Cách khắc phục lỗi thừa hoặc thiếu "s" cho danh từ trong IELTS Listening
Vược qua được tất cả “chướng ngại vật” trong bài thi IELTS Listening không hề dễ dàng đối với tất cả thí sinh. Một trong những lỗi sai mà thí sinh thường gặp nhất đó chính là lỗi thiếu hoặc thừa “s” của danh từ trong dạng bài điền từ. Trên thực tế, bất kể là thí sinh đang ở trình độ nào, thì khả năng mắc phải lỗi này cũng rất cao. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp thí sinh phân tích những nguyên nhân gây ra lỗi sai này và cũng như một số phương pháp khắc phục để thí sinh có thể không gặp phải vấn đề này khi làm bài Listening IELTS.
Key takeaways
|
Tầm quan trọng của Danh từ đếm được và không đếm được
Trong bài thi Listening IELTS, thí sinh có thể thấy rằng, dạng bài Gap - Filling, Sentence completion thường xuất hiện chủ đạo trong Section 1 và 4 của bài IELTS Listening. Bên cạnh việc kiểm tra khả năng nghe hiểu, thí sinh còn phải vượt qua “chướng ngại vật” xác định liệu rằng danh từ đó có “s” hay là không.
Thông thường, trong những dạng bài này, thí sinh sẽ được yêu cầu điền vào chỗ trống những từ mà thí sinh nghe được. Những từ này có thể ở các loại từ khác nhau như danh từ, động từ, tính từ và trạng từ hoặc thời gian, …Tuy nhiên, trong những loại từ này, lỗi thừa hoặc thiếu “s” thường diễn ra khi thí sinh không xác định được, hoặc xác định sai danh từ ở dạng số ít hay số nhiều, mặc dù nghe đúng được từ đó. Điều này làm cho thí sinh sẽ bị mất điểm ở câu trả lời đó.
Ví dụ: Trích Cambridge 10 test 01 Section 4
● They protect the bear from 33…………….. . Habitat ● The bear’s relationship with the forest is complex. ● Tree roots stop 34……………. along salmon streams. |
Script:
|
Trong câu 33 này, thí sinh sẽ nghe được từ mình cần điền là “strangers” tuy nhiên nếu thí sinh điền là “stranger” thì câu trả lời này sẽ không được tính điểm. Tương tự như vậy cho câu 34, đáp án đúng cần điền là “erosion”, nhưng nếu thí sinh điền là “erosions” thì đáp án cũng sẽ bị loại bỏ.
Vậy thì, ở đây thí sinh có thể thấy được rằng là:
Stranger (người lạ): là danh từ đếm được và không đứng trước mạo từ “a/an” nên sẽ ở dạng số nhiều
Erosion (sói mòn): là danh không đếm được nên không thể thêm “s”.
Vì thế, nếu như thí sinh xác định đúng danh từ đếm được và không đếm được thì khả năng phân loại được danh từ số ít và số nhiều cũng cao hơn và giảm đi lỗi sai thừa và thiếu “s”.
Một số nguyên nhân dẫn tới lỗi thừa và thiếu “s” trong IELTS Listening
Chưa xác định được ví trí danh từ.
Trong bài thi IELTS Listening nói chung và dạng điền từ nói riêng, việc đầu tiên thí sinh cần làm là xác định loại từ cần điền vào bên trong chỗ trống. Hay nói cách khác đó chính là xác định được từ mình cần nghe rõ ở đây là tính từ, động từ hay danh từ. Tuy nhiên khi không nhận định được chỗ trống cần điền là ở dạng danh từ, thì khả năng mắc lỗi sai thừa “s” hay thiếu “s” xảy ra cao hơn.
Chưa nắm vững đâu là Danh từ đếm được (Countable Noun) & Danh từ không đếm được (Uncountable Noun).
Như ở ví dụ trên đã đề cập, có một số thí sinh không nắm vững được Danh từ đếm được và không đếm được, dẫn đến tình trạng phân vân và dùng sai “s” cho một số danh từ. Việc này sẽ gây đáng tiếc cho thí sinh, vì dù có nghe được rõ từ vựng đó, nhưng lại xác định sai “s” thì câu trả lời cũng sẽ không được tính.
Trường hợp nói nối âm khiến người học không nghe ra có “s” hay không.
Một phần của trường hợp này đó chính là thói quen bị ảnh hưởng bởi tiếng Việt, người học thường không chú trọng vào việc xác định danh từ số ít và số nhiều. Điều này có thể nhìn thấy rõ ở những thí sinh - thường xuyên có thói quen nghe và tập trung vào keyword. Khi đó, sau khi nghe được keyword cần điền, thí sinh chỉ chú trọng vào đúng mỗi từ đó mà không để ý tới ending sounds (có “s” hay không) và dẫn đến đáp án sai.
Một số cách khắc phục lỗi điền thiếu và thừa “s” trong IELTS Listening
Xác định loại từ
Trong bài thi thực tế, trước mỗi Section, thí sinh sẽ có khoảng 30s để đọc đề bài. Và đây cũng là thời gian quan trọng để thí sinh có thể xác định chỗ trống mà mình cần điền là dạng loại từ nào dựa trên các yếu tố liên quan tới ngữ pháp và ngữ cảnh. Khi đó, thí sinh sẽ có thể nhanh chóng xác định và ghi lưu ý lại chỗ trống đó sẽ điền loại từ là danh từ, tính từ hay động từ
a) Đóng vai trò chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu (Chủ ngữ + động từ + tân ngữ)
Thông thường, danh từ sẽ có 2 ví trị trong câu:
Đứng đầu câu và đứng trước động từ chính: làm chủ ngữ trong câu
Đứng cuối câu và đứng sau động từ chính: làm tân ngữ trong câu
Ví dụ:
Less time is involved in applying for jobs.
(Trong ví dụ này, người học có thể thấy chỗ trống cần điền đang đứng vị trí chủ ngữ trong câu, nên từ cần điền sẽ là danh từ. Vậy thì tiếp ngay sau đó, thí sinh có thể dựa và động từ phía sau là “is” - động từ số ít, nên chủ ngữ là danh từ không đếm được hoặc là danh từ số ít (không có “s”).
b) Đứng sau các mạo từ: “a”, “an”, “the” trong câu.
c) Đứng sau các giới từ như “in”, “on”, “with”, “about”, …
Ví dụ: Cambridge IELTS 12 Listening Test 04
Interview: ● interview at 2.30 pm on 9…………….. ● will plan a short 10…………… about being a tour guide |
d) Đứng sau các từ sở hữu như “my”, “your”, “her” … và các từ sở hữu cách.
Ví dụ: (Cambridge IELTS 12 Listening Test 03)
For younger children ● The next Science Club meeting: experiments using things from your …………… |
Xác định loại danh từ
Sau khi đã nắm chắc vị trí đó sẽ điền danh từ, thì bước tiếp theo thí sinh cần làm đó chính là xác định: Danh từ đếm được (Countable Noun) & Danh từ không đếm được (Uncountable Noun).
Danh từ đếm được (Countable Noun)
Danh từ đếm được là những danh từ có thể kết hợp với số đếm, bao gồm những danh từ chỉ người, vật, động vật, nơi chốn,...)
Danh từ đếm được có thể ở dạng số ít và dạng số nhiều.
Ví dụ:
I don't have a dog.
There aren't any seats.
Danh từ không đếm được – Uncountable noun
Là danh từ mà chúng ta không đếm trực tiếp, mà phải đếm bằng đơn vị đo lường (mét, lít, đô la,…)
Danh từ không đếm được là những danh từ không thể kết hợp với số đếm, bao gồm những danh từ chỉ chất lỏng, hoặc sự vật, hiện tượng trừu tượng.
Danh từ không đếm được luôn ở dạng số ít.
Ví dụ:
Danh từ chỉ chất lỏng: tea (trà), oil (dầu ăn), water (nước), milk (sữa), coffee (cà phê), …
Danh từ chỉ gia vị hoặc đồ ăn: meat (thịt), cheese (phô mai), rice (gạo), sugar (đường), soup (súp), ...
Danh từ chỉ từ trừu tượng: help (sự giúp đỡ), happiness (niềm vui), information (thông tin), knowledge (kiến thức), patience (sự kiên trì),…
Danh từ chỉ môn học: Music (âm nhạc), History (Lịch sử), Literature (Văn học),...
Lưu ý: Có một số môn luôn có “s” như: Mathematics (toán), Politics (chính trị), Physics (Vật lý), Ethics (đạo đức học)
Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: fog (sương mù), thunder (sấm), wind (gió), …
Những danh từ không đếm được khác như: baggage (hành lý), garbage (rác rưởi), clothing (áo quần), hard ware (đồ sắt), equipment (thiết bị), jewelry (nữ trang), food (thực phẩm)
Dấu hiệu nhận biết Danh từ đếm được (Countable Noun) & Danh từ không đếm được (Uncountable Noun)
Danh từ đếm được (Countable Noun) | Danh từ không đếm được (Uncountable Noun) |
Ví dụ: A book - Two books - Many books |
Ví dụ: A lot of advice |
Phân biệt “s” và “es” trong danh từ đếm được
Một số quy tắc khi thêm “s” hoặc “es” ở danh từ đếm được mà người học cần lưu ý:
- Nguyên tắc Ông Sao Xanh Chiếu Sáng:
Ví dụ: Potato => Potatoes Tomato => Tomatoes Tax => Taxes Bus => Buses
Ví dụ: Sky => Skies Country => Countries
Ví dụ: Boy -> boys Day -> days - Nguyên tắc Tận cùng là “ f ” hoặc “ fe ”
Ví dụ: Knife -> knives Wolf -> wolves Leaf -> leaves |
Xác định theo mạo từ
Dùng chỉ định từ this hoặc these (này, đây), that hoặc those (kia, đó) đứng trước danh từ.
That + danh từ số ít
This + danh từ số ít
These + danh từ số nhiều
Those + danh từ số nhiều
Xét ngữ cảnh (context)
Bên cạnh những cách xác định trên, người học cũng cần phải lưu ý các thông tin trong ngữ cảnh để đoán ra loại từ cần điền.
Nếu xung quanh chỗ cần điền được liên kết với danh từ số nhiều bởi chữ “or” hoặc “and” hoặc dấu “,” thì khả năng chộ trống đó sẽ là danh từ số nhiều và ngược lại.
Ví dụ: Cambridge IELTS 13 Listening Test 02
Cost of membership includes the club fee and …………… => Trong ví dụ này, nếu thí sinh nghe được đáp án là “insurance” nhưng không nghe kịp được âm cuối có “s” hay không, thì thí sinh có thể dựa vào:
|
Trong một số câu hỏi đặc biệt, người nói có thể nói nối âm /s/ ở cuối danh từ vào âm /s/ của từ tiếp theo, làm cho người nghe khó phân biệt và xác định được đúng danh từ có “s” hay không. Khi đó, việc dựa vào ngữ cảnh là rất quan trọng để xác định được danh từ số nhiều hay số ít.
Ví dụ:
To help the charity, many people are donating money or useful objects like….…so if you wish to give something please get in touch. => Trong ví dụ này, nếu thí sinh nghe được đáp án là “bicycles” nhưng ngay sau đó có từ “so” - âm vị đầu tiên là /s/, nên sẽ có khả năng, người nói sẽ nối hai âm /s/ này lại với nhau, khi đó thí sinh có thể dựa vào ngữ cảnh:
|
Các bước làm bài nghe để khắc phục lỗi thừa hoặc thiếu “s”
Để có thể khắc phục lỗi thừa hoặc thiếu “s” trong bài nghe, thí sinh có thể áp dụng theo các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định các loại từ cần điền vào chỗ trống
Trước mỗi phần nghe, thí sinh sẽ có khoảng 30s để xem trước các câu hỏi. Trong khoảng thời gian này, thí sinh hãy dự đoán và đánh dấu lại những vị trí cần điền danh từ để có tập trung chú ý hơn.
Ví dụ: Cambridge IELTS 13 Listening Test 01
● located near the 9………… ● a special course in skills with a 10…………. is sometimes available. => Trong trường hợp này, thí sinh có thể áp dụng phương pháp “Xác định mạo từ” ở mục II để có thể xác định được vị trí cần điền là danh từ số nhiều hay số ít.
|
Bước 2: Áp dụng các dấu hiệu nhận biết ở mục III để xác định
Tại những vị trí danh từ đã đánh dấu lưu ý, người học cần phải lưu ý kỹ các cách xác định ở mục III để dự đoán được trước danh từ đó có phải là danh từ số nhiều hay số ít.
Xác định danh từ đếm được hoặc không đếm được.
Xác định mạo từ
Xác định ngữ cảnh (âm cuối)
Sau mỗi Section trong bài thi IELTS Listening, thí sinh sẽ có khoảng 30 giây để kiểm tra lại đáp án tại mỗi Section. Trong khoảng thời gian này, người học có thể áp dụng các cách xác định đã nêu ở phần trên như ngữ cảnh để suy ra những đáp án chưa chắc chắn.
Ví dụ: Cũng trong ví dụ ở phía trên, sau khi người học xác định được ví trí đó cần điền danh từ. Bước tiếp theo, người học cần làm đó chính là dựa vào các dấu hiệu nhận biết để xác định danh từ số ít hoặc số nhiều.
Câu 9: ngữ cảnh trong câu có đề cập tới “locate” (nằm ở gần), vậy danh từ mình cần điền sẽ là danh từ chỉ nơi chốn. Sau mạo từ “the” có thể là cả danh từ số nhiều và danh số ít, nên thí sinh có thể dựa vào âm cuối như /z/, /iz/ và /s/.
Câu 10: sau mạo từ “a” sẽ là danh từ số ít, nên sẽ không có “s” ở cuối.
Bước 3: Sau mỗi bài luyện tập, người học cần nghe lại kết hợp với dò lại script của bài nghe để có thể so sánh và rút ra kinh nghiệm ví dụ như cách nhấn âm cuối ở mỗi từ. Khi đó, người học có thể cải thiện được khả năng nghe được âm cuối và cũng như vận dụng được các cách phân tích yếu tố liên quan đến loại từ, mạo từ, ngữ cảnh để kiểm tra lại những từ mà mình không chắc chắn.
Luyện tập
Write ONE WORD ONLY for each answer. DESIGNING A PUBLIC BUILDING: THE TAYLOR CONCERT HALLIntroduction The designer of a public building may need to consider the building’s ● function ● physical and 31…………….. context ● symbolic meaning Location and concept of the Concert Hall On the site of a disused 32……………… Beside a 33……………… The design is based on the concept of a mystery Building design It’s approached by a 34……………… for pedestrians The building is the shape of a 35………………. One exterior wall acts as a large 36……………… In the auditorium: ● the floor is built on huge pads made of 37……………… ● the walls are made of local wood and are 38……………… in shape ● ceiling panels and 39………………. on walls allow adjustment of acoustics Evaluation Some critics say the 40…………….. style of the building is inappropriate |
Giaỉ thích chi tiết
B1: Xác định những vị trí cần điền danh từ |
=> đáp án cần điền là danh từ
|
B2: Vận dụng ngữ pháp (danh từ đếm được hoặc không đếm được, ngữ cảnh) để xác định âm cuối /s/ |
=> Script: “ It was occupied by a factory that had been empty for some years” (Nhà máy đã bị bỏ hoang) => Synonyms: empty = disused (không sử dụng nữa) => Đáp án đúng: factory
=> Script: “ The side itself was bordered to the north by a canal…” (Nơi này tiếp giáp với phía bắc bởi một con kênh) => Synonyms: bordered = beside (bên cạnh) => Đáp án đúng: canal
=> Script: “As people approach the entrance, they therefore have to cross over a bridge.” (Do đó, khi mọi người đến gần lối vào, họ phải băng qua một cây cầu) => Synonyms: people approach = approached for pedestrian => Đáp án đúng: bridge
=> Script: “the initial impression he wanted to create from the shape of the building as a whole was that of a box” (ấn tượng ban đầu mà anh ấy muốn tạo ra từ hình dạng của toàn bộ tòa nhà là hình dạng của một chiếc hộp) => Đáp án đúng: box
=> Script: “ At night-time, projectors are switched on and it functions as a huge screen” => Synonyms: large = huge => Đáp án đúng: screen (không có /s/)
=> Ở câu này, mình cần điền 1 danh từ chỉ vật liệu làm pads. Mà những danh từ chỉ vật liệu thường là danh từ không đếm được (không có /s/) => Script: The floor’s supported by ten massive pads. These are constructed from rubber. (Sàn được hỗ trợ bởi mười miếng đệm lớn. Chúng được làm từ cao su). => Synonyms: made of = constructed from => Đáp án đúng: rubber (không có /s/)
=> Script: In order to achieve this, there are nine movable panels in the ceiling …, and the walls also have curtains which can be opened or closed to change the acoustics. (Để đạt được điều này, trần nhà có 9 tấm có thể di chuyển được… và các bức tường cũng có rèm có thể đóng mở để thay đổi âm học.) => Synonyms: Ceiling panels = panels in the ceiling Adjustment of acoustics = change the acoustics => Đáp án đúng: curtains |
Tổng kết
Qua bài viết phía trên, người học có thể nắm được các lý do tại sao mình hay mắc phải lỗi thiếu và thừa “s/es” và những cách khắc phục cũng như các bước làm để có thể tránh những lỗi sai này. Tuy nhiên để phát huy được tối đa sự hiệu quả, người học cần kết hợ với việc luyện tập chép chính tả như script trong quá trình ôn luyện nghe để có thể bắt được các âm cuối /s/ một cách dễ dàng hơn.
- Chiến lược làm bài IELTS Listening
- Cách áp dụng note-taking vào Matching của IELTS Listening
- Một số kỹ thuật nghe quan trọng khi làm bài thi IELTS Listening
- Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P3
- Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P1
- Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P2
- Phương pháp Note-taking là gì – Áp dụng vào dạng bài Multiple choice trong IELTS Listening
- Kỹ thuật note-taking trong IELTS Listening dạng Multiple Choice
- Chiến thuật tăng điểm IELTS Listening dạng bài Completion
- Cải thiện IELTS Listening hiệu quả thông qua những thói quen tốt
- Cách học IELTS Listening cấp tốc cho người không có thời gian và khó tập trung
Bình luận - Hỏi đáp