IELTS Speaking Part 2 chủ đề Describe an experience: cải thiện điểm tiêu chí Lexical Resource từ band 5 đến 6
Với bài viết này, tác giả sẽ tập trung phân tích những yêu cầu của band 5 và 6 ở tiêu chí từ vựng, một trong 4 tiêu chí trong bài thi IELTS Speaking dùng để đánh giá khả năng giao tiếp của người dự thi, và từ đó đưa ra một một số gợi ý nhằm giúp người học có thể cải thiện band điểm từ 5 lên 6 cho tiêu chí Lexical Resource ở dạng bài IELTS Speaking Part 2 chủ đề Describe an experience.
Đọc thêm: Cải thiện điểm tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Writing và IELTS Speaking
IELTS Speaking Band Descriptor và tiêu chí Lexical Resource
IELTS Speaking Band descriptor, hay còn gọi là Thang mô tả đánh giá điểm Speaking của thí sinh bao gồm bốn tiêu chí như sau:
Fluency and Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc)
Lexical Resource (Vốn từ)
Grammartical rance and accuracy (Độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp)
Pronunciation (Phát âm)
Tương tự như ba tiêu chí còn lại, tiêu chí Lexical Resource (hay đôi khi được gọi là Vocabulary) có mười mức điểm từ 0 tới 9 dành cho tiêu chí, với mỗi yêu cầu đặc trưng cụ thể cho từng thang điểm.
Tiêu chí từ vựng trong phần thi IELTS Speaking xoay quanh 6 mục lớn như sau:
Range
Flexibility and Precision of Meaning
Idiomatic usage
Style
Dưới đây là bảng quy định các yêu cầu trong band điểm 5 và 6 của tiêu chí Lexical ressource, đã được tác giả dịch sang tiếng Việt để người đọc phổ thông có thể theo dõi:
Range (Phạm vi, độ rộng của vốn từ )
Band 5
Thí sinh nhìn chung có vừa đủ vốn từ để bàn luận về các chủ đề quen thuộc, nhưng khi gặp các chủ đề ít quen thuộc thì vốn từ vựng còn nhiều hạn chế
Các câu trả lời ở Part 3 có thể truyền đạt được một số ý tưởng có ý nghĩa, nhưng thường ngắn và không triển khai.
Với các câu hỏi khó hơn ở Part 3, thí sinh có thể không hiểu hoàn toàn câu trả lời hoặc trả lời không liên quan tới trọng tâm câu hỏi.
Có thể trả lời được Part 2 nhưng sẽ có các khoảng dừng khá lâu, thiếu tự nhiên trong giao tiếp vì phải tìm từ vựng thích hợp.
Band 6
Thí sinh có một vốn từ đủ rộng để giao tiếp ở hầu hết các chủ đề, triển khai được với một độ sâu nhất định.
Tuy nhiên, một số câu hỏi khó ở Part 3, hay các chủ đề không quá quen thuộc, thí sinh cho thấy một sự thiếu vốn từ nhất định, và thiếu trong việc linh hoạt từ vựng để tiếp tục thảo luận. Các câu trả lời ở phần này khá đơn giản, không quá sâu, nhưng vẫn khá chính xác.
Flexibility and Precision of Meaning (Tính linh hoạt và độ chính xác về ngữ nghĩa)
Band 5
Sự linh hoạt trong từ vựng còn nhiều hạn chế, ví dụ: hiểu biết ít về các lớp nghĩa của từ và cách dùng của một số từ. Chính vì vậy, thí sinh dùng một số từ chính xác nhưng có xu hướng dùng như thể mới học, với chỉ duy nhất một cách lớp nghĩa.
Sử dụng lặp một số từ nhất định
Ngay cả khi nói về một số chủ đề quen thuộc, thí sinh đưa ra các câu trả lời rất ngắn, đôi khi một số cụm, chỉ vừa đủ để trả lời yêu cầu đề bài, nhưng không thể cho giám khảo thấy một vốn từ vựng rộng hơn, mặc dù thí sinh có thể sở hữu vốn từ rộng hơn. Điều này đôi khi bởi vì thí sinh sợ đưa ra các câu trả lời dài.
Band 6
Nhìn chung, hiệu quả giao tiếp của bài nói khá. Đôi khi sai về sự lựa chọn từ vựng, tuy nhiên các lỗi sai không quá nghiêm trọng, và gây khó khăn trong việc hiểu đối với người nghe (ở đây chỉ giám khảo)
Không như band 5, lỗi của thí sinh nằm ở việc sẵn sàng mở rộng, phát triển ý dài, nhưng đôi khi nói rất lan man và thiếu hợp lí do vốn từ vựng vẫn còn hạn chế.
