Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P1

Bài viết cung cấp các bước để làm dạng đề Completion trong IELTS Listening và lưu ý cho từng dạng biến thể của dạng đề này.
author
ZIM Academy
06/10/2020
dang de completion trong ielts listening va phuong phap lam bai p1

Điền vào chỗ trống (Completion) là một dạng khá phổ biến trong bài thi IELTS Listening. Thí sinh có thể gặp dạng bài này ở cả 4 sections của bài thi. Tuy nhiên, dạng bài Completion này lại có khá nhiều biến thể và mỗi loại biến thể lại cần những lưu ý khác nhau. Để giúp thí sinh có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi IELTS của mình, đặc biệt là phần Nghe – Điền từ, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các bước để làm dạng đề Completion trong IELTS Listening và các lưu ý cho từng dạng biến thể của dạng Completion này.

Các bước chung làm dạng đề Completion trong IELTS Listening

Đối với dạng bài Completion, nhìn chung, sẽ có 6 bước để thí sinh có thể áp dụng để giải quyết dạng bài này:

dang-de-completion-trong-ielts-listening

Bước 1: Đọc kỹ đề, khoanh tròn số lượng từ và số cao nhất có thể điền vào

Thí sinh cần biết số lượng từ và số giới hạn mình có thể điền vào vì nếu điền dư, thí sinh sẽ bị mất điểm cho câu trả lời đó. Có một điều lưu ý, khi xác định số từ, thí sinh cũng nên xem kỹ mình được điền cả số và chữ hay chỉ được điền một trong hai. Ví dụ:

Nếu đề bài cho “ONE WORD ONLY” thì mình chỉ có thể điền 1 từ, không điền số.

Nếu đề bài cho “ONE WORD OR A NUMBER” thì mình chỉ có thể điền một trong hai, số hoặc chữ.

Tuy nhiên, hầu hết các đề thi thường cho AND/OR ví dụ như đề cho“THREE WORDS AND/OR A NUMBER”. Với yêu cầu này, thí sinh có thể điền cả số và chữ; tuy nhiên, số lượng từ giới hạn là 3 và chỉ được điền 1 số.

Bước 2: Đọc tiêu đề (nếu có)

Hầu hết các bài điền từ đều sẽ có tiêu đề cho form, flowchart,…. Khi hiểu được tiêu đề, thí sinh có thể đóan được chủ đề và ngữ cảnh mình chuẩn bị nghe.

Bước 3: Gạch chân Keywords

Để giúp bản thân có thể tập trung hơn lúc nghe và theo dõi bài nghe một cách tốt hơn, thí sinh nên gạch chân các keywords trong bài biểu mẫu. Keywords sẽ giúp thí sinh nhớ lại nội dung chính của câu hỏi, biết được câu hỏi đó yêu cầu điều gì. Sau đó, khi băng đọc đến các keywords đó, thí sinh sẽ dễ dàng hướng sự chú ý của mình đến câu hỏi phù hợp, tránh bị “lạc” trong lúc nghe.

Xem thêm:Các cặp động từ dễ nhầm lẫn thường gặp trong IELTS

Keywords là những từ quan trọng trong câu, những từ ấy có thể giúp thí sinh nhớ được nội dung chính của cả câu. Keywords được chia ra làm 2 loại:

  1. Không biến đổi: Những từ hầu như không thể biến đổi, ví dụ như tên riêng, con số, thuật ngữ khoa học,…

  2. Có thể biến đổi: Những keywords loại này thường là các danh từ, động từ và tính từ trong câu và có thể biến đổi được qua phương pháp paraphrase.

Bước 4: Dự đoán loại từ cần điền vào

Ở mỗi khoảng trống, thí sinh cần xác định mình có thể điền số, hay chữ, hay cả hai. Ví dụ, nếu thí sinh cần nghe về Price, khoảng trống sẽ được điền vào bởi một con số. Nếu thí sinh cần nghe về Date hay Postcode, khoảng trống thường sẽ được điền vào bởi một cụm cả số và chữ (ví dụ 25 March, HY83GA0).

dang-de-completion-vi-du

Nếu xác định mình cần điền chữ vào khoảng trống được cho, thí sinh cần phải đoán thêm loại từ mình cần điền vào là gì, ví dụ như verb (động từ), noun (danh từ), adj (tính từ),… Tuy nhiên, phần lớn câu trả lời thường là danh từ, do đó thí sinh nên xác định rõ hơn là mình nên điền danh từ số ít hay số nhiều, danh từ sẽ là một cái tên, hay địa điểm, màu sắc,…

Bước 5: Tập trung nghe, lựa chọn đáp án

Thí sinh nên làm những bước trên trước khi đoạn hội thoại chính thức bắt đầu. Khi đoạn băng bắt đầu vào phần nội dung chính, thí sinh nên tập trung hết sức mình để nghe, vì đoạn hội thoại đó chỉ được phát một lần duy nhất.

Vì các đáp án sẽ theo thứ tự, nên nếu lỡ không nghe được câu trên, thí sinh cần phải bình tĩnh, tránh để tâm lý làm ảnh hưởng đến việc nghe các câu tiếp theo.

Bên cạnh đó, khi nghe đến keywords mà mình đã gạch dưới, thí sinh nên ghi lại tất cả những thông tin liên quan được nhắc đến, sau đó lựa chọn phương án đúng sau. Ví dụ, nếu cần nghe Date of arrival, khi nghe đến đoạn này, thí sinh nên ghi lại tất cả các ngày được nhắc đến trong đoạn băng. Sau đó, thí sinh có thể chọn lại đáp án đúng. Điều này sẽ giúp thí sinh chắc chắn mình không bị bỏ lỡ thông tin trong lúc nghe. Bên cạnh đó, thí sinh cũng nên chú ý nghe các từ như “but”, “however” vì người nói có thể thay đổi thông tin.

Xem thêm:Phương pháp làm dạng bài Multiple choice trong IELTS Listening

Bước 6: Kiểm tra đáp án

Sau khi nghe xong, nếu còn thời gian, thí sinh nên xem kỹ lại các đáp án của mình. Thí sinh nên kiểm tra lại xem mình đã viết đúng chính tả chưa, có điền dư từ không, loại từ điền vào có hợp lý chưa, danh từ điền vào có cần chia số nhiều không,…Ngoài ra, thí sinh cũng cần lưu ý, với những chỗ trống phải điền các đơn vị đo lường hay tiền tệ, thí sinh không cần phải ghi đầy đủ ra như centimetres mà chỉ gần ghi cm. Tuy nhiên, nếu trong form đã có cho đơn vị rồi, thí sinh không được ghi lại một lần nữa.

Lưu ý cho từng dạng đề Completion trong IELTS Listening

Form Completion trong IELTS Listening

Form Completion là dạng điền vào một biểu mẫu, thường thì loại đề này sẽ xuất hiện ở Section 1 của bài thi IELTS Listening. Như đã trình bày phía trên, Section 1 sẽ thường là những cuộc đối thoại về các vấn đề hay xảy ra trong đời sống hàng ngày. Do đó, thông tin mà thí sinh phải nghe trong phần này thường là thông tin cá nhân. Trong phần này, thí sinh cũng sẽ được kiểm tra kỹ năng đánh vần (spelling) của mình. Vì thế, những thông tin thường được cho trong phần này sẽ là tên địa danh, tên người, địa chỉ, số điện thoại, thời gian, ngày giờ,… Đây thường là phần thi dễ nhất trong cả bài thi Listening. 

Dưới đây là một ví dụ của dạng Form Completion:

dang-de-completion-trong-ielts-listening

Lưu ý về các bước làm bài Form Completion

  • Bước 1: Đọc kỹ đề, khoanh tròn số lượng từ và số cao nhất có thể điền vào

  • Bước 2: Đọc tiêu đề của Form

Hầu hết các bài biểu mẫu đều có tiêu đề. Thí sinh cần đọc và hiểu được tiêu đề để có thể đóan được chủ đề và ngữ cảnh mình chuẩn bị nghe.

Xem thêm:Cải thiện IELTS Speaking về từ vựng và phát âm qua bài nghe Listening

  • Bước 3: Gạch chân keywords

Với loại bài Form Completion, keywords thường sẽ là các từ ở cột bên trái.

  • Bước 4: Dự đoán loại từ cần điền vào

Với dạng Form Completion, thí sinh thường phải nghe về ngày tháng, địa chỉ,…

Do đó, thí sinh nên chuẩn bị tinh thần mình sẽ phải điền cả số và chữ vào một số chỗ trống.

  • Bước 5: Tập trung nghe, lựa chọn đáp án

Dạng Form Completion thường sẽ kiểm tra khả năng nghe chính tả của thí sinh, đặc biệt là các câu hỏi về tên, địa chỉ, postcode. Do đó, hầu như tất cả các từ được đánh vần trong bài nghe đều là đáp án. Thí sinh cần ghi chép lại tất cả những từ được đánh vần trong bài.

  • Bước 6: Kiểm tra đáp án

Ví dụ

Tác giả sẽ giúp người đọc áp dụng các bước làm bài cho ví dụ ở trên (Total Insurance Incident Report).

  • Bước 1: Đọc kỹ đề, khoanh tròn số lượng từ và số cao nhất có thể điền vào

Đề cho “NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER” như vậy thí sinh có thể điền nhiều nhất 3 từ và 1 số.

  • Bước 2: Đọc tiêu đề của Form

Tiêu đề của form là “Total Insurance Incident Report”. “Insurance” có nghĩa là Bảo Hiểm, “Incident” là Sự việc không mong muốn. Như vậy, thí sinh có thể đoán chủ đề sẽ về việc một người yêu cầu tiền bảo hiểm về một sự kiện không mong muốn gì đó đã xảy ra.

  • Bước 3: Gạch chân keywords

Trong đề ví dụ trên, những keywords sẽ là “Address” (Địa chỉ), “Shipping Agent” (Đại lý giao nhận hàng), “Date of arrival” (Ngày đến).

Xem thêm:Giới thiệu phương pháp học từ vựng: Keyword và Pictorial

  • Bước 4: Dự đoán loại từ cần điền vào

Vị trí số 1 có thể điền một Danh từ vì chỗ trống thuộc về một địa chỉ. Cụ thể hơn, đó có thể là tên riêng của một thị trấn vì tên đường và tên thành phố đã có.

Vị trí số 2 có thể điền một Danh từ, cụ thể hơn là tên riêng của một đại lý, một công ty nào đó.

Vị trí số 2 có thể điền một cụm Danh từ chỉ ngày tháng, vừa có số vừa có chữ.

  • Bước 5: Tập trung nghe, lựa chọn đáp án

Câu 1:

dap-an-dang-de-completion

Khi nghe keyword “address” từ câu hỏi của của Judy, thí sinh nên tập trung và biết mình cần tìm câu trả lời cho câu 1. Sau đó, khi Michael trả lời địa chỉ “24 Manly Street”, cụm này giống như trong đề thi nên thí sinh có thể biết được từ xuất hiện phía sau đó sẽ là từ cần điền vào. Michael đã đọc qua từ cần điền. Tuy nhiên, vì nó là tên riêng nên thường sẽ được đánh vần lại. Thí sinh cần tập trung ghi chép lại các chữ cái được đánh vần.

Câu 2:

dap-an-dang-de-completion-trong-ielts-listening

Tương tự câu trên, keywords “shipping agent” đã được lặp lại chính xác. Đây là dấu hiệu thí sinh cần chuyển qua câu 2. Đáp án được nhắc đến là tên công ty, nhưng nó không phải là tên riêng mang tính địa phương như câu 1 mà là các từ tiếng Anh phổ thông. Do đó, đáp án 2 không được đánh vần như câu 1.

Câu 3:

dap-an-dang-de-completion

Keywords được nhắc đến ở câu nói của Judy như “dates”, “arrived”. Như vậy, thí sinh biết được thông tin câu 3 sắp được đưa ra. Có 2 ngày được nói đến là “11 October” và “28 November”. Nếu thí sinh có thể nghe được “left on the 11th of October” (rời vào ngày 11 tháng Mười) và “got to Sydney on the 28th of November” (đến Sydney vào ngày 28 tháng Mười Một) thì sẽ biết được đáp án là 28 November. Nếu không nghe rõ các động từ trên, thí sinh nên ghi lại cả 2 ngày sau đó suy luận, ngày đến phải sau ngày đi nên có thể đoán đáp án là 28 November.

Bước 6: Kiểm tra đáp án

Thí sinh cần kiểm tra mình đã viết đúng chính tả của các từ chưa.

Tổng kết

Trong phần tiếp theo “Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài”, tác giả sẽ đi cụ thể vào dạng bài: Table Completion, Flowchart Completion và đưa ra một số điều thí sinh cần lưu ý.

Xem thêm: Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P2

Huỳnh Nguyễn Thảo Nhung

Tham khảo thêm lớp học IELTS online tại ZIM Academy, giúp người học nâng band điểm IELTS và học tập linh hoạt, chủ động sắp xếp lịch học, đảm bảo kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu