task 1 để nâng cao chất lượng của bài viết. Ngoài ra, thí sinh có thể bắt đầu học cách xây dựng dàn ý, luận điểm và luận cứ cho các dạng câu hỏi khác nhau của Writing task 2.

Speaking

Trong giai đoạn này, thí sinh nên tìm hiểu thêm về các cách mở rộng câu trả lời của bản thân như: giving example, giving explanation, giving contrast… Ngoài ra, thí sinh cũng nên để ý cách phát âm của bản thân và luyện tập sử dụng intonation, shadowing trong khi nói.

Thí sinh có thể tham khảo những tài liệu sau: Destination B2, IELTS Cambridge 13, 14, 15, 16,…

Giai đoạn 4: từ 5.0 - 5.5

Listening và Reading

Trong giai đoạn này, thí sinh vẫn nên tiếp tục luyện tập hai kỹ năng Listening và Reading theo phạm vi một đề hoàn chỉnh kèm với việc tính thời gian làm bài. Sau khi hoàn thiện luyện tập, thí sinh nên tự chấm và chữa, sau đó lưu lại các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp hay trong bài. Ngoài ra, thí sinh có thể luyện tập thêm một số phương pháp nâng cao như dịch văn bản, nghe chép chính tả, nghe dịch đồng thời.

Writing

Trong giai đoạn này, thí sinh vẫn nên luyện tập viết IELTS Writing task 1 thường xuyên. Ngoài ra, thí sinh nên bắt đầu luyện tập viết IELTS Writing task 2 theo từng phần trong bố cục, ví dụ: từ mở bài, thân bài 1, thân bài 2, kết bài. Trong giai đoạn luyện tập, thí sinh có thể xây dựng một số cấu trúc riêng, mang tính áp dụng cao cho bài viết của mình.

Speaking

Trong giai đoạn này, thí sinh nên kết hợp luyện tập cả IELTS Speaking part 3 để hoàn thiện phần kỹ năng Speaking của bản thân. Thí sinh có thể tham khảo thêm các câu trả lời hay và xây dựng một bộ câu trả lời riêng của bản thân mình.

Thí sinh có thể tham khảo những tài liệu sau: Destination B2, IELTS Cambridge 13, 14, 15, 16,…

Đọc thêm: Lộ trình học IELTS 5.5 cho người mới bắt đầu.

Câu hỏi thường gặp

IELTS 5.5 là cao hay thấp?

Hiện tại, chứng chỉ IELTS 5.5 có mức điểm tối đa là 9.0. Vì vậy, mức điểm IELTS 5.5 có thể được đánh giá là một mức điểm trung bình - cao so với thang điểm tổng của chứng chỉ trên.

IELTS 5.5 tương đương TOEIC bao nhiêu?

Hiện nay, chứng chỉ IELTS cũng có thể quy đổi được sang một mức điểm tương đương đối với chứng chỉ TOEIC. Cụ thể hơn, mức điểm IELTS 5.5 sẽ được quy đổi tương đương với mức điểm 450-560 TOEIC.

IELTS 5.5 tương đương PTE bao nhiêu?

Chứng chỉ PTE là một chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh được thi trên máy tính và cũng có thể được quy đổi tương đương từ chứng chỉ ILETS. Cụ thể hơn, mức điểm IELTS 5.5 sẽ được quy đổi tương đương với mức điểm 36 PTE.

IELTS 5.5 tương đương B mấy?

CEFR là khung đánh giá năng lực tiếng Anh của thí sinh dựa trên các khung A,B,C và cấp độ 1,2. Trong đó, khung A là thấp nhất và cấp độ 1 là cấp độ thấp hơn, ví dụ thấp nhất sẽ là cấp độ A1 và cao nhất sẽ là cấp độ C2. Chứng chỉ IELTS cũng có thể được quy đổi tương đương sang khung CEFR. Cụ thể hơn, mức điểm IELTS 5.5 sẽ được quy đổi tương đương với trình độ B2.

Tổng kết

Bài viết đã cung cấp các thông tin cần biết về mức điểm IELTS 4.5, lộ trình học IELTS từ 0 -4.5 cũng như là giải đáp một số thắc mắc thường gặp của các bạn về mức điểm này. Mong rằng thí sinh có thể áp dụng các kiến thức nêu trên vào quá trình luyện tập để có thể đạt được mức điểm IELTS 4.5.

Ngoài ra, học sinh có thể được giải đáp thắc mắc chữa bài tập trên diễn đàn ZIM Helper bởi các giảng viên chuyên môn đang giảng dạy tại ZIM và có thể tham khảo thêm khóa học IELTS Advanced của ZIM.

Đọc tiếp: IELTS 6.0 có khó không?


Tài liệu tham khảo

"IELTS Scoring in Detail." IELTS, 28 Oct. 2022, ielts.org/organisations/ielts-for-organisations/ielts-scoring-in-detail.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
Giáo viên
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...