Giải đề Cambridge 19, Test 1, Reading Passage 3: The persistence and peril of misinformation

Bài viết nhằm giúp người học xác định vị trí thông tin, từ loại cần điền và giải đề Cambridge IELTS 19, Test 1, Passage 3 một cách chi tiết.
Nguyễn Lê Như Quỳnh
21/06/2024
giai de cambridge 19 test 1 reading passage 3 the persistence and peril of misinformation

Cambridge IELTS 19 là sách luyện thi IELTS mới nhất do nhà xuất bản Cambridge phát hành. Đây là một nguồn tài liệu bổ ích dành cho các thí sinh ôn thi IELTS hiện nay. Bài viết sẽ giải chi tiết đề thi Cambridge IELTS 19, Test 1, Reading Passage 3 chủ đề The persistence and peril of misinformation.

Lưu ý: người học đối chiếu với cuối sách Cambridge IELTS 19 để quá trình tra cứu đáp án trở nên hiệu quả hơn.

Key takeaways

  • Bài đọc The persistence and peril of misinformation nói về vấn đề sai lệch thông tin.

  • Đề thi The persistence and peril of misinformation có 4 câu hỏi trắc nghiệm, 6 câu hỏi điền từ và 4 câu hỏi Yes/No/Not given.

  • Các câu hỏi được phân tích dựa vào từ khoá, vị trí thông tin và cách paraphrase.

Xem thêm: Đáp án Cambridge 19 & giải chi tiết từ Test 1 đến Test 4.

Đáp án

Câu hỏi

Đáp án

27

D

28

A

29

C

30

D

31

G

32

J

33

H

34

B

35

E

36

C

37

YES

38

NOT GIVEN

39

NO

40

NOT GIVEN

Giải thích đáp án đề Cambridge IELTS 19, Test 1, Reading Passage 3

Question 27-30

Question 27

Đáp án: D

Vị trí thông tin: Tại đoạn 1, dòng 3-5

Giải thích:

  • Phương án A: Tác giả đề cập rằng sai lệch thông tin (“it” chỉ “misinformation”) không phải là một vấn đề mới (“not a new problem” trái ngược với “a relatively recent phenomenon”). → Không chọn.

  • Phương án B: Không được nhắc đến. → Không chọn.

  • Phương án C: Tác giả có đề cập đến việc nhiều người vô tình chia sẻ những thông tin sai với nhau (“people inadvertently have … with one another “) nhưng không n những thông tin này thay đổi qua lời nói của từng người. → Không chọn.

  • Phương án D: Tác giả đề cập những lý do khiến người ta nói dối (“Deceiving others” khớp với “the spread of misinformation”) là nhằm đạt được lợi thế chiến lược (“gain strategic advantage”), thúc đẩy người khác hành động (“motivate others to action”) và bảo vệ các mối quan hệ giữa người với người (“protect interpersonal bonds”). → Chọn phương án D.

image-alt

Question 28

Đáp án: A

Vị trí thông tin: Tại đoạn 2, dòng 3-5

Giải thích:

  • Phương án A: Tác giả đề cập rằng phương tiện giúp khắc phục hiện tượng thông tin sai lệch (“means to correct misinformation” khớp với “a solution to misinformation”) qua thời gian có thể được tìm thấy (“might, over time, be found” khớp với “at some point provide us with”) thông qua các mô hình truyền thông đại chúng (“same patterns of mass communication” khớp với “technology”). → Chọn phương án A.

  • Phương án B: Tác giả có đề cập rằng vấn đề sai lệch thông tin (“misinformation”) có thể khiến người ta suy nghĩ và hành động khác đi (“leading people to think and act differently”) nhưng không đề cập rằng công nghệ làm thay đổi cách người ta nhìn nhận thông tin. → Không chọn.

  • Phương án C: Không được nhắc đến. → Không chọn.

