Banner background

Từ nối tuần tự (Sequential Transition Words) trong IELTS Writing 

Ở bài viết này, tác giả sẽ đi cụ thể vào nhánh cuối cùng của từ nối (Linking Words) đó chính là từ nối tuần tự (Sequential Transition Words) và cách ứng dụng chúng trong bài thi IELTS Writing. 
tu noi tuan tu sequential transition words trong ielts writing

Trong những bài viết trước “Từ nối chỉ nguyên nhân - kết quả (Causal Transition Words)” và "Từ nối bổ sung (Additive Transition Words)", tác giả đã cung cấp cho người học định nghĩa, ví dụ và cách dùng chung của hai dạng từ nối này trong IELTS Writing. Ở bài viết này, tác giả sẽ đi cụ thể vào nhánh cuối cùng của từ nối (Linking Words) đó chính là từ nối tuần tự (Sequential Transition Words) và cách ứng dụng chúng trong bài thi IELTS Writing. 

Key takeaways 

Từ nối tuần tự không chỉ để liên kết giữa các câu, hay mệnh đề trước, mà chúng còn được sử dụng với những mục đích khác như: tổng kết nội dung của toàn bộ văn bản, hay để nhắc lại ý của câu văn đằng trước. Từ nối tuần tự được chia thành 5 dạng chính thường gặp với 5 chức năng khác nhau, bao gồm: 

  • Organizing by Number: Sắp xếp theo thứ tự

  • Showing Continuation: Biểu thị sự nối tiếp

  • Summarizing/Repeating Information: Tóm tắt/ Lặp lại thông tin

  • Digression/Resumption: Khôi phục/Quay trở lại chủ đề trước

  • Concluding/Summarizing: Kết luận, Tổng kết

Bốn cấu trúc từ nối tuần tự thông dụng: 

  • To begin with/Initially 

  • In the second place/ In the third place

  • Former/Latter 

  • (The) aforementioned 

Tổng quan về từ nối tuần tự (Sequential Transition Words)

Định nghĩa về từ nối tuần tự 

Các từ nối, cụm từ nối trong Tiếng Anh (hay được gọi chung là Linking words, Transitions hoặc Conjunctions) là từ hoặc cụm từ dùng để nối hai mệnh đề độc lập lại với nhau, tạo thành câu ghép hoặc câu phức. Nếu có thêm sự trợ giúp của từ nối, những câu văn trong bài viết học thuật sẽ trở nên thuyết phục và chắc chắn hơn. 

Thông thường, các từ nối sẽ kết nối từ 2 câu hoặc 2 mệnh đề trở lên. Từ nối (Conjunction) trong tiếng Anh được chia thành 4 dạng chính với những mục đích sử dụng khác nhau: 

  • Additive transitions words: Từ nối bổ sung

  • Causal transition words: Từ nối thể hiện quan hệ lý do – hệ quả

  • Sequential transition words: Từ nối thể hiện tuần tự của sự vật, sự việc

  • Adversative transition words: Từ nối chỉ sự đối lập

Phân loại và mục đích sử dụng từ nối tuần tự (Sequential Transition Words) 

Suy ra từ định nghĩa từ nối chung (Conjunction) ở trên, từ nối tuần tự cũng là một tập hợp những từ nối nhằm để liên kết hai câu hoặc hai mệnh đề trở lên. Tuy nhiên, chúng không chỉ để liên kết giữa các câu, hay mệnh đề trước, mà chúng còn được sử dụng với những mục đích khác như: tổng kết nội dung của toàn bộ văn bản, hay để nhắc lại ý của câu văn đằng trước. Từ nối tuần tự được chia thành 5 dạng chính thường gặp với 5 chức năng khác nhau, bao gồm: 

