Vai trò phát âm các âm cuối “s”, “es”, “ed” trong IELTS Speaking (band 4.0-8.0)
Các âm cuối “s/es” hay “ed” thường được sử dụng với tần suất cao trong phần thi IELTS Speaking nói riêng và cả trong giao tiếp Tiếng Anh hàng ngày nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người học chưa nắm được nguyên tắc phát âm đúng những âm cuối này. Từ đó, các lỗi phát âm này sẽ gây ra sự khó hiểu cho người nghe, cũng như cản trở thí sinh trong việc nâng cao band điểm của mình qua trình độ 5.0 IELTS Speaking. Trong bài viết này, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức về cách phát âm “s/es” và “ed”, tác giả sẽ phân tích tầm quan trọng của việc phát âm các âm cuối nói chung (ending sounds) ở các band điểm từ 4.0 đến 8.0 IELTS Speaking.
Phát âm các âm tận cùng (ending sounds) trong tiếng Anh
Ending sounds (âm cuối) là âm kết thúc của một từ. Đa số các âm cuối là phụ âm (consonants).
Trong một số trường hợp, ending sounds đóng vai trò vô cùng quan trọng vì việc phát âm sai hay bỏ qua việc thể hiện âm cuối sẽ gây ra khó khăn trong việc nghe hiểu cho người nghe hoặc thậm chí làm sai lệch thông tin chủ ý ban đầu của người nói.
Thông thường, các ending sounds có thể chia thành hai trường hợp:
Ending sounds của từ gốc
Ending sounds được thêm vào cuối các từ gốc bằng cách thêm “s/es” hoặc “ed”
Khẩu hình khi phát âm các âm trong tiếng Anh
Sau đây là các cặp âm cuối dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Anh:
Nhầm lẫn giữa âm hơi và âm giọng
/g/vs /k/ | fog /fɒɡ/ | fork /fɔːk/ |
/b/vs /p/ | rob /rɒb/ | rope /rəʊp/ |
/d/ vs /t/ | wide /waɪd/ | white /waɪt/ |
/ð/ vs /θ/ | breathe /briːð/ | breath /breθ/ |
/z/ vs /s/ | prize /praɪz/ | price /praɪs/ |
/ŋ/ vs /n/ | sing /sɪŋ/ | sin /sɪn/ |
Trong đó:
Âm số (1) là âm giọng (voiced sound), nghĩa là thanh quản người nói sẽ rung lên khi đọc những âm đó. Âm số (2) là âm hơi (unvoiced sound), nghĩa là việc phát dựa vào sự bật ra hoặc chặn lại hơi chứ không phải giọng rung từ thanh quản.
Nhầm lẫn do phát âm gần tương tự nhau
/ʃ/ vs /tʃ/ | cash /kæʃ/ | catch /kætʃ/ |
/ʒ/vs /dʒ/ | massage /ˈmæs.ɑːʒ/ | carriage /ˈkær·ɪdʒ/ |
Một số phụ âm khác làm âm cuối
–/m/ warm/wɔːm/
–/v/ have/hæv/
–/l/ will/wɪl/
–/f/ rough /rʌf/
–/r/ car/kɑːr/
Nguyên âm đóng vai trò làm âm cuối: /iː/ see/siː/
Đọc thêm: Các lỗi phát âm phổ biến ở người học IELTS trình độ dưới 6.0
Cách phát âm “s” và “es”
Hai đuôi “s/es” thường đóng vai trò âm cuối (ending sounds) trong những trường hợp sau:
Danh từ đếm được ở dạng số nhiều: book => books hay bus => buses
Chia động từ theo chủ ngữ số ít:
She loves apples.
Nam watches TV everyday.
Danh từ ở dạng tính từ sở hữu: Nam’s bike.