  • Phương án D: Tác giả có đề cập đến phương tiện giúp khắc phục hiện tượng thông tin sai lệch (“means to correct misinformation”) khi nói về công nghệ nhưng không đề cập về việc kiểm tra tính chính xác của thông tin. → Không chọn.

Question 29

Đáp án: C

Vị trí thông tin: Tại đoạn 4, dòng 1 và 3-6

Giải thích:

  • Phương án A: Tác giả có đề cập đến nhiều người (“researchers, policy makers, …, or reads information online”) nhưng không đề cập đến quan điểm của họ về vấn đề sai lệch thông tin. → Không chọn.

  • Phương án B: Không được nhắc đến. → Không chọn.

  • Phương án C: Tác giả đề cập 3 nhận xét (“At least three observations” khớp với “issues”) liên quan đến sai lệch thông tin (“related to misinformation” khớp với “connected with misinformation”) trên phương tiện thông tin đại chúng đương đại (“contemporary mass-media” khớp với “today”) mà thu hút sự chú ý của nhiều người (“warrant the attention of” khớp với “significant”) và lần lượt giới thiệu về các vấn đề đó (“Firstly, “Secondly” và “Thirdly”). → Chọn phương án C.

  • Phương án D: Tác giả có đề cập đến những nhà hoạch định chính sách (“policy maker”) nhưng không mô tả thái độ của họ đối với vấn đề sai lệch thông tin trên truyền thông. → Không chọn D.

image-alt

Question 30

Đáp án: D

Vị trí thông tin: Tại đoạn 6, dòng 9

Giải thích:

  • Phương án A: Tác giả có đề cập đến những hướng dẫn của FDA (“FDA guidelines”) nhưng không nhắc đến việc cần đơn giản hoá chúng. → Không chọn.

  • Phương án B: Tác giả đề cập rằng FDA đã phát triển chương trình Quảng cáo xấu (“Bad Ad program”), qua đó người tiêu dùng có thể trình báo các quảng cáo vi phạm hướng dẫn của FDA về những nguy cơ của thuốc (“report advertising in … on drug risks”) nhưng không đề cập cụ thể về quan điểm của người tiêu dùng đối với quy định này. → Không chọn.

  • Phương án C: Tác giả có đề cập đến những cơ quan quản lý của Mỹ (“regulatory structures” và “regulatory agencies”) nhưng không so sánh với những quốc gia khác. → Không chọn.

  • Phương án D: Tác giả đề cập rằng những chương trình luật lệ (“such programs” khớp với “regulation”) mặc dù đáng khen ngợi và hữu ích (“laudable and useful”) nhưng không thể loại bỏ (“do not keep … off” khớp với “fails to prevent”) những quảng cáo sai lệch (“false advertising” khớp với “misinformation”) ra khỏi các sóng phát thanh (“airwaves” khớp với “media”). → Chọn phương án D.

Question 31-36: What happens when people encounter misinformation?

Question 31

Đáp án: G

Vị trí thông tin: Tại đoạn 5, dòng 2-3

Giải thích:

  • Từ loại cần điền: danh từ

  • Nội dung: một vấn đề về sai lệch thông tin có liên quan đến nhiều người

  • Đoạn văn đề cập rằng mặc dù (“Although”) chuyện thường xảy ra (“fairly routine”) là các cá nhân (“individuals” khớp với “people”) bắt gặp (“come across”) những thông tin sai (“information that is false” khớp với “misinformation”) nhưng câu hỏi về việc chính xác bằng cách nào và khi nào mà chúng ta dán nhãn thông tin là đúng hay sai trong đầu (“the question of … as true or false” khớp với “precisely how and when … as true or untrue”) đã thu hút nhiều cuộc tranh luận triết học (“has garnered philosophical debate” khớp với “there is debate”).

    Vì vậy, đáp án là “frequent exposure”, trong đó “frequent” khớp với “fairly routine” và “exposure” khớp với “come across”.