  • Organizing by Number: Sắp xếp theo thứ tự

  • Showing Continuation: Biểu thị sự nối tiếp

  • Summarizing/Repeating Information: Tóm tắt/ Lặp lại thông tin

  • Digression/Resumption: Khôi phục/Quay trở lại chủ đề 

  • Concluding/Summarizing: Kết luận, Tổng kết

Bốn cấu trúc từ nối tuần tự thông dụng và cách dùng 

tu-noi-tuan-tu-sequential-transition-words-01

To begin with/Initially: Trước hết là, đầu tiên là

Cấu trúc này được Cambridge Dictionary đánh giá là từ vựng dạng B2, có nghĩa là từ vựng phù hợp sử dụng trong văn viết trang trọng, học thuật. “To begin with” là một cụm từ thường được dùng ở đầu câu được ngăn cách bởi dấu phẩy, có nghĩa là đưa ra thông tin quan trọng đầu tiên. Cụm từ này rất được ưa chuộng bởi chúng dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tính học thuật cho bài viết. Dưới đây là các ví dụ cho cụm từ này: 

To begin with, thanks to advanced agriculture technologies, farming has become increasingly mechanized. (Trước hết, nhờ vào công nghệ nông nghiệp tiên tiến mà việc canh tác ngày càng được cơ giới hóa.) 

Trích nguồn: bài mẫu IELTS Writing band 7.0 

Ngoài ra, để không bị lặp lại quá nhiều khi sử dụng từ “To begin with”, người học có thể sử dụng thêm một từ khác đó chính là “Initially”. “Initially” cũng được đánh giá là từ vựng dạng B2 qua Cambridge Dictionary, tức phù hợp sử dụng cho văn viết học thuật. Với cách dùng và ý nghĩa giống nhau, người học có thể sử dụng đan xem “To begin with” và “Initially” một cách hài hòa mà vẫn tránh được lỗi lặp từ. 

In the  second place/ third place: Thứ hai là, Thứ ba là

Ngoài những mẫu từ vựng phổ biến như “Secondly”, “Thirdly”, người học có thể sử dụng các mẫu câu khác để khiến cho bài viết không bị nhàm chán đó là: “In the second place, In the third place”. Cặp từ vựng này được sử dụng trong Writing Task 1, khi người học muốn so sánh thứ hạng các số liệu trong biểu đồ. Chúng cũng sẽ hữu ích khi bài viết có nhiều luận điểm cần triển khai. 

Ví dụ: The bus ranked in the second place in the chart. (Xe buýt xếp vị trí thứ hai trong biểu đồ) 

In the second place, visiting real museums and art galleries is a rewarding experience in many respects. (Thứ hai, tham quan các viện bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật thực sự là một trải nghiệm bổ ích ở nhiều khía cạnh.)

(The) Aforementioned: Đã nói trên 

Cấu trúc được Cambridge Dictionary đánh giá là từ vựng formal (trang trọng) nên đây cũng là một trong những từ vựng nên học trong trường từ nối tuần tự này. “Aforementioned” được dùng để nói về những sự vật, hiện tượng đã được đề cập đến ở câu/ luận điểm trước nhằm tránh lỗi lặp từ vựng. Người học có thể sử dụng “the aforementioned” với chức năng làm tính từ cho danh từ chính trong câu mà vẫn giữ nguyên tính chất học thuật cho câu văn. 

Ví dụ:  A declaration will be issued at the end of the aforementioned U.N. conference. (Một tuyên bố sẽ được đưa ra vào cuối hội nghị Liên Hợp Quốc nói trên.)

Former, Latter: nói trước, nói sau 

“Former” đề cập đến một sự vật hoặc hiện tượng được nhắc đến ở thứ tự đầu tiên trong một câu trước đó. Ngược lại, “Latter” nói đến đến thứ gì đó đứng sau/ cuối cùng trong cùng một câu đó. Cấu trúc này được ưa chuộng khi bài viết muốn đề cập đến hai sự vật/ hiện tượng đứng ở câu trước nhưng không muốn phạm lỗi lặp từ. 

Ví dụ: Costa Rica has both monkeys and sloths in its jungles. However, the former are much faster than the latter. (Costa Rica có cả khỉ và lười trong các khu rừng. Tuy nhiên, con trước nhanh hơn nhiều so với con sau.) => Ý chỉ con khỉ (monkeys) nhanh hơn con lười (sloths) 

Tổng hợp các từ nối phổ biến khác và ví dụ 

Organizing by Number

Initially; Secondly; Thirdly; (Firstly/Secondly/Thirdly): Thứ nhất là, thứ hai là, thứ ba là

Đây là trường từ vựng phổ biến nhất để sử dụng khi muốn liệt kê những luận điểm chính và phụ. Mặc dù là số đếm nhưng sử dụng “Initially; Secondly; Thirdly” vẫn luôn đảm bảo tính học thuật cho bài viết và dễ sử dụng. Những từ nối này luôn được sử dụng ở đầu câu và ngăn cách với vế còn lại của câu bằng dấu phẩy. 

To start with: đầu tiên là, thứ nhất là

Cụm từ này có cách dùng giống với cụm “to begin with” đã được đề cập tới ở trên, chúng thường đứng ở đầu câu và ngăn cách vế còn lại của câu bằng dấu phẩy. 

Ví dụ:

  • Firstly, through practice, you will develop a better style. 

  • Secondly, your readers will appreciate your efforts. 

  • Thirdly, your boss will give you a raise.

(Thứ nhất, thông qua thực hành, bạn sẽ phát triển một phong cách viết tốt hơn.

Thứ hai, độc giả của bạn sẽ đánh giá cao nỗ lực của bạn.

Thứ ba, sếp của bạn sẽ tăng lương cho bạn.)

  • To start with, I don't like gambling, and I also can't get time off work.

(Thứ nhất, tôi không thích cờ bạc, và tôi cũng không thể nghỉ làm.)

Showing Continuation

Subsequently: sau đó, tiếp đến

“Subsequently” được sử dụng với vai trò là một trạng từ trong câu, để biểu thị hành động, sự việc, tiến trình tiếp theo của một sự vật/ hiện tượng nào đó. 

Afterwards: sau đó 

“Afterwards” cũng được sử dụng với vai trò là một trạng từ trong câu, với ý nghĩa giống từ “subsequently”. Người học có thể cân nhắc sử dụng “afterwards” nếu không muốn bài viết bị lặp từ. 

Next

“Next” được sử dụng ở đầu câu để nói về công đoạn tiếp theo, hay trình tự tiếp theo của một sự vật, hiện tượng nào đó.

Ví dụ:

Subsequently, subjects were taken to their rooms.” (Sau đó, các đối tượng được đưa về phòng của họ.)

Afterwards, they were asked about their experiences.” (Sau đó, họ được hỏi về kinh nghiệm của mình.)

Next, I heard the sound of voices.” (Tiếp theo, tôi nghe thấy âm thanh của giọng nói.)

Repeating Information

As (was) stated before/As (was) mentioned

Cả hai cụm trên đều mang nghĩa giống nhau đó chính là “đã kể trên/ đã đề cập ở trên”. Cụm từ này sẽ đặc biệt hữu ích khi người học muốn tránh lỗi lặp từ trong bài viết của mình. “As (was) stated before/As (was) mentioned” được sử dụng ở đầu câu và ngăn cách với về còn lại của câu bằng dấu phẩy. 

Ví dụ:

  • As mentioned before, the passwords are changed every test session. (Như đã đề cập trước đây, mật khẩu được thay đổi sau mỗi phiên kiểm tra.)

  • As stated before, the results for the interpolation approach were obtained under ideal conditions. (Như đã nêu trước đây, các kết quả của phương pháp nội suy thu được trong điều kiện lý tưởng.)

Digression/Resumption 

Coincidentally: Trùng hợp thay 

Người học có thể sử dụng “Coincidentally” khi người học đang bàn về một vấn đề khác, sau đó quay trở lại  chủ đề ban đầu. “Coincidentally” được sử dụng với vai trò là trạng từ trong câu, ngăn cách với chủ - vị bằng dấu phẩy. 

