Giải đề Cambridge 19, Test 4, Reading Passage 2: Deep-sea mining

Bài viết giúp người học xác định từ khóa, vị trí thông tin và giải thích đáp án cho đề Cambridge IELTS 19, Test 4, Reading Passage 2: Deep-sea mining.
giai de cambridge 19 test 4 reading passage 2 deep sea mining

Bài viết này sẽ giải chi tiết đề thi Cambridge IELTS 19, Test 4, Reading Passage 2 về chủ đề Deep-sea mining.

Key takeaways

  • Bài đọc Deep-sea mining nói về việc khai thác các nguồn tài nguyên ở dưới đáy đại dương.

  • Bài đọc gồm 6 đoạn văn và 13 câu hỏi: 4 câu hỏi nối thông tin với đoạn văn, 6 câu hỏi nối thông tin với nhân vật và 3 câu hỏi điền từ.

  • Các câu hỏi được phân tích dựa vào từ khoá, vị trí thông tin và cách paraphrase.

Xem thêm: Đáp án Cambridge 19 & giải chi tiết từ Test 1 đến Test 4.

Đáp án

Question

Đáp án

14

C

15

F

16

E

17

D

18

D

19

B

20

A

21

E

22

B

23

C

24

waste

25

machinery

26

caution

Giải thích đáp án đề Cambridge IELTS 19, Test 4, Reading Passage 2: Deep-sea mining

Questions 14-17

Question 14

Đáp án: 14. C

Vị trí thông tin: Tại đoạn C, dòng 2-5.

Giải thích:

Đoạn văn C có đề cập đến các tập đoàn khai thác mỏ cho rằng nhu cầu về các tài nguyên như đồng, nhôm, coban (“copper, aluminium, cobalt” khớp với “raw material” trong đề) cho pin ô tô điện (“electric car batteries” khớp với “transport industry”) và các kim loại khác để cung cấp năng lượng cho công nghệ và điện thoại thông minh đang tăng cao (“is soaring” khớp với “rapidly increasing”).

Vì vậy, đáp án là C.

Question 15

Đáp án: 15. F

Vị trí thông tin: Tại đoạn F, dòng 1.

Giải thích:

Đoạn văn F có đề cập đến Mike Johnston một công ty thám hiểm dưới nước của Canada, cho biết các đại dương chiếm khoảng 70% diện tích hành tinh (“around 70% of the planet” khớp với “rough estimate of the area of the Earth”) và tương đối chưa được khám phá. Vì vậy, đáp án là F.

Question 16

Đáp án: 16. E

Vị trí thông tin: Tại đoạn E, dòng 3-5.

Giải thích:

Đoạn văn E có đề cập đến các miệng phun giàu khoáng chất "(“mineral-rich vents”) và khu vực xung quanh chúng cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật nổi tiếng bao gồm động vật giáp xác, giun ống, trai, sên, hải quỳ và cá (“crustaceans, tubeworms, clams, slugs, anemones and fish” khớp với “organisms” trong đề). Vì vậy, đáp án là E.

Question 17

Đáp án: 17. D

Vị trí thông tin: Tại đoạn D, dòng 1-3.

Giải thích:

Đoạn văn D có đề cập đến các nhóm môi trường và pháp lý kêu gọi thận trọng, lập luận rằng có những hậu quả tiềm tàng to lớn và chưa được biết đến đối với môi trường và các cộng đồng lân cận, đồng thời khung pháp lý toàn cầu (“global regulatory framework” khớp với “rules”) vẫn chưa được soạn thảo (“not yet drafted” khớp với “yet to agree”). Vì vậy, đáp án là D.

Questions 18-23

Question 18

Đáp án: 18. D

Vị trí thông tin: Tại đoạn F, dòng 3-5.

Giải thích:

Đoạn văn F có đề cập đến Mike Johnston cho rằng việc khám phá tiềm năng biển chưa được khai thác theo cách bền vững với môi trường là điều hợp lý, thay vì liên tục nhìn vào tài nguyên đất đai của hành tinh đang cạn kiệt nhanh chóng (“fast deplating land resources” khớp với “heavily mined reserves on land” trong đề). Vì vậy, đáp án là D.

Question 19

Đáp án: 19. B

Vị trí thông tin: Tại đoạn D, dòng 4-8.

Giải thích:

Đoạn văn D có đề cập đến Julie Hunter, Julian Aguon, và Pradeep Singh lập luận rằng cơn sốt vàng toàn cầu mới (“new global gold rush”) trong khai thác biển sâu (“deep-sea mining”) có nhiều đặc điểm giống với các cuộc tranh giành tài nguyên trong quá khứ.

Chúng coi thường (“general disregard” khớp với “ignored” trong đề) các tác động môi trường và xã hội cũng như việc gạt người dân bản địa và các quyền của họ (“indigenous peoples and their right” khớp với “local areas and their inhabitants”) ra ngoài lề xã hội. Vì vậy, đáp án là B.

Question 20

Đáp án: 20. A

Vị trí thông tin: Tại đoạn A, dòng 1-3 và 7-9.

Giải thích:

Đoạn văn A có đề cập đến Giáo sư Mat Upton phát hiện ra một loại vi khuẩn từ bọt biển sâu (“microbe from a deep-sea sponge”) có thể tạo ra một bước đột phá trong cuộc chiến chống lại các siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (“antibiotic-resistant superbugs”).