Question 32

Đáp án: J

Vị trí thông tin: Tại đoạn 5, dòng 5-6

Giải thích:

  • Từ loại cần điền: danh từ

  • Nội dung: suy nghĩ, thái độ của Descartes và Spinoza liên quan đến cách nhiều người tương tác với thông tin

  • Đoạn văn đề cập rằng vấn đề nan giải được tóm tắt gọn gàng bằng sự tương phản giữa cách thức hai triết gia Descartes và Spinoza mô tả sự tượng tác với thông tin (“human information engagement” khớp với “how people engage with information”), với các sự dự đoán trái ngược (conflicting predictions) chỉ mới được kiểm chứng thực nghiệm theo những cách mạnh mẽ gần đây. Vì vậy, đáp án là “different ideas”, trong đó “different” khớp với “conflicting”, và “ideas” khớp với “predictions”.

Question 33

Đáp án: H

Vị trí thông tin: Tại đoạn 5, dòng 8-10

Giải thích:

  • Từ loại cần điền: danh từ

  • Nội dung: một bước riêng biệt trong quá trình con người tiếp nhận thông tin

  • Đoạn văn đề cập ý kiến của Spinoza là con người chấp nhận tất cả thông tin một cách mặc định (“accept all encountered information (or misinformation) by default”) và sau đó xác nhận hoặc từ chối thông tin (“verify or reject”) thông qua một quá trình nhận thức (“cognitive process”) riêng biệt (“separate” khớp với “distinct”). Vì vậy, đáp án là “mental operation”, trong đó “mental” khớp với “cognitive”, “operation” khớp với “process”.

image-alt

Question 34

Đáp án: B

Vị trí thông tin: Tại đoạn 5, dòng 10-12

Giải thích:

  • Từ loại cần điền: danh từ

  • Nội dung: điều mà những nghiên cứu cần đây mang lại cho lý thuyết của Spinoza

  • Đoạn văn đề cập rằng trong những thập kỷ gần đây (“in recent decades” khớp với “recent”), bằng chứng thực nghiệm (“empirical evidence”) từ các nhóm nghiên cứu khác (“research teams” khớp với “research”) đã ủng hộ cho lời giải thích của Spinoza (“supported Spinoza's account” khớp với “for Spinoza's theory”). Vì vậy, đáp án là “additional evidence” khớp với “empirical evidence”.

Question 35

Đáp án: E

Vị trí thông tin: Tại đoạn 5, dòng 12-13

Giải thích:

  • Từ loại cần điền: danh từ

  • Nội dung: một khoảng thời gian hoặc lý do mà mọi người chấp nhận thông tin là đúng

  • Đoạn văn đề cập rằng mọi người dường như (“people appear to” khớp với “it would appear that people”) mã hoá các thông tin là đúng (“encode all new information as if it were true” khớp với “accept all encountered information as if it were true”) ngay cả khi chỉ là tạm thời (“even if only momentarily”). Vì vậy, đáp án là “short period” khớp với “momentarily”.

Question 36

Đáp án: C

Vị trí thông tin: Tại đoạn 5, dòng 14-15

Giải thích:

  • Từ loại cần điền: danh từ

  • Nội dung: những vị trí trong não đảm nhiệm các chức năng xử lý thông tin khác nhau

  • Đoạn văn đề cập rằng quan điểm của Spinoza thống nhất với (“a pattern that seems consistent with” khớp với “This is consistent with”) các quan sát rằng các nguồn lực tin thân cho sự hoài nghi (“resources for scepticism”) có vị trí trong não khác với (“reside in a different part of the brain”) các thành phần dùng để nhận thức và mã hoá thông tin (“the resources used in perceiving and encoding”). Vì vậy, đáp án là “different locations” khớp với “different parts”.