Cách phát âm -s và -es
Khi đó, nó sẽ có thể được phát âm theo một trong ba nguyên tắc sau
Cách phát âm /iz/
Dấu hiệu nhận biết (các chữ có âm tận cùng bằng) /s/, /z/ /ʧ/, /ʤ/, /ʃ/, /ʒ/ (ssao chổi shẹt xuống zườn c(e)ỏ g(e)òi)
Ví dụ:
– miss /mɪs/ => misses /mɪsiz/
– fix /fɪks/ => fixes /fɪksiz/
– freeze /friːz/ => freezes /friːziz/
– coach /kəʊtʃ/ => coaches /kəʊtʃiz/
– change /tʃeɪndʒ/ => changes /tʃeɪndʒiz/
– push /pʊʃ/ => pushes /pʊʃiz/
– garage /ɡær.ɑːʒ/ => garages /ˈɡær.ɑːʒiz/
Cách phát âm /s/
Dấu hiệu nhận biết (các chữ có âm tận cùng bằng) /p/, /k/, /t/, /θ/, /f/ (khói thuốc phì fò)
Ví dụ:
– stop/stɒp/ => stops /stɒps /
– book /bʊk/ => books /bʊks/
– eat /iːt/ => eats /iːts/
– Earth /ɜːθ/ => Earth’s /ɜːθs/
– laugh /lɑːf/ => laughs /lɑːfs/
Cách phát âm /z/
Dấu hiệu nhận biết (các chữ có âm tận cùng bằng) còn lại (/b/, /g/, /d/, /v/, /l/, /r/, /m/, /n/, /ŋ/, /ð/, các nguyên âm)
Ví dụ:
– rob/rɒb/ => robs /rɒbz/
– beg /beɡ/ => begs /beɡz/
– ride /raɪd/ => rides /raɪdz/
– have /hæv/ => has /hæz/
– call /kɔːl/ => calls /kɔːlz/
– car /ka:r/ => cars /k:rz/
– come /kʌm/ => comes /kʌmz/
– fan /fæn/ => fans /fænz/
– belong /bɪˈlɒŋ/ => belongs /bɪˈlɒŋz/
– go /ɡəʊ/ => goes /ɡəʊz/
– breathe /briːð/ => breathes /briːðz/
Đọc thêm: Gợi ý các cách sửa lỗi phát âm hiệu quả
Cách phát âm “ed”
Người học thường sử dụng các động từ có đuôi “ed” trong các cấu trúc thì quá khứ hoặc câu bị động. Khi đó, âm cuối (ending sound) của các động từ này có thể được phát âm theo một trong ba cách sau
Cách phát âm /id/
Dấu hiệu nhận biết (các chữ có âm tận cùng bằng)/t/, /d/
Ví dụ:
– want/wɒnt/ => wanted /wɒntid/
– need /niːd/ => needed /niːdid/
Cách phát âm (các chữ có âm tận cùng bằng) /t/
Dấu hiệu nhận biết /p/, /k/, /f/, /s/, /t∫/, /∫/
(ssao chổi shẹt khói phì fò)
Ví dụ:
– stop /stɒp/ => stopped /stɒpt/
– book (v: đặt trước) /bʊk/ => booked /bʊkt/
– laugh /lɑːf/ => laughed /lɑːft/
– miss /mɪs/ => missed /mɪst/
– coach (v: huấn luyện) /kəʊtʃ/ => coached /kəʊtʃt/
– push /pʊʃ/ => pushed /pʊʃt/
Cách phát âm /d/
Dấu hiệu nhận biết (các chữ có âm tận cùng bằng) còn lại (/b/, /g/, /z/, /v/, /l/, /r/, /m/, /n/, /ŋ/, /ʤ/, /ʒ/, /ð/, các nguyên âm)
Ví dụ:
– rob/rɒb/ => robbed /rɒbd/
– beg /beɡ/ => begged /beɡd/
– amaze /əˈmeɪz/ => amazed /əˈmeɪzd/
– love /lʌv/ => loved /lʌvd/
– call /kɔːl/ => called /kɔːld/
– share /ʃer/ => shared /ʃerd/
– scream /skrim/ => screamed /skrimd/
– open /oupәn/ => opened /oupәnd/
– belong /bɪˈlɒŋ/ => belonged /bɪˈlɒŋd/
– change /tʃeɪndʒ/ => changed /tʃeɪndʒd/
– massage /ˈmæs.ɑːʒ/ => massaged /ˈmæs.ɑːʒd/
– breathe /briːð/ => breathed /briːðd/
– die /daɪ/ => died /daɪd/
Các trường hợp ngoại lệ phát âm /id/
naked /ˈneɪ.kɪd/: trần trụi
learned /ˈlɝː.nɪd/: có học thức
Cách phát âm các từ tận cùng bằng -ed
Đọc thêm: Hệ thống bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế IPA (International Phonetic Alphabet).