Idiomatic usage (Cách sử dụng thành ngữ)
Band 5: Không thể sử dụng được ngay cả những thành ngữ thông dụng nhất, chẳng hạn như cụm động từ
Band 6: Dùng được, một cách hạn chế những cụm thành ngữ quen thuộc.
Paraphrase (Khả năng diễn giải)
Band 5
Thí sinh có đôi khi cố gắng diễn giải lại câu để làm rõ nội dung câu, nhưng không phải lúc nào cũng thành công trong việc diễn giải.
Band 6
Khi cần thiết, thí sinh cho thấy khả năng diễn giải lại thành công các câu để làm rõ. Một cách tương tự, thí sinh cho thấy khả năng lựa chọn các từ ngữ khác nhau để diễn đạt ý của mình, khi không tìm được từ chính xác và phù hợp. Tuy nhiên, đôi khi sự lựa chọn từ của thí sinh không hoàn toàn phù hợp khi cố gắng paraphrase.
Style (Văn phong)
Band 5: Thí sinh gần như không phân biệt được sự khác nhau về mức độ trang trọng của ngôn ngữ sử dụng.
Band 6: Ở nhiều trường hợp, thí sinh có thể sử dụng ngôn ngữ trang trọng không cần thiết (chẳng hạn như tiếng Anh khi viết thư trong doanh nghiệp hoặc tiếng Anh viết học thuật)
Collocation (Sự kết hợp của các từ)
Band 5: Thí sinh mắc lỗi sai trong việc lựa chọn kết hợp từ và các lỗi này gây bối rối, khó hiểu cho người nghe.
Band 6: Ở nhiều trường hợp, thí sinh kết hợp một cách chưa hợp lí trật từ của các từ tuy nhiên các lỗi này không thường gây khó hiểu cho giám khảo.
Đọc thêm: Giải thích các thuật ngữ trong tiêu chí Lexical Resource của IELTS Speaking – Phần 1
Cách cải thiện band điểm từ 5 lên 6 cho tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Speaking Part 2 chủ đề Describe an experience
IELTS Speaking Part 2 chủ đề Describe an experience
IELTS Speaking part 2 có nhiều chủ đề khác nhau, tuy nhiên về cơ bản, chúng có thể được gom lại thành các chủ đề chính như sau:
Describe an object
Describe an experience
Dạng câu hỏi ‘Describe an experience’ thường chứa các từ khóa như ‘a time when’, ‘an occasion when’ nhằm yêu cầu thí sinh kể về một lần, một kỉ niệm nhất định, đa phần thời điểm được lựa chọn trong quá khứ.
Ở phần tiếp theo của bài viết, tác giả sẽ giới thiệu hai bài mẫu với band điểm 5 và 6 ở tiêu chí LR. Song song với đó, tác giả cũng sẽ phân tích vì sao hai bài viết lại có band điểm như vậy, và từ đó gợi ý những cách cải thiện tiêu chí ngữ pháp để thí sinh có thể đạt được band điểm 6 ở tiêu chí này.
Gợi ý cách cải thiện band điểm từ 5 lên 6 ở tiêu chí LR trong IELTS Speaking Part 2 chủ đề Describe an experience
Hai bài mẫu band điểm 5 và 6 ở tiêu chí LR
Bài mẫu band 5
Now, I will describe an experience when you spend time with a child. Who this chilld was: I spend time with the child of my brother. And, I think he is two years old in the past.
When I spend time: Hmm at the weekend, I visit my brother, his wife, and children. And, I remember hmm… the woman working that day and my brother go the shop to get somethings to cook in the dinner. [Long pauses] But not want we go together, he say he will go alone and I stayed in home to care the children, just he gone.
Hmm And I was shocking that he said with this idea [long pauses] because I never care a small child before and I was nervous, and I didn’t know what to do. But my brother said with me that he only go for about 30 minutes, and everything will be fine, and if I want to call him, I should just call mobile phone. And I said….. hmm I say… yes.. I.. I … agreed to him.
And What we did together: [Long pause] My brother go out in the supermarket and I stayed in home with the child. And, I think I tell him to watch cartoons so that he is busy for sometimes, but just after a little time. After 15 minutes, the child is boring, so I bring all of his toys from his bedroom to him. We playing with his toys for about 10 mins, and then he is boring again.
And then, go to the kitchen and see food snacks, hmmm, and we sit down to watch cartoons in the television and eat the snacks. After about 5 minutes, he fell sleepy until my brother arrived home. [hmm] And I think it is a memory thing.
