Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P2
Trong phần trước của “Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài”, tác giả đã chỉ các bước làm bài chung cho dạng Completion trong IELTS Listening và lưu ý ở dạng Table Completion. Ở phần này, tác giả sẽ đi cụ thể vào 2 dạng: Table Completion, Flowchart Completion và đưa ra một số điều để thí sinh cần lưu ý.
Đọc thêm: Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P1
Table Completion trong IELTS Listening
Table Completion là dạng điền từ vào bảng. Thường loại bài này sẽ xuất hiện ở Section 1 hoặc 2 của bài thi IELTS Listening. Có một số điều thí sinh cần phải lưu ý về loại bài này:
Bảng dùng để ghi chép những thông tin đã được tóm tắt nên thông tin trong bảng thường rất ngắn gọn.
Thí sinh cần chú ý kỹ hàng đầu tiên và cột đầu tiên của bảng để nắm được thông tin tổng quát về nội dung bài nghe.
Thông tin trong bảng thường được nghe theo từng hàng, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Dưới đây là một ví dụ về loại bài Table Completion:
Cambridge IELTS 8, test 2, Cambridge University press, 34
Lưu ý về các bước làm bài Table Completion trong IELTS Listening
Bước 1: Đọc kỹ đề, khoanh tròn số lượng từ và số cao nhất có thể điền vào
Bước 2: Đọc cột và hàng đầu tiên của Table
Khác với loại biểu mẫu ở trên, table thường không có tiêu đề. Để đoán được nội dung chính của bài nghe, thí sinh cần đọc hiểu hàng và cột đầu tiên của bảng.
Bước 3: Gạch chân keywords
Với loại bài Table Completion, keywords cần chú ý thường sẽ là các từ xung quanh chỗ trống cần điền.
Bước 4: Dự đoán loại từ cần điền vào
Với dạng Table Completion, thí sinh thường không phải nghe về ngày tháng, địa chỉ,…nên hầu như không cần phải điền cả số và chữ vào một số chỗ trống. Tuy nhiên, thí sinh nên lưu ý về việc thêm “s” vào các danh từ số nhiều và việc không được ghi thêm đơn vị nếu đề đã cho trước.
Bước 5: Tập trung nghe, lựa chọn đáp án
Thông tin trong bảng thường được đọc theo hàng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Thí sinh cần chú ý để tránh bị lúng túng trong lúc nghe.
Bước 6: Kiểm tra đáp án
Một lần nữa, thí sinh cần kiểm tra lại chính tả của những từ mình vừa điền, việc chia số ít/ số nhiều của danh từ và xem mình có viết dư hay viết quá số từ quy định không.
Xem thêm: Áp dụng phương pháp phân tích cụm danh từ khi làm bài IELTS Reading
Ví dụ
Tác giả sẽ giúp người đọc áp dụng các bước làm bài cho ví dụ ở trên (Cambridge IELTS 8, test 2, Cambridge University press, 34).
Bước 1: Đọc kỹ đề, khoanh tròn số lượng từ và số cao nhất có thể điền vào
Đề cho “WRITE ONE WORD AND/OR A NUMBER” như vậy thí sinh chỉ có thể điền 1 từ và/hoặc 1 số trong một chỗ trống.
Bước 2: Đọc cột và hàng đầu tiên của Table
Khi đọc vào bảng được cho, thí sinh có thể đoán được bài này sẽ nói về 4 vật dụng (item) bị hư hại (“damage”) và chi phí để sửa chữa hoặc thay thế chúng (“cost to repair/ replace”).
Bước 3: Gạch chân keywords
Các keywords cần chú ý:
Câu 4: television – replaced
Câu 5: cabinet
Câu 6: damaged
Câu 7: $
Câu 8: Dining room table – split
Câu 9: set of china – broken
Câu 10: $ – total
Bước 4: Dự đoán loại từ cần điền vào
Câu 4: Danh từ số ít (Vì chỗ trống nằm phía sau từ “The” và sau ô trống có động từ “needs” và động từ này được thêm “s” nên chủ từ cần điền phải ở dạng số ít).
Câu 5: Danh từ (Ở đây có 2 loại từ có thể điền và là Noun và Adjective. Tuy nhiên, khi nhìn qua các từ khác trong cùng cột, thí sinh có thể thấy tất cả các từ khác đều là cụm danh từ. Do đó, thí sinh có thể dự đoán ở đây cũng sẽ điền một danh từ để taọ thành 1 cụm như các vị trí khác).
Câu 6: Danh từ số ít (Vì chỗ trống này nằm phía sau “The” và phía trước từ “of”. Bên cạnh đó, động từ của câu là “is” nên chủ từ phải là số ít).
Câu 7: Số (Vì cột này là về chi phí (Cost) và ở phía trước chỗ trống có ký hiệu Dollar).
Câu 8: Danh từ số ít (Vì chỗ trống nằm phía sau từ “A” và động từ trong câu là “is”).
Câu 9: Danh từ số nhiều (Vì chỗ trống nằm phía sau từ “Six ” – số nhiều và động từ trong câu là “were”).
Câu 10: Số (Vì cột này là về chi phí (Cost) và ở phía trước chỗ trống có ký hiệu Dollar).
Xem thêm: Ứng dụng phương pháp ghi nhớ Keyword vào việc học từ vựng tiếng Anh
Bước 5: Tập trung nghe, lựa chọn đáp án.
Câu 4: Thí sinh sẽ được nghe “my TV first of all” nên khi nghe câu này, thí sinh có thể biết mình cần chuẩn bị nghe cho câu 4. Các câu tiếp theo sẽ được nghe là “The screen has a huge crack in it so it’s unusable”, “It will need a new one” (need a new one = replaced). Do đó, đáp án là screen.
Câu 5: “The cabinet from the bathroom was damaged”. Thí sinh nghe đến từ “cabinet” cần biết mình nên tập trung để nghe câu 5. Từ cần điền sẽ là bathroom.
Câu 6: “The door has a huge hole in it” (has a huge hole = damaged). Do đó, đáp án là door.
Câu 7: Thí sinh sẽ nghe câu hỏi “How much … to replace it?” để biết mình cần chuyển qua câu 7. Trong bài nghe có nhắc đến 2 mức giá “when I bought it last year I paid $125 for it. But the one I have seen here … is $140”. Mức giá đầu tiên nói đến là giá của năm ngoái, nên đáp án đúng sẽ là 140.
Câu 8: Thí sinh sẽ được nghe “my dining room table” để biết mình sẽ chuẩn bị làm câu 8. Sau đó sẽ nghe “one leg has completely split down the middle” (one = a; từ “split” được giữ nguyên). Danh từ bị thiếu sẽ là leg.
Câu 9: Thí sinh sẽ được nghe “a lovely set of china” để biết mình sẽ chuẩn bị làm câu 9. Sau đó sẽ nghe “some plates were broken – six actually”. Các từ “broken” và “six” được giữ nguyên, nên thí sinh có thể biết được từ cần điền là plates.
Câu 10: Thí sinh sẽ được nghe “”the replacement value” để biết mình sẽ chuẩn bị làm câu 10 vì value là giá trị, tương tự nghĩa với cost. Sau đó sẽ nghe “around $60 altogether”. Vì “altogether” đồng nghĩa với “in total” nên thí sinh có thể biết mình cần điền 60.
Bước 6: Kiểm tra đáp án
Một lần nữa, thí sinh cần kiểm tra lại chính tả của những từ mình vừa điền, việc chia số ít/ số nhiều của danh từ và xem mình có viết dư hay viết quá số từ quy định không.
Xem thêm:Gốc từ là gì và ứng dụng trong việc cải thiện tốc độ đọc hiểu trong IELTS Reading
Flowchart Completion trong IELTS Listening
Flowchart Completion là dạng điền từ vào một quy trình, thường là quy trình về quá trình vận hành của một loại máy móc, một mô hình nào đó. Để làm dạng bài này, thí sinh cần xem qúa trình bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu để có thể chú ý thứ tự câu trà lời và tránh bị lúng túng, gây ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi.
Dưới đây là một ví dụ về loại bài Flowchart Completion:
Cambridge IELTS 8, test 4, Cambridge University press, 85
Lưu ý về các bước làm bài Flowchart Completion
Bước 1: Đọc kỹ đề, khoanh tròn số lượng từ và số cao nhất có thể điền vào
Bước 2: Đọc tiêu đề của Flowchart
Tương tự như dạng Form Completion, hầu hết cácflowchart đều có tiêu đề. Thí sinh cần đọc và hiểu được tiêu đề để có thể đóan được chủ đề và ngữ cảnh mình chuẩn bị nghe.
Bước 3: Gạch chân keywords
Với loại bài Flowchart Completion, keywords cần chú ý thường sẽ là các từ xung quanh chỗ trống cần điền.
Bước 4: Dự đoán loại từ cần điền vào
Xem thêm: Ứng dụng chiến lược bù đắp trong IELTS Reading – Phần 1
Bước 5: Tập trung nghe, lựa chọn đáp án
Thông tin trong bài nghe thường sẽ đi theo cùng trình tự với thông tin được ghi trong flowchart. Vì bài nói sẽ tập trung nói về các bước thực hiện một công việc nào đó, thí sinh cần chú ý các từ nối, ví dụ như first/ second/ finally, next, then,… để biết bài nói đang chuyển qua một bước mới.