Ngoài ra, người học cần lưu ý: chỉ có thể sử dụng “coincidentally” để quay lại chủ đề ban đầu nếu chủ đề đang bàn có điểm tương đồng/trùng hợp với chủ đề ban đầu.

Returning to the subject of something: quay trở lại chủ đề ban đầu 

Cụm từ này có cách sử dụng giống như “Coincidentally”, cũng được sử dụng như một trạng từ và ngăn cách bởi dấu phẩy. 

Ví dụ:

  • Coincidentally, the refugees also started seeing a large influx of cash, which later allowed for the growth of a localized market economy. (Thật trùng hợp, những người tị nạn cũng bắt đầu thấy một dòng tiền mặt lớn, sau này cho phép sự phát triển của nền kinh tế thị trường bản địa hóa.)

  • Returning to the subject of the currency markets, one can't help wondering what Tchenguiz has been punting on. (Quay trở lại chủ đề thị trường tiền tệ, người ta không thể không tự hỏi Tchenguiz đã làm gì.)

Concluding/ Summarizing

In conclusion: Tóm lại, tổng kết 

“In conclusion” là một trong những cụm từ được ưa chuộng sử dụng trong phần kết của Writing Task 2. Đây là một cụm từ đủ trang trọng cho bài viết học thuật và cũng rất dễ dùng. “In conclusion” thường được sử dụng ở đầu câu và ngăn cách với vế còn lại trong câu bởi dấu phẩy. 

Overall: Nhìn chung 

“Overall” cũng là một từ vựng phổ biến được dùng làm kết bài cho một bài văn học thuật. Cách dùng của “Overall” cũng giống với “In conclusion”, tức thường được sử dụng ở đầu câu và ngăn cách với chủ - vị trong câu bằng dấu phẩy. 

In summary: Tóm lại 

Cách dùng của “In summary” cũng giống “Overall” và “In conclusion”. “In summary” cũng được sử dụng khá phổ biến trong những bài viết học thuật, vậy nên để tránh lặp từ nhiều trong các câu kết luận, người học nên sử dụng “In summary”. 

Ví dụ:

tu-noi-tuan-tu-sequential-transition-words-concentrate

  • In conclusion, the fact that students are unable to concentrate or pay attention in class could be attributed to several factors as mentioned above and measures should be considered to solve this issue. (Tóm lại, việc học sinh không thể tập trung, chú ý trong giờ học có thể do một số yếu tố như đã nêu ở trên và cần xem xét các biện pháp để giải quyết vấn đề này.)

  • Overall, the empirical findings seem consistent with the first assumption of structural description models, but some doubts remain. (Nhìn chung, các phát hiện thực nghiệm có vẻ phù hợp với giả định đầu tiên về các mô hình mô tả cấu trúc, nhưng vẫn còn một số nghi ngờ.)

  • In summary, governments have many reasons for spending so much on defence. (Tóm lại, các chính phủ có nhiều lý do để chi nhiều cho quốc phòng)

Những trường hợp nên sử dụng từ nối tuần tự 

tu-noi-tuan-tu-sequential-transition-words-02

Các câu trong bài rời rạc và thiếu mạch lạc (Choppy Sentences) 

Một trong những trường hợp rất nhiều những người học tiếng Anh mắc phải đó là các câu văn viết bị rời rạc, thiếu đi sự rành mạch. Cụ thể, đoạn văn sẽ bị coi là không mạch lạc khi nó bao gồm rất nhiều câu không sử dụng từ nối, thiếu liên kết (choppy sentences). Để sửa lỗi này, người học có thể sử dụng trường từ nối tuần tự qua ví dụ tham khảo dưới đây: 

Câu gốc: I have three reasons for wanting to visit Rome. I would love to see the Colosseum. I’m sure the pope is dying to meet me. They have great pizza.

Sau khi sửa: I have three reasons for wanting to visit Rome. Firstly, I would love to see the Colosseum. Secondly, I’m sure the pope is dying to meet me. Thirdly, they have great pizza.

Qua ví dụ trên, người học có thể thấy rõ sự khác biệt giữa việc có và không sử dụng từ nối tuần tự: khi người nói  sử dụng trường từ nối tuần tự “Firstly, Secondly, Thirdly” để miêu tả về ba lý do muốn được đến Rome,  cả ba ý được thể hiện một cách rõ ràng và có liên kết hơn . Như vậy, việc thêm trường từ nối tuần tự vào trong câu sẽ khiến cách diễn đạt ý tưởng sẽ bớt khô khan hơn và thêm phần tự nhiên cho bài viết. 

Lặp từ nhiều lần 

Thông thường, những bài viết có nhiều luận điểm thường sẽ hay mắc phải lỗi lặp từ. Người học có thể sử dụng từ nối tuần tự để bài văn thêm phần tự nhiên và làm giàu thêm trường từ vựng sử dụng trong bài viết của mình. 

Cụ thể hơn, nếu bài viết phải lặp lại quan điểm hoặc luận cứ, người học có thể sử dụng các cụm từ vựng trong phần “Repeating Information” đã được liệt kê trong bảng trên (2.3) như: “As was stated/ mentioned before” hoặc sử dụng cụm “(The) Aforementioned” đã nói ở phần 2.2. Ngoài ra, nếu người học muốn khắc phục lỗi lặp lại một trong hai vấn đề thì cụm “former-latter” đã được đề cập và giải thích ở phần 2.2 sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Đặc biệt, trong phần kết luận, người học có thể sử dụng các từ vựng trong phần Concluding/ Summarizing đã được liệt kê ở bảng 2.3 để làm giàu thêm mảng từ vựng cho bài viết.  

Ví dụ minh họa: 

Câu gốc: It was raining, and there was lightning in the air. Mary didn't mind the rain, but the lightning troubled her because she was afraid of thunder.
Sau khi sửa: It was raining, and there was lightning in the air. Mary didn't mind the former problem, but the latter troubled her because she was afraid of thunder.

Khi diễn đạt hai ý tưởng nối tiếp nhau 

Để khiến cho người đọc khác dễ hiểu những ý tưởng mà mình đang nói đến, người học nên vận dụng thêm từ nối tuần tự để khiến mạch ý tưởng trở nên liên kết và dễ theo dõi hơn. 

Thông thường, người học có thể sử dụng từ vựng trong phần “Organizing by Number” đã được liệt kê ở bảng 2.3 để diễn đạt và tách biệt các luận điểm, luận cứ trong bài viết như “Firstly/Secondly/Thirdly” hay “To start with/ To begin with”. Hơn nữa, để biểu thị sự nối tiếp ý tưởng trong một chuỗi những luận điểm/luận cứ, người học có thể sử dụng các từ vựng trong phần “Showing Continuation” (bảng 2.3) với các từ điển hình như “Subsequently”, “Next”, “Afterwards”. Ngoài ra, để biểu thị sự tương đồng/ trùng hợp với ý tưởng bài viết đang hướng đến, người học có thể tham khảo thêm từ vựng phần “Digression/Resumption” ở bảng 2.3 (VD: “Coincidentally”, “Returning to the subject of something”).  

Ví dụ minh họa: 

Câu gốc: Locations below the poverty level need more education services. It’s important to discuss how poverty affects work life. 

Sau khi sửa: To begin with, locations below the poverty level need more education services. Next, it’s important to also discuss how poverty affects work life.

Ứng dụng của từ nối tuần tự vào Writing Task 2 

Trong phần thi IELTS Writing, thí sinh sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chí Coherence and Cohesion. Cụ thể, “Coherence” là sự liên kết theo cấp độ meaning (ý nghĩa), tức là các ý trong bài viết phải liên quan chặt chẽ với nhau, logic và mạch lạc. Còn “Cohesion” là sự liên kết theo cấp độ form (ngữ pháp và từ vựng), tức là cách người dùng các linking words (từ nối) để nối các ý, câu và đoạn văn với nhau cho người đọc dễ theo dõi. Tiêu chí nói trên là một trong bốn tiêu chí chủ chốt để đánh giá bài IELTS Writing của thí sinh. Vì vậy, việc lựa chọn sử dụng từ nối phù hợp trong phần thi Writing đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để quyết định điểm số của thí sinh. Bài viết sẽ tập trung vào phần ứng dụng của từ nối tuần tự trong IELTS Writing Task 2. 

Trước tiên, hãy nhìn vào đề thi và bài mẫu dưới đây: 

Đề bài: Many students find it difficult to concentrate or pay attention at school. What are the reasons? What could be done to solve this problem?

Bài làm: 

There are several measures that teachers and parents could adopt to tackle this issue. Firstly, teachers should strive to increase the engagement of students in lessons by making use of teaching aids such as pictures, diagrams and models. Instead of relying too much on boring textbooks, students should be taught how to involve themselves in their lessons and express their opinions on matters that are relevant. For example, instead of repetitive grammar exercises, English learners could enjoy role-play activities which are more enjoyable and bring real world applications. Secondly, parents must monitor their children’s electronic device usage to ensure that they have enough exercise and sleep everyday. By controlling their screen time, parents could help students go to bed early and feel well-rested before school, which would lead to a longer attention span and memory retention.

(Trích từ bài mẫu IELTS Writing Task 1 và Task 2 band 7 đề thi ngày 10/04/2021 - Đề 2)

Qua bài mẫu trên, có thể thấy được bài viết sử dụng từ nối tuần tự với mục đích là đưa ra luận điểm chính trong bài: 

  1. Firstly, teachers should strive to increase the engagement of students in lessons by making use of teaching aids such as pictures, diagrams and models.”

  2. Secondly, parents must monitor their children’s electronic device usage to ensure that they have enough exercise and sleep everyday.

Qua đó, có thể thấy được từ nối tuần tự sẽ được sử dụng khi bài viết cần liệt kê các luận điểm chính hoặc luận điểm phụ. Đối với dạng câu hỏi để sử dụng, người đọc có thể dùng từ nối tuần tự trong hầu hết các kiểu đề bài nêu lên quan điểm cá nhân và chứng minh luận điểm của bản thân. Ví dụ, các dạng câu hỏi Agree/Disagree hay Problems/Solutions sẽ không tránh khỏi việc thí sinh sẽ phải đưa ra nhiều luận điểm của bản thân để chứng minh. Trong trường hợp này, người học có thể sử dụng nhóm từ nối tuần tự trong phần “Organizing by Number” đã được liệt kê ở bảng trên. Ngoài ra, người học còn có thể sử dụng từ vựng phần “Concluding/Summarizing” đã được liệt kê trong bảng trên vào phần kết bài Writing Task 2. 

Ví dụ: 

In conclusion, the fact that students are unable to concentrate or pay attention in class could be attributed to several factors as mentioned above and measures should be considered to solve this issue. (Trích từ bài mẫu IELTS Writing Task 1 và Task 2 band 7 đề thi ngày 10/04/2021 - Đề 2)

Tổng kết 

Nhóm từ nối tuần tự rất đa dạng, được chia ra thành 5 dạng chính với mục đích sử dụng cũng như vị trí trong câu khác nhau. Vậy nên, người học cần hiểu rõ thông tin muốn truyền tải là gì và lựa chọn từ nối tuần tự sao cho phù hợp. Liên kết các câu văn bằng từ nối tuần tự sẽ giúp bài viết của thí sinh trở nên dễ đọc và thêm vào đó, lợi ích lớn nhất đó chính là thỏa mãn được tiêu chí Coherence and Cohesion trong band descriptors (tiêu chí chấm thi) trong IELTS Writing. Người đọc có thể tham khảo thêm các bài viết của ZIM thuộc phạm trù từ nối (Linking words, Transitions). 

Đọc thêm: Tổng hợp các từ nối trong Essay trong IELTS Writing Task 2

Nguyễn Quỳnh Anh

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...