Bài mẫu band 6
So, I’d like to tell an experience when I spent time with a kid. At that time, I was about 15 years old and I had to look after the son of my brother. Well, there is a word that we could call him. Hmm that is my ne…phew or niece… I don’t remember that word exactly. He is 2 years old. The talk below will analyze my story.
If I remember correctly, it was on a weekend. I visited my brother and his wife and their son. My brother’s wife was at work and he have to go out to the shops to pick-up some foods to cook for dinner, but we do not go together, he decided that it will be more convenient if he went alone and I stayed at home to look after my nephew.
At first I was shocked that he came down with this idea because I had never looked after a small child on my own before, and I was nervous and didn’t know what to do. But my brother told me to sure that he just go for about 30 minutes, and everything is fine, and if I needed to contact him urgently then I should just call him on his mobile phone. So I think I want to agree, and I think I don’t want to agree, too. I’m between my mind, but finally I agreed.
About what we did together, so my brother went to the supermarket and I stay at home with my nephew. At first I turn on one of his favourite cartoons on TV to try and make him busy. After around 15 minutes, he is bored and wanted to do something else, so I went and got all of his toys from his bedroom. Furthermore, we made a big mess playing with his toys for about 10 mins before he became bored again. So then after that I went to the kitchen and found some of his favourite snacks and we sat down to watch cartoons again on the television and eat the snacks. After about 5 minutes though, luckily, he fell asleep until my brother arrived home. So, all in all, I am of the opinion that it was a fine experience.
Phân tích bài mẫu
Range
Band 5:
Vốn từ vựng còn rất nhiều hạn chế. Ở ví dụ, ta thấy người viết sử dụng một vốn từ chỉ vừa đủ để nói về các hoạt động diễn ra, đôi khi có sự nhầm lẫn giữa ‘I’và ‘you’, từ ‘nephew’ (cháu trai) ít phổ biến hơn nên thí sinh band 5 gần như không biết.
Dừng khá lâu, thiếu tự nhiên để tìm được từ thích hợp, cụ thể ở bài mẫu, thí sinh suy nghĩ và ngập ngừng khá lâu để nhớ lại từ ‘agree’.
Band 6
Nhìn chung bài nói có thể nghe hiểu một cách khá, vốn từ đủ rộng để có thể truyền đạt các ý tưởng.
Một số từ lạ, thí sinh có xu hướng diễn giải có phần dài dòng nhưng không hoàn toàn chính xác như told me to sure, từ đúng phải là ‘reassured’.
Flexibility and precision of meaning
Band 5
Sử dụng lặp từ khá nhiều. Ví dụ, bài nói của thí sinh sử dụng gần như duy nhất từ nối ‘And’ để liên kết các câu.
Các câu có xu hướng liệt kê ra từng ý chứ chưa kết hợp tốt với nhau, khả năng mở rộng câu rất hạn chế, dùng đa phần là câu đơn.
Chưa nhận thức tốt và sai hệ thống về lựa chọn tính từ cảm xúc như ‘shocking’, ‘boring’ -> cách dùng đúng phải là ‘bored’
Band 6
Có thể mở rộng các câu qua các mệnh đề phụ bắt đầu với when, while, because, so, if,… Các câu mở rộng hiệu quả truyền đạt khá ổn.
Đôi khi diễn đạt dài dòng và có khi không hoàn toàn chính xác: Khi không nhớ từ nephew, thí sinh paraphrase như sau: Well, there is a word that we could call him. Hmm that is my ne…phew or niece… I don’t remember that word exactly. Khi muốn diễn đạt ý reluctant, khá dài dòng và cụm ‘between my mind’ chưa hoàn toàn chính xác.
Idiomatic usage
Band 5: Không thể sử dụng được ngay cả những từ vựng thành ngữ phổ biến nhất, sử dụng sai các cụm động từ: said with, go out in the supermarket, stayed in home, care trong khi phrasal verb đúng là ‘look after’
Band 6: Dùng được một cách hạn chế những cụm thành ngữ phổ biến như: look after, pick up some foods.
Style
Band 5:Thí sinh gần như không phân biệt được sự khác nhau về mức độ trang trọng của ngôn ngữ sử dụng.
Band 6: Có nhận thức được văn phong nói qua việc sử dụng các cụm từ như: well, a bit shocked, for a while, I guess. Tuy nhiên đôi khi sử dụng một số từ chưa phù hợp (thường sử dụng trong văn viết học thuật) như: The talk below will analyze my story. I am of the opinion that, furthermore.