Bước 6: Kiểm tra đáp án
Một lần nữa, thí sinh cần kiểm tra lại chính tả của những từ mình vừa điền, việc chia số ít/ số nhiều của danh từ và xem mình có viết dư hay viết quá số từ quy định không.
Ví dụ
Tác giả sẽ giúp người đọc áp dụng các bước làm bài cho ví dụ ở trên (Cambridge IELTS 8, test 4, Cambridge University press, 85).
Bước 1: Đọc kỹ đề, khoanh tròn số lượng từ và số cao nhất có thể điền vào
Đề cho “NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER” như vậy thí sinh có thể điền 1 đến 2 từ và 1 số vào một chỗ trống.
Bước 2: Đọc tiêu đề của Flowchart
Tiêu đề của bài là “Advice on exam preparation”. Thí sinh có thể đoán đây là cuộc trò chuyện giữa một học sinh và một giáo viên, hoặc giữa hai bạn học sinh với nhau và một người đang chỉ cho một bạn khác một số lời khuyên về các bước để chuẩn bị cho một kỳ thi.
Bước 3: Gạch chân keywords
Câu 27: revision – write – card
Câu 28: make – keep – in view
Câu 29: divide – revision – each day
Câu 30: write – each topic
Xem thêm: Cải thiện IELTS Speaking về từ vựng và phát âm qua bài nghe Listening
Bước 4: Dự đoán loại từ cần điền vào
Câu 27: Danh từ số nhiều (Vì phía trước chỗ trống có từ “your” nên thí sinh cần điền danh từ sau đó. Bên cạnh đó, sau đó thí sinh có thể thấy cụm “write them”, them là số nhiều nên danh từ cần điền vào phải là số nhiều)
Câu 28: Danh từ số ít (Phía trước chỗ trống có từ “A”)
Câu 29: Danh từ số nhiều (divide into + Danh từ số nhiều)
Câu 30 Danh từ số ít (Phía trước chỗ trống có từ “One”)
Bước 5: Tập trung nghe, lựa chọn đáp án
Câu 27: Thí sinh sẽ nghe “ sort out your revision priorities …put these on a card”. “Work out” tương đương với “sort out”, từ “revision” được giữ nguyên, “write them on a card” tương đương với “put them on a card”. Do đó, thí sinh cần điền priorities.
Câu 28: Thí sinh sẽ nghe “ also need a timetable … keep it in front of you”. Vì bạn học sinh này cần (need) a timetable nên có nghĩa bạn phải “make” một cái. “Keep in front of you” tương đương “keep in view”. Do đó, thí sinh cần điền timetable.
Câu 29: Thí sinh sẽ nghe “ break down your revision into small tasks, and allocate them to specific days”. “Break down” tương tự nghĩa với “divide into”, “revision” được giữ nguyên, “specific days” tương đương “each day”. Như vậy, thí sinh cần điền small tasks hoặc tasks.
Câu 30: Thí sinh sẽ nghe “As I revise each topic, I write a single paragraph about it”. “Write” và “each topic” được giữ nguyên. Thí sinh cần điền single paragraph hoặc paragraph.
Bước 6: Kiểm tra đáp án
Một lần nữa, thí sinh cần kiểm tra lại chính tả của những từ mình vừa điền, việc chia số ít/ số nhiều của danh từ và xem mình có viết dư hay viết quá số từ quy định không.
Tổng kết
Trong phần tiếp theo của “Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài”, tác giả sẽ đi phân tích 2 dạng bài còn lại là Summary Completion và Note Completion, kèm một vài lưu ý cho 2 dạng đề này.
Huỳnh Nguyễn Thảo Nhung
- Chiến lược làm bài IELTS Listening
- Cách áp dụng note-taking vào Matching của IELTS Listening
- Một số kỹ thuật nghe quan trọng khi làm bài thi IELTS Listening
- Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P3
- Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P1
- Dạng đề Completion trong IELTS Listening và phương pháp làm bài – P2
- Phương pháp Note-taking là gì – Áp dụng vào dạng bài Multiple choice trong IELTS Listening
- Kỹ thuật note-taking trong IELTS Listening dạng Multiple Choice
- Chiến thuật tăng điểm IELTS Listening dạng bài Completion
- Cải thiện IELTS Listening hiệu quả thông qua những thói quen tốt
- Cách học IELTS Listening cấp tốc cho người không có thời gian và khó tập trung
Bình luận - Hỏi đáp