Vai trò của ending sounds ở từng band điểm bài thi IELTS Speaking
Pronunciation (Cách phát âm) là một trong bốn tiêu chí cốt lõi của quy chuẩn chấm điểm phần thi Speaking trong IELTS (bên cạnh Fluency and Coherence, Grammar Accuracy và Lexical Resource). Có rất nhiều yếu tố được đưa ra để đánh giá Pronunciation của thí sinh bao gồm: accent (giọng địa phương), basic sound accuracy (độ chính xác của các âm cơ bản), intonation(ngữ điệu), sentence stress (nhấn câu), word stress (nhấn từ) và speed of delivery and chunking (tốc độ truyền đạt và nối âm).
Để làm rõ vai trò việc phát âm các âm cuối khi so với tiêu chí Pronunciation trong IELTS Speaking, tác giả sẽ phân tích dựa trên yếu tố Basic Sound Accuracy trong Detailed Band Descriptors.
Band 4: không đề cập
Giải thích:
Người nói phát âm sai thường xuyên, hoàn toàn không nhận thức được việc thể hiện những ending sounds
Việc phát âm sai gây khó khăn cho việc nghe hiểu của giám khảo (cause some difficulties)
Band 5:
“There is inaccuracy in a few sounds but usually the examiner can guess what word the candidate is saying.”
“The candidate might habitually mispronounce one or more sounds.”
Giải thích:
Về cơ bản, người nói có cố gắng thể hiện các ending sounds cơ bản.
Ví dụ: “cats” đọc đúng là /kæts/
Tuy nhiên vẫn còn phát âm sai do thói quen cũ và chưa nắm được các nguyên tắc về phát âm.
Ví dụ: “watched” đọc là /wɒtʃid/
Việc phát âm sai này không gây nhiều vấn đề tới việc nghe hiểu, giám khảo vẫn có thể đoán được chữ mà thí sinh muốn nói.
Band 6:
“There might be occasional inaccuracy in a few sounds but the examiner usually can guess what word the candidate is saying.”
“Overall, the candidate does nothabituallymispronounce any one sound although she might randomly mispronounce some of these at times.”
Giải thích:
Nắm được các nguyên tắc nền tảng về phát âm và có thể phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa các cặp âm.
Ví dụ: “watched” đọc đúng là /wɒtʃt/
Việc phát âm sai có thể xảy ra ngẫu nhiên, nhưng không thường xuyên do thói quen cũ
Tuy nhiên, thí sinh đôi lúc có thể nhầm lẫn giữa những cặp âm tương tự nhau khó phân biệt như /s/ và /z/, /t/ và /d/
Ví dụ: “goes” đọc là /ɡəʊs/ thay vì là /ɡəʊz/
Việc phát âm hoàn toàn không gây khó khăncho việc nghe hiểu
Band 7: “Except for perhaps one or two occasions, the candidate pronounces all letters and diphthongs accurately.”
Giải thích:
Có thể phát âm gần như hoàn chỉnh và chính xác các ending sounds
Có rất ít (khoảng 1 – 2) lần thí sinh sẽ phát âm sai, thông thường ở những chữ khó.
Band 8: “All the sounds are pronounced very accurately, the way a native speaker pronounces them.”
Giải thích: Phát âm hoàn toàn chính xác theo đúng cách mà người bản xứ phát âm.
Tổng kết
Như vậy, việc hiểu rõ các nguyên tắc phát âm đúng các âm cuối “s/es” và “ed” nói riêng và các ending sounds nói chung, là cần thiết. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với những thí sinh hướng đến mục tiêu đạt band điểm IELTS Speaking từ 6.0 trở lên. Bên cạnh đó, lợi thế phát âm chuẩn còn giúp người học cải thiện hiệu quả giao tiếp Tiếng Anh hàng ngày.
Phạm Xuân Đào
Để đạt kết quả cao trong kỳ thi IELTS, việc ôn luyện đúng và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Tham khảo khóa học IELTS để đẩy nhanh quá trình học hiệu quả nhất.
Bình luận - Hỏi đáp