Paraphrase
Band 5:
Gần như rất ít diễn giải lại ý
Đôi khi cố gắng diễn giải nhưng không hiệu quả. Ví dụ, thay vì nói ‘instead of going together’, thí sinh nói thành ‘not want to go together’. Việc diễn giải gây mơ hồ về nghĩa.
Band 6: Khi cần thiết thí sinh có thể paraphrase các thông tin trong cue card một cách tương đối như : như ‘when it was’ được diễn giải thành ‘if I remembered correctly, it was….’
Collocation
Band 5: Các lỗi sai về collocation gây khó hiểu: said with this idea, call mobile phone, memory thing (memorable experience), nhầm lẫn giữa fell sleepy và fell asleep.
Band 6: Có sử dụng được collocation, đôi khi sai nhưng không ảnh hưởng quá lớn đển việc hiểu như: came down with this idea (collocation đúng là came up with this idea), make him busy (collocation đúng là keep him busy).
Một số lời khuyên để cải thiện band điểm từ 5 lên 6 tiêu chí LR IELTS Speaking Part 2 chủ đề Describe an experience
Từ bảng so sánh các lỗi điển hình ở phần trên, có thể rút ra một số kết luận như dưới đây:
Để cải thiện band điểm từ 5 lên 6, thí sinh cần luyện tập tự nói thường xuyên hơn để tránh sự ngập ngừng, lên dàn ý và trau dồi vốn từ vựng chủ đề để có thể mở rộng bài nói Part 2 ở một mức độ đủ, đặc biệt ở các chủ đề dài và lạ, ví dụ: Describe a time you needed to use your imagination, Describe a time when you got close to wild, Describe a time you got lost in a place you did not know.
Thí sinh band 5 thường thiếu tự tin khi nói, từ đó dẫn đến việc đưa ra các câu trả lời ngắn, trong khi vốn từ vựng không thật sự quá hạn chế, việc luyện tập thường xuyên, chính vì vậy, sẽ giúp người học tự tin hơn trong việc diễn giải và mở rộng câu trả lời, dù đôi khi có thể thiếu trọng tâm và dài dòng.
Luôn cố gắng nói tròn câu, có chủ ngữ và động từ đầy đủ, tránh việc nói một từ hoặc vài cụm từ. Ngoài từ nối là ‘And’, thí sinh nên cố gắng sử dụng các từ nối khác như ‘because’, ‘so’, ‘but’, ‘plus’,… để mở rộng và liên kết câu, tránh việc đưa ra, liệt kê.
Trau dồi thêm một số kiến thức cơ bản về paraphrase như thay đổi trật tự từ trong câu, thay đổi từ loại, sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Về văn phong, để phân biệt và nâng cao nhận biết giữa tiếng Anh giao tiếp tự nhiên và học thuật, người học có thể học các danh sách các từ học thuật dùng chủ yếu trong văn viết, cũng như xem các bộ phim, series nổi tiếng như Friends, The Big Bang Theory hay How I met your mother, v..v để tìm hiểu về các thành ngữ phổ biến trong văn nói.
Có nhiều dàn ý thí sinh band điểm 5 có thể tham khảo để giúp bản thân xây dung bài nói theo một trình tự hợp lí, tránh việc phải vừa lên dàn ý, vừa kiếm từ vựng trong khoảng thời gian 1 phút chuẩn bị.
Người đọc có thể tham khảo cách lên dàn ý IELTS Speaking Part 2 bằng Cấu trúc T-I-M-E trong IELTS Speaking Part 2 (phần 2)
Tổng kết
Như vậy, để cải thiện điểm ở tiêu chí từ vựng từ band 5 lên 6, người học cần lưu ý: trau dồi một vốn từ cần thiết ở các chủ đề và cố gắng mở rộng ở một độ dài nhất định. Bên cạnh đó, khả năng diễn giải ý và văn phong tự nhiên khi nói cũng cần được lưu ý hơn, và quan trọng nhất, người học cần cố gắng nói tròn câu, tránh việc đưa ra các cụm từ thiếu chủ ngữ hoặc động từ chính.
Cuối cùng, để làm tốt IELTS Speaking Part 2 chủ đề Describe an experience, ngoài những yếu tố kể trên, người học band 5 cũng nên lựa chọn và xây dựng một dàn ý nhất định để bài nói được trôi chảy hơn, tránh các khoảng dừng quá dài khi nói trong thời gian cho phép là 2 phút.
Đọc thêm: Hướng dẫn làm dạng đề Describe an experience trong IELTS Speaking Part 2
Trần Thị Tuyết Trâm
Bình luận - Hỏi đáp