Tham khảo thêm: Cách làm các dạng bài IELTS Reading hiệu quả ăn trọn điểm

Question 37-40

Question 37

Đáp án: YES

Vị trí thông tin: Tại đoạn 7, dòng 1-3

Giải thích: Tác giả đề cập rằng để các chiến dịch khắc phục (“corrective campaigns” khớp với “Campaigns designed to correct misinformation”) trở nên thuyết phục (“persuasive”) thì khán giả cần có khả năng hiểu chúng (“audiences need to be able to comprehend them”). Thông tin này có nghĩa là nếu người khác không thể hiểu các chiến dịch này thì chúng sẽ thất bại. Vì vậy, đáp án là YES.

Question 38

Đáp án: NOT GIVEN

Vị trí thông tin: Tại đoạn 7, dòng 6-7

Giải thích: Tác giả có đề cập đến nỗ lực giảng dạy kiến thức về truyền thông (“suggests the utility of media literacy efforts” khớp với “teach … about misinformation”) trong trường tiểu học (“as early as elementary school” khớp với “elementary school students”) nhưng không nhắc đến việc những nỗ lực này bị phản đối. Vì vậy, đáp án là NOT GIVEN.

Question 39

Đáp án: NO

Vị trí thông tin: Tại đoạn 8, dòng 2-3 và 7-9

Giải thích: Tác giả đề cập rằng hành trình giải quyết và khắc phụ vấn đề sai lệch thông tin (“The journey forward” khớp với “overcome the problem of misinformation”) sẽ kéo dài (“long” trái ngược với “a relatively short period”) và gặp nhiều khó khắn (“arduous”). Tác giả cũng đề cập rằng để vượt qua những ảnh hưởng xấu nhất của vấn đề sai lệch thông tin (“To overcome the worst effects of the phenomenon” khớp với “overcome the problem of misinformation”), chúng ta cần những nỗ lực phối hợp theo thời gian thay vì một giải pháp có thể giải quyết tất cả trong một lần (“over time, rather than any singular one-time panacea” trái ngược với “a relatively short period”). Vì vậy, đáp án là NO.

Question 40

Đáp án: NOT GIVEN

Vị trí thông tin: Tại đoạn 8, dòng 7

Giải thích: Tác giả đề cập rằng vấn đề sai lệch thông tin (“Misinformation”) bắt nguồn từ khả năng dễ mắc sai lầm (“human fallibility”) và nhu cầu về thông tin (“information needs”) của con người. Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến việc nhu cầu nắm bắt thông tin bị thổi phồng trong thế giới ngày nay. Vì vậy, đáp án là NOT GIVEN.

Xem tiếp: Giải đề Cambridge 19 Test 1 Writing Task 1

Tổng kết

Bài viết trên đã đưa ra lời giải chi tiết cho đề Cambridge IELTS 19, Test 1, Reading Passage 3 chủ đề The persistence and peril of misinformation. Hy vọng những thông tin này có thể giúp người học luyện thi IELTS hiệu quả hơn. Trong quá trình luyện thi, người học có thể đặt câu hỏi trên diễn đàn ZIM Helper để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc.

Tham vấn chuyên môn
authorVõ Thị Hoài Minh
Giảng viên
Tốt nghiệp Đại học ngành Ngôn ngữ Anh. Điểm chứng chỉ: TOEIC LR 990/990, TOEIC SW 360/400. Có 8 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Anh (từ năm 2016). Trong thời gian làm việc tại ZIM, đã và hiện đang giảng dạy và tham gia các dự án nghiên cứu và thiết kế chương trình học TOEIC, TAGT, sản xuất đề thi thử và viết các đầu sách về TOEIC. Triết lý giáo dục chú trọng vào việc nhận diện và phát huy năng lực của mỗi học viên, khám phá những điểm mạnh và điểm yếu của họ để từ đó có thể hỗ trợ họ đạt mục tiêu mà họ muốn. Tôi hướng đến tạo một không gian học tập thân thiện và cởi mở, nhưng cũng duy trì tính kỷ luật và sự tổ chức. Phương pháp giảng dạy của tôi là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của vấn đề để áp dụng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau.

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu