Banner background

Ba chiến lược tăng tốc độ đọc hiểu từ band 4/5 và lên band 6 IELTS Reading.

Đọc hiểu tốt là một kĩ năng quan trọng. Nó không chỉ giúp người học đạt điểm cao trong bài thi IELTS Reading mà còn là nguồn thông tin đầu vào để cải thiện các kĩ năng khác như nghe, nói và viết.
ba chien luoc tang toc do doc hieu tu band 45 va len band 6 ielts reading

Đọc hiểu tốt là một kĩ năng quan trọng. Nó không chỉ giúp người học đạt điểm cao trong bài thi IELTS Reading mà còn là nguồn thông tin đầu vào để cải thiện các kĩ năng khác như nghe, nói và viết.

Vì vậy việc hiểu rõ về kĩ năng đọc hiểu cũng như các chiến lược để cải thiện là rất quan trọng đặc biệt là với những người học ở những trình độ nền tảng. Nhiều người học ở band 4-5 IELTS Reading cảm thấy khó và mơ hồ về việc làm sao để có thể cải thiện band điểm lên 6.0.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến việc đọc cũng như gợi ý một số các để cải thiện kĩ năng đọc hiểu.

Đọc hiểu có nghĩa là gì?

Quá trình đọc được chia làm hai cấu phần: giải mã (nhận diện được từ) và hiểu (Alderson, 2000). Việc hiểu ở đây được mô tả là có khả năng hiểu những gì được đọc bao gồm khả năng phân tích cú pháp câu, hiểu được câu trong văn cảnh và kết hợp việc hiểu này với những kiến thức mà người học đã biết.

Đọc hiểu cần vận dụng các kỹ năng đọc khác nhau như nhận dạng từ, tốc độ đọc, kiến thức từ vựng, và kiến thức nền để người đọc có được kiến thức từ văn bản mà họ đọc (Pressley, 2000).

Yếu tố ảnh hưởng đến việc đọc-hiểu thông tin

Theo Dennis (2008) đọc hiểu là một quá trình phức tạp giữa việc nhận ra các kí tự và việc hiểu ý nghĩa đằng sau các kí tự đó. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến việc đọc-hiểu thông tin bao gồm:

  • Yếu tố về mặt kiến thức nền tảng

  • Yếu tố về mặt ngôn ngữ

  • Yếu tố về mặt chiến lược đọc

  • Yếu tố về mặt tâm lý

  • Yếu tố về mặt sức khỏe.

Ở phần tiếp theo, bài viết sẽ đi sâu vào phân tích ba yếu tố đầu vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ năng đọc hiểu trong bài thi IELTS Reading.

nhung-yeu-to-anh-huong-den-viec-doc-hieu-thong-tin-cua-thi-sinh-band-4-5-va-cach-khac-phuc-de-dat-band-6-ielts-reading-tong-hop

Kiến thức nền

Kiến thức nền được định nghĩa là kiến thức mà người học có thông qua việc học chính thống ở trường lớp hay thông qua các trải nghiệm cá nhân. Xét về khía cạnh học thuật thì kiến thức nền bao gồm kiến thức về nội dung, văn phong và vốn từ vựng học thuật để hiểu được nội dung của một chủ đề nào đó. Kiến thức nền đóng vai trò thiết yếu trong quá trình đọc hiểu.

Trong nỗ lực hiểu một văn bản, người đọc dựa vào kiến thức nền tảng của mình để liên kết những gì họ đã biết với văn bản mà họ đang đọc. Nếu người đọc không biết gì về chủ đề của bài đọc thì sẽ khó cho họ để xử lý thông tin. Tương tự như vậy, người đọc sẽ thấy dễ dàng hơn khi đọc hiểu văn bản nếu họ quen thuộc với chủ đề của văn bản đó.

Willingham (2006) đã tóm tắt một số phát hiện trong khoa học nhận thức về cách kiến thức nền giúp người học hiểu những gì họ đọc và ghi nhớ những gì họ đã học. Kiến thức nền về một văn bản khiến người đọc ít cần phải dừng lại hoặc đọc lại để làm rõ hơn. Quan điểm của tác giả được hiểu ngay lập tức. Kiến thức nền cho phép người đọc sắp xếp các chuỗi sự kiện trong văn bản thành các đơn vị hoặc chuỗi liên kết, có ý nghĩa để có thể dễ dàng phân tích, hiểu và ghi nhớ hơn. Nếu không có kiến thức nền, các từ và câu trong một văn bản dễ dàng trở nên rời rạc và không liên quan. 

Ví dụ như nếu người đọc có đọc bài về văn hóa Mỹ, trong đó thì nền văn hoá Mỹ được ví như là “salad bowl” (một tô salad). Những người có kiến thức nền tốt thì có thể hiểu ngay lập tức rằng đây không phải là hình ảnh theo nghĩa đen, mà là phép ẩn dụ.

Lý do là vì ở Mỹ có các sắc tộc sống cùng nhau, vì thế nên văn hoá Mỹ được ví là “salad bowl” – tức là một nền văn hoá có nhiều thành phần đa dạng trộn lẫn với nhau. Với những người không có kiến thức nền thì có thể sẽ không thể đọc hiểu được tại sao văn hoá Mỹ lại được miêu tả như vậy.

Xem thêm: Vận dụng kiến thức nền để tăng hiệu quả đọc hiểu IELTS Reading

Kiến thức về ngôn ngữ

Cùng với kiến thức nền thì kiến thức về ngôn ngữ là một cấu phần quan trọng trong kĩ năng đọc hiểu một văn bản. Trong bài viết này kiến thức về ngôn ngữ được chia làm ba mục dưới đây. 

Kiến thức về từ vựng

Kiến thức từ vựng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành tích đối với người học ngoại ngữ. Mức độ tiếp thu từ vựng ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác và hiệu quả của giao tiếp ngôn ngữ, bao gồm cả khả năng hiểu và tạo ra ngôn ngữ (Wu, 2005). Nếu người học gặp những từ họ không biết khi đọc thì có thể gây ra khó khăn trong quá trình tiếp thu văn bản, dẫn tới việc ảnh hưởng đến mức độ đọc hiểu văn bản của họ.

Nghiên cứu về việc học Tiếng Anh cũng chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa kiến thức về từ vựng và kĩ năng đọc hiểu. Ví dụ như nghiên cứu của Zhang và Annual ở Singapore cho thấy học sinh biết 2000 từ vựng có trình độ đọc hiểu kém hơn học sinh biết 3000 từ vựng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kiến thức về từ vựng là nền tảng trong kĩ năng đọc và chức năng của nó giống như kiến thức nền vì nó giúp giải mã từ vựng – một phần quan trọng trong quá trình đọc hiểu.

Nghiên cứu của Joshi và Aaron, Garcia về trình độ đọc hiểu của học sinh lớp sáu với ngôn ngữ mẹ đẻ là Tiếng Tây Ban Nha cũng đi đến kết luận tương tự: biết ít từ vựng cũng như không có đủ kiến thức về nghĩa của từ thường ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa của từ trong văn cảnh nói riêng và nghĩa của cả văn bản nói chung.

Kiến thức về cấu trúc ngôn ngữ

Cấu trúc ngôn ngữ được hiểu là các mối quan hệ giữa các từ và câu trong văn bản. Có nhiều khía cạnh trong cấu trúc ngôn ngữ bao gồm kiến thức về ngữ pháp, khả năng suy luận từ những điều đã đọc và có kiến thức về các khái niệm về các biện pháp tu từ và kiến thức về loại văn bản, chẳng hạn như các chiến lược đọc để sử dụng cho các loại văn bản (ví dụ, bài thơ so với văn bản thông tin). Để đơn giản hóa và sắp xếp hợp lý chúng cho mục đích của bài này, cấu trúc ngôn ngữ sẽ được hiểu là ngữ pháp.

Ngữ pháp là một khái niệm rộng và trong bài này sẽ được hiểu theo khía cạnh là sự kết hợp và sắp xếp thứ tự của các từ trong câu và cụm từ cho phép hiểu một văn bản.

Ví dụ, trong tiếng Anh, khi mạo từ “a” hoặc “an” xuất hiện trong một câu, người ta cho rằng một danh từ sẽ theo sau. Ngữ pháp cũng bao gồm các yếu tố cấu tạo câu như câu trần thuật, mệnh lệnh và cách kết hợp câu cũng như các thành phần câu cụ thể như danh từ, tính từ và cụm giới từ.

Vai trò của việc hiểu ngữ pháp với kĩ năng đọc hiểu đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Alderson (1993) nhận thấy có sự trùng lặp đáng kể giữa điểm của bài kiểm tra ngữ pháp và bài kiểm tra đọc, điều này khiến ông đề xuất vai trò quan trọng của ngữ pháp trong việc đọc hiểu văn bản.

Tương tự như vậy, nghiên cứu của Kuhn và Stahl’s (2003) về việc hướng dẫn đọc, đào tạo người đọc tiếng Anh hiệu quả đã chỉ ra rằng cung cấp cho người đọc cách phân tích câu thành các cụm từ có nghĩa và cho họ đọc các văn bản đã được phân đoạn theo cú pháp có thể thúc đẩy kĩ năng đọc hiểu lên một mức độ đáng kể. Nghiên cứu của Barry và Lazarte (1986) đã chỉ ra sự phức tạp của cấu trúc ảnh hưởng lớn đến việc đọc hiểu dù người đọc có kiến thức nền và vốn từ vựng tốt về chủ đề được đọc.

Chiến lược đọc hiểu

Chiến lược đọc hiểu có thể được định nghĩa là người đọc “có chủ ý, có kế hoạch, có chủ đích, hướng đến mục tiêu” (Phakiti, 2003) trong quá trình đọc để cải thiện kĩ năng đọc hiểu, và chúng khác với kĩ năng đọc ở chỗ rằng các kỹ năng được vận hành ngoài ý thức của người đọc hoặc sự kiểm soát có chủ đích (Anderson, 2009).

Nghiên cứu chỉ ra những người đọc có trình độ cao thường sử dụng nhiều chiến lược đọc hơn và sử dụng những chiến lược này hiệu quả hơn so với những người đọc có trình độ thấp. Việc cải thiện chiến lược được cũng được chứng minh có tác động tích cực đến kĩ năng đọc hiểu.

Một số chiến lược đọc hiểu cho bài kiểm tra đọc:

nhung-yeu-to-anh-huong-den-viec-doc-hieu-thong-tin-cua-thi-sinh-band-4-5-va-cach-khac-phuc-de-dat-band-6-ielts-reading-chien-luoc

  • Sử dụng kiến ​​thức nền

Khi người đọc xem trước văn bản, họ khai thác những gì họ đã biết sẽ giúp họ hiểu văn bản mà họ sắp đọc. Điều này cung cấp một nền tảng cho bất kỳ thông tin mới nào mà họ đọc được.

  • Dự đoán

Khi người đọc đưa ra dự đoán về văn bản mà họ sắp đọc, nó sẽ thiết lập các kỳ vọng dựa trên kiến ​​thức nền của họ về các chủ đề tương tự. Khi họ đọc, họ sẽ chủ đích sửa đổi dự đoán của họ khi họ có thêm thông tin và từ đó giúp tăng cường và củng cố thông tin.

  • Xác định ý tưởng chính và tóm tắt

Xác định ý chính và tóm tắt yêu cầu người đọc xác định điều gì là quan trọng và sau đó diễn đạt lại bằng lời của mình. Điều này giúp việc đọc cả văn bản được dễ dàng hơn khi nắm được ý chính của văn bản.

  • Đặt câu hỏi

Đặt và trả lời các câu hỏi về văn bản là một chiến lược khác giúp người đọc tập trung vào ý nghĩa của văn bản. Khi tìm câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản người đọc sẽ luôn đặt câu hỏi xem liệu thông tin đã đúng và đủ để trả lời câu hỏi chưa.

  • Tạo các liên kết suy luận

Để tạo các liên kết suy luận về điều gì đó không được nêu rõ trong văn bản, người đọc cần phải học cách rút ra những kiến ​​thức đã có và nhận ra các manh mối trong chính văn bản. Điều này giúp người đọc làm tốt các câu hỏi ngụ ý khi thông tin không được nói rõ trong bài.

Các chiến lược khắc phục

Dưới đây sẽ là các chiến lược giúp người học ở band 4-5 IELTS reading khắc phục một số lỗi cơ bản để đạt được band 6. 

Theo điểm quy đổi thì band 4.5-5.0 là trình độ A2 trong khi 5.5-6.5 là trình độ B1 theo khung tham chiếu CEFR. Có thể thấy từ A2 lên B1 là lên một bậc mới trong thang đánh giá vì vậy người học cần biết học cần học lượng kiến thức về ngữ pháp, từ vựng ra sao để lên được band điểm mong muốn thay vì chỉ học trong mơ hồ.

Theo tài liệu EAQUALS Core Inventory for General English thì trình độ A2 và B1 được mô tả như sau:


A2

B1

Chức năng

Mô tả thói quen và thói quen

Mô tả kinh nghiệm trong quá khứ

Miêu tả người

Mô tả địa điểm

Miêu tả sự vật

Nghĩa vụ và sự cần thiết

Yêu cầu

Đề xuất

Mô tả trải nghiệm và sự kiện

Mô tả cảm xúc và cảm xúc

Mô tả địa điểm

Bày tỏ ý kiến; ngôn ngữ của

đồng ý và không đồng ý

Bắt đầu và kết thúc cuộc trò chuyện

Quản lý tương tác (ngắt lời,

thay đổi chủ đề, tiếp tục hội thoại)

Ngữ pháp

Adjectives – comparative, – use of

than and defnite article

Adjectives – superlative – use of

defnite article

Adverbial phrases of time, place

and frequency – including word order

Adverbs of frequency

Articles – with countable and

uncountable nouns

Countables and Uncountables:

much/many

Future Time (will and going to)

Gerunds

Going to

Imperatives

Modals – can/could

Modals – have to

Modals – should

Past continuous

Past simple

Phrasal verbs – common

Possessives – use of ‘s, s’

Prepositional phrases (place, time

and movement)

Prepositions of time: on/in/at

Present continuous

Present continuous for future

Present perfect

Questions

Verb + ing/infnitive: like/

want-would like

Wh-questions in past

Zero and 1st conditional

Adverbs

Broader range of intensifers such

as too, enough

Comparatives and superlatives

Complex question tags

Conditionals, 2nd and 3rd

Connecting words expressing

cause and effect, contrast etc.

Future continuous

Modals - must/can’t deduction

Modals – might, may, will, probably

Modals – should have/might have/etc

Modals: must/have to

Past continuous

Past perfect

Past simple

Past tense responses

Phrasal verbs, extended

Present perfect continuous

Present perfect/past simple

Reported speech (range of tenses)

Simple passive

Wh- questions in the past

Will and going to, for prediction

Từ nối

Từ nối chỉ trình tự thời gian

Từ nối chỉ nguyên nhân kết quả, tương phản, vv.

Từ nối chỉ trình tự thời gian

Từ vựng

Tính từ: tính cách, mô tả,

cảm xúc

Đồ ăn thức uống

Những thứ trong thị trấn, cửa hàng và khu mua sắm

Du lịch và dịch vụ

Cụm cố định

Ngôn ngữ thông tục

Những thứ trong thị trấn, cửa hàng và

mua sắm

Du lịch và dịch vụ

Chủ đề

Giáo dục

Sở thích và thú tiêu khiển

Ngày lễ

Hoạt động giải trí

Mua sắm

Công việc và công việc

Sách và văn học

Giáo dục

Phim ảnh

Hoạt động giải trí

Phương tiện truyền thông

Tin tức, lối sống và các vấn đề thời sự

Dựa vào bảng so sánh ở trên người học có thể đưa ra các chiến lược học ngữ pháp và từ vựng phù hợp. Ví dụ như nếu người học đang ở trình độ 4.5 và muốn lên band 6.0 thì sẽ học thêm câu điều kiện loại 2,3 – ngữ pháp ở trình độ B1 thay vì học cả câu điều kiện hỗn hợp – ngữ pháp ở trình độ C1.

Việc xác định được chủ điểm ngữ pháp và từ vựng nào cần học sẽ giúp người học có kế hoạch học tập đúng đắn hơn thay vì học tất cả các loại ngữ pháp, điều sẽ dễ gây nản và khó khăn trong quá trình học. Điều này cũng tương tự như với từ vựng, nếu ở trình độ thấp thì người học không nên ép bản thân đọc và học từ vựng từ những văn bản về các chủ đề khó như chủ đề về thiên văn học hay trí tuệ nhân tạo – các chủ đề của trình độ C1-C2. 

Sau khi xác định được các chủ điểm ngữ pháp, từ vựng cần học rồi thì người học có thể tham khảo các cách dưới đây để tăng kĩ năng đọc hiểu. 

Xây dựng kiến thức nền và xây dựng từ vựng

Khuyến khích đọc rộng thay vì tập trung vào một chủ đề. Đọc xây dựng kiến thức, nhưng đọc rộng thường được hiểu là đọc về nhiều chủ đề khác nhau, thể hiện chiều rộng hơn là chiều sâu trong đọc. Thay vì đọc càng nhiều bài càng tốt về một chủ đề, người học ở band 4-5 nên chọn các chủ đề khác nhau đọc để mở rộng từ vựng ở mức cơ bản, ở trình độ này người học không cần biết quá nhiều thông tin chuyên ngành hay từ vựng chuyên ngành về một chủ đề. Về việc chọn chủ đề, người học có thể tham khảo các chủ đề được liệt kê ở trình độ B1 ở bảng trên.

Ví dụ như trong bài này: 

“The Boeing 787 ‘Dreamliner’ has been described as the airliner of the future. We look at the

technology that makes it different. Until now, airliner fuselages have been made of aluminium sheets. Large aircraft can have 1,500 of these sheets with between 40,000 and 50,000 metal fasteners. The 787 is the first airliner to be built with a one-piece fuselage made from a special material called ‘composite’. Not only does this make the airliner quicker and easier to build, but it also makes it a lot lighter.”

(Source: Complete Ielts Band 4-5)

Có thể thấy đoạn văn trên chứa rất nhiều từ vựng về chuyên ngành máy bay như “fuselages, aluminium sheet, composite”. Nếu người học cố học những từ này thì sẽ tốn thời gian và không cần thiết vì những từ vựng này không phải từ vựng phổ thông thường gặp. Chính vì vậy khi học từ vựng từ bài đọc người học cần chú ý xem từ nào là từ cần thiết học ở band điểm của mình. 

Để làm được điều này trong các bài đọc trong tương lai, người viết có thể tham khảo các từ điển Cambridge hay Oxford. Ngoài việc đọc được nghĩa của từ, người đọc cũng có thể tìm kiếm cấp độ của từ mà mình đang tìm kiếm. Người học có thể dựa vào đó để xác định từ cần học. Ngoài ra, người học có thể dùng một số trang như Vocabulary.com để tạo list từ vựng mà mình muốn học từ bất kì bài đọc nào.

Chọn tài liệu đọc phù hợp với trình độ cũng là cách hiệu quả để xây dựng từ vựng và kiến thức nền vì nếu đọc bài khó quá người đọc sẽ nản vì phải tra từ liên tục mà vẫn không thể hiểu hết nghĩa của bài. Để tìm bài đọc phù hợp người học có thể tham khảo các bộ sách có chia cấp độ của các đơn vị uy tín như bộ Oxford Bookworms của Oxford, Complete IELTS của Cambridge.

Ngoài ra, với những chủ đề mà người đọc muốn tìm hiểu và đọc hiểu ở cấp độ từ thấp thì có thể tham khảo các trang web cho trẻ em ví dụ như Nat Geo Kids. Các kiến thức khoa học viết cho trẻ em nên ngôn từ dễ hiểu mà vẫn cung cấp được tương đối nhiều thông tin.

Xây dựng ngữ pháp

Tương tự với từ vựng thì để xây dựng nền tảng ngữ pháp thì người học cũng cần xác định được cấp độ ngữ pháp cần học phù hợp với trình độ của mình. Dựa vào bảng mô tả phía trên, người học có thể xem xét lại xem chủ điểm cần thiết để lên đến cấp độ B1 bao gồm những gì và những chủ điểm ngữ pháp nào mà mình còn yếu và thiếu để khắc phục.

Người học có thể tham khảo sách Understand Grammar For IELTS để có thể phân tích cấu trúc các câu không chỉ trong việc đọc hiểu mà còn trong cả kĩ năng viết. Việc nhận dạng được cấu trúc cùng với việc áp dụng được cấu trúc vào việc nói hay viết sẽ giúp người học nhớ cấu trúc lâu hơn. Vì vậy thực hành viết câu áp dụng cấu trúc đã học cũng là một cách giúp cải thiện ngữ pháp.

Việc ghi chú lại các cấu trúc trong bài đọc khi từ vựng hiểu hết mà vẫn không hiểu được nghĩa của câu cũng quan trọng. Bằng việc phân tích cấu trúc như vậy người đọc sẽ biết mình yếu ở đâu để tập trung vào ôn luyện thêm chủ điểm kiến thức ngữ pháp đó.

Xây dựng chiến lược đọc hiểu phù hợp

Trong kì thi IELTS Reading có 14 dạng câu hỏi:

nhung-yeu-to-anh-huong-den-viec-doc-hieu-thong-tin-cua-thi-sinh-band-4-5-va-cach-khac-phuc-de-dat-band-6-ielts-reading-chien-luoc-phu-hop

  1. Dạng bài Matching Headings (Nối tiêu đề)

  2. Dạng bài Matching Features (Nối thông tin)

  3. Dạng bài Sentence Completion (Hoàn thành câu)

  4. Dạng bài Notes/Table/Flow Chart Completion (Hoàn thành ghi chú/bảng)

  5. Dạng bài Summury completion (Hoàn thành tóm tắt)

  6. Dạng bài Summary completion with a box (Hoàn thành tóm tắt với từ cho trước)

  7. Dạng dạng Multiple Choice (Câu hỏi đa lựa chọn)

  8. Dạng bài True/False/Not given

  9. Dạng bài Yes/No/Not given

  10. Phân loại thông tin

  11. Dạng bài Matching Information (Chọn từ một danh sách cho trước)

  12. Dạng bài Short Answer Questions (Trả lời câu hỏi ngắn)

  13. Dạng bài Matching Sentence Ending (Nối phần kết của các câu)

  14. Dạng bài Diagram Labelling (Hoàn thiện biểu đồ)

Với mỗi dạng câu hỏi sẽ đòi hỏi những chiến lược đọc hiểu khác nhau. Tuy nhiên với người đọc trình độ band 4-5 thì việc học chiến lược của cả 14 loại câu là điều chưa cần thiết. Ví dụ như dạng Yes/No/Not Given thì hay hỏi về các học thuyết, quan điểm của tác giả. Điều này yêu cầu người đọc phải có kĩ năng suy luận (inference) tốt, vì vậy các dạng bài này sẽ tốn thời gian và yêu cầu kĩ năng đọc hiểu cao hơn.

Xem thêm: Cách làm dạng bài Yes/No/Not Given trong IELTS Reading

Thêm vào đó, khi đọc bài IELTS Reading thường dài và khó. Do vậy nên việc đọc và hiểu toàn bộ văn bản trong vòng 60 phút là không thể với người học band 4-5. Vì vậy các chiến lược đọc như đọc và tóm tắt, cũng như là các kỹ năng như đọc quét (scanning) và đọc lướt (skimming) và xác định từ khóa để làm các dạng bài yêu cầu suy luận ở mức cơ bản như hoàn thiện câu, bảng biểu, câu trả lời ngắn, và nối tiêu đề.

Xem thêm: Phân biệt Skimming và Scanning và cách ứng dụng trong IELTS Reading

Tổng kết

Trong bài viết trên, tác giả đã đưa phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu cũng như đưa ra các chiến lược khắc phục để người học band 4-5 có thể luyện tập và đạt được mục tiêu band 6 Reading. Tuy nhiên việc quan trọng hơn hết là qua quá trình học và làm bài người học phải tìm ra được điểm yếu của mình để cải thiện. Hãy xem xét lý do sai của mình là gì. Nếu trả lời sai vì không hiểu đoạn văn thì cần năng cao từ vựng còn nếu hiểu hết từ mà do cấu trúc khó vẫn không hiểu được đoạn văn thì cần năng cao ngữ pháp.

Vì vậy, tác giả hy vọng người học có thể sử xác định được điểm yếu của mình và áp dụng các chiến lược bên trên hiệu quả nhất.

Phạm Thị Hồng

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...