Upton coi đại dương sâu thẳm là nơi tìm kiếm các loại thuốc mới (“new medicines” khớp với “more worthwhile things” trong đề) và lo ngại tiềm năng đó sẽ bị mất đi trong cơn sốt khai thác tài nguyên khoáng sản và kim loại phong phú không kém (“equally rich metal and mineral resources”) của biển sâu. Vì vậy, đáp án là A.

Question 21

Đáp án: 21. E

Vị trí thông tin: Tại đoạn F, dòng 8-10.

Giải thích:

Đoạn văn F có đề cập đến theo chuyên gia về miệng phun thủy nhiệt Verena Tunnicliffe thì việc khai thác mỏ sẽ là cuộc tấn công lớn nhất (“the greatest assault” khớp với “no other form … have such a destructive impact”) vào hệ sinh thái biển sâu mà con người từng gây ra (“ever inflicted by humans” khớp với “human exploration”). Vì vậy, đáp án là E.

Question 22

Đáp án: 22. B

Vị trí thông tin: Tại đoạn D, dòng 9-11.

Giải thích:

Đoạn văn F có đề cập đến Julie Hunter, Julian Aguon, và Pradeep Singh cho rằng kiến ​​thức về đáy biển sâu (“deep seabed” khớp với “beneath the oceans”) vẫn còn rất hạn chế (“extremely limited”).

Họ nó rằng bề mặt của Mặt trăng, Sao Hỏa và thậm chí cả Sao Kim (“Moon, Mars and even Venus” khớp với “outer space” trong đề) đều đã được lập bản đồ và nghiên cứu chi tiết hơn nhiều. Vì vậy, đáp án là B.

Question 23

Đáp án: 23. C

Vị trí thông tin: Tại đoạn E, dòng 8-10.

Giải thích:

Đoạn văn E có đề cập đến Tiến sĩ Jon Copley cho biết các nhà khoa học đã rõ ràng (“scientists are clear” khớp với “experts agree” trong đề) rằng họ không muốn khai thác (“we don’t want mining” khớp với “mining should not take place”) trên các miệng phun dưới biển sâu (“deep sea vents”). Vì vậy, đáp án là C.

Questions 24-26: Mining the sea floor

Question 24

Đáp án: 24. waste

Vị trí thông tin: Tại đoạn C, dòng 5-6.

Giải thích:

  • Từ loại cần điền: danh từ.

  • Nội dung: một thứ mà quá trình khai thác tài nguyên dưới biển tạo ra ít hơn trên đất liền.

  • Bài đọc thể hiện nội dung về việc khai thác dưới biển sâu (“deep-sea mining”) có thể mang lại nguồn quặng vượt trội hơn nhiều (“far superior ore”) so với khai thác trên đất liền với rất ít chất thải, nếu có (“with little, if any, waste” khớp với “without producing much” trong đề). Vì vậy, đáp án là “waste”.

Question 25

Đáp án: 25. machinery

Vị trí thông tin: Tại đoạn C, dòng 6-8.

Giải thích:

  • Từ loại cần điền: danh từ.

  • Nội dung: phương pháp hoặc phương tiện dùng để khai thác dưới biển đã được dùng trên đất liền.

  • Bài đọc thể hiện nội dung rằng có nhiều phương pháp khai thác khác nhau nhưng hầu hết đều liên quan đến việc sử dụng một số dạng máy móc được chuyển đổi trước đây được sử dụng trong khai thác trên đất liền (“previously used in terrestrial mining” khớp với “already been used to work on land”) để khai thác vật liệu từ đáy biển. Vì vậy, đáp án là “machinery”.

Question 26

Đáp án: 26. caution

Vị trí thông tin: Tại đoạn D, dòng 1-2.

Giải thích:

  • Từ loại cần điền: danh từ.

  • Nội dung: một điều cần thiết để tránh các hậu quả chưa xác định có thể xảy ra.

  • Bài đọc thể hiện nội dung về phương pháp khai quật liên quan đến việc loại bỏ nước biển khỏi bùn đã được đưa lên tàu và đưa nó trở lại đáy biển. Tuy nhiên, các nhóm môi trường và pháp lý (“environmental and legal groups” khớp với “concerned groups”) kêu gọi sự thận trọng (“urged caution”).

  • Họ lập luận rằng có những hậu quả tiềm tàng to lớn và chưa được biết đến (“potentially massive and unknown ramifications” khớp với “possible number of unidentified consequences”) đối với môi trường và các cộng đồng lân cận. Vì vậy, đáp án là “caution”.

Xem tiếp: Giải Cam 19 Test 4 Reading Passage 3

Tổng kết

Bài viết đã cung cấp toàn bộ đáp án cho đề Cambridge IELTS 19, Test 4, Reading Passage 2: Deep-sea mining kèm các giải thích chi tiết. Ngoài ra, để có thể chuẩn bị thật tốt và tránh bỡ ngỡ trong bài thi chính thức, người học có thể đăng ký làm bài thi thử IELTS tại ZIM Academy.

Tham vấn chuyên môn
Ngô Phương ThảoNgô Phương Thảo
Giáo viên
Triết lý giáo dục: "Không ai bị bỏ lại phía sau" (Leave no one behind). Mọi học viên đều cần có cơ hội học tập và phát triển phù hợp với mức độ tiếp thu và tốc độ học tập riêng của mình.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu