Banner background

Giải đề Cambridge 19, Test 2, Reading Passage 2: Athletes and stress

Bộ sách Cambridge IELTS hiện được sử dụng rộng rãi bởi nhiều người học IELTS. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến người học đáp án, giải thích chi tiết cho từng câu hỏi trong Cambridge 19, Test 2, Reading Passage 2: Althetes and stress.
giai de cambridge 19 test 2 reading passage 2 athletes and stress

Key takeaways

Bài đọc Cambridge 19, Test 2, Reading Passage 2: Althetes and stress (Vận động viên và căng thẳng) gồm 3 dạng bài: Matching information, Sentence completionMultiple choices

  • Đáp án cho 13 câu hỏi trong bài đọc

  • Giải thích chi tiết đáp án bao gồm: vị trí thông tin, xác định từ loại cần điền, nội dung thông tin cần điền, keywords

Xem thêm: Đáp án Cambridge 19 & giải chi tiết từ Test 1 đến Test 4.

Đáp án Cambridge 19, Test 2, Reading Passage 2: Althetes and stress

Question

Answer

14

D

15

F

16

A

17

C

18

F

19

injury

20

serves

21

excitement

22

Visualisation/ Visualization

23 - 24

B - D

25 - 26

A - E

Giải thích đáp án Cambridge 19, Test 2, Reading Passage 2: Althetes and stress

Questions 14 - 18

Question 14

Đáp án: D

Vị trí thông tin: Tại đoạn D, dòng 1-3

Giải thích:

Đoạn văn D có đề cập đến thông tin phản ứng thách thức và đe dọa (challenge and thread responses) về cơ bản ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta phản ứng với các tình huống căng thẳng, vì cả hai đều ảnh hưởng đến việc sản xuất adrenaline và cortisol (“adrenaline and cortisol” khớp với “two chemical compounds” trong đề) - còn được gọi là "stress hormones”. Sau đó, đoạn văn cho biết thông tin “adrenaline” tăng dẫn đến sự thể hiện thể thao vượt trội (superior sport performance); ngược lại “cortisol” liên quan đến nhiều cú giao bóng không thành công và lo lắng nhiều hơn (more unsucessful serves and greater anxiety). Hai thông tin trên khớp với “impact on performance”. Vì vậy, đáp án là D.

Question 15

Đáp án: F

Vị trí thông tin: Tại đoạn F, dòng 1-3.

Giải thích:

Đoạn văn F có đề cập đến thông tin có nhiều cách (“ways” khớp với “strategies” trong đề) mà vận động viên có thể đảm bảo họ phản ứng tích cực đối với áp lực (“respond positively under pressure” khớp với “minimising the effects of stress” trong đề). Sau đó đoạn văn đề cập phản ứng tích cực đối với căng thẳng (positive stress reponses) có thể được thúc đẩy thông qua giao tiếp giữa vận động viên với những người khác (through the language that they and others … use), giúp đỡ của các nhà tâm lý (psychologists can help), phát triển kỹ năng tâm lý (developing physiological skills), tạo áp lực cạnh tranh (recreating competitive pressure). Đây là những ví dụ về các chiến lược tối thiểu hóa ảnh hưởng của căng thẳng. Vì vậy, đáp án là F.

Question 16

Đáp án: A

Vị trí thông tin: Tại đoạn A, dòng 5-7

Giải thích:

Đoạn văn A có đề cập đến thông tin cô Emma Raducanu, một vận động viên trẻ (“the young player” khớp với “a sportsperson” trong đề) viết về (“wrote about” khớp với “accounted for” trong đề) áp lực tâm lý cường độ cao (intense psychological pressure) trên mạng xã hội rằng cô ấy gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hơi thở và nhịp tim (having difficulty regulating her breathing and heart rate). Đây là cách một vận động viên mô tả trải nghiệm của họ về căng thẳng. Vì vậy, đáp án là A.

Question 17

Đáp án: C

Vị trí thông tin: Tại đoạn C, dòng 6-7 .

Giải thích:

Đoạn văn C có đề cập đến hai loại phản ứng đối với căng thẳng là trạng thái thách thách thức (challenge state) và trạng thái đe dọa (threat state). Nghiên cứu cho biết rằng (“research shows” khớp với “study results” trong đề) những trạng thái thách thức dẫn đến sự thể hiện tốt (good performance), những trạng thái đe dọa dẫn đến sự thể hiện kém hơn (poorer performance). Đây là những liên kết giữa phản ứng đối với căng thẳng và khả năng thể hiện. Vì vậy, đáp án là C.

Question 18

Đáp án: F

Vị trí thông tin: Tại đoạn F, dòng 2-4

Giải thích:

Đoạn văn F có đề cập đến thông tin những phản ứng tích cực đối với căng thẳng có thể được thúc đẩy thông qua ngôn ngữ mà các vận động viên và những người khác như huấn luyện viên và bố mẹ (coaches and parents) sử dụng. Ngoài ra, các nhà tâm lý (psychologists) cũng giúp các vận động viên thay đổi cách họ nhìn nhận những phản ứng tâm lý (see their pyschological responses). Như vậy, “coaches”, “parents” và “psychologists” là những người ảnh hưởng lên cách các vận động viên cảm nhận về phản ứng căng thẳng của họ. Vì vậy, đáp án là F.

Questions 19 - 22

Question 19

Đáp án: injury

Vị trí thông tin: Tại đoạn B, dòng 8

Giải thích: 

  • Từ loại cần điền: danh từ

  • Nội dung: rủi ro mà vận động viên có thể phải đối mặt

  • Bài đọc thể hiện nội dung những một vận động viên có thể cảm thấy căng thẳng về một sự kiện nếu họ cảm thấy những yêu cầu (demands) đặt lên họ lớn hơn mức họ có thể kiểm soát (“handle” khớp với “coping with” trong đề). Trong các yêu cầu được liệt kê có những nguy hiểm có thể xảy ra (“potential dangers” khớp với “possible risks” trong đề) như chấn thương (injury). Vì vậy, đáp án là "injury”. 

Question 20

Đáp án: serves

Vị trí thông tin: Tại đoạn D dòng 12

Giải thích: 

  • Từ loại cần điền: danh từ

  • Nội dung: cái gì đó tốt mà người chơi tennis ít thực hiện hơn bởi vì cortison

  • Bài đọc thể hiện nội dung cortisol liên quan đến nhiều cú giao bóng (serves) không thành công hơn “more unsuccessful” khớp với “fewer good” trong đề). Vì vậy, đáp án là “serves".

Question 21

Đáp án: excitement

Vị trí thông tin: Tại đoạn F, dòng 3-5

Giải thích: 

  • Từ loại cần điền: danh từ

  • Nội dung: cảm xúc tích cực mà các nhà tâm lý có thể giúp các vận động viên nhìn nhận những phản ứng tâm lý

  • Bài đọc thể hiện nội dung các nhà tâm lý có thể giúp những vận động viên thay đổi cách họ nhìn nhận (“see” khớp với “view” trong đề) những phản ứng tâm lý, ví dụ như xem nhịp tim tăng như là sự hứng thú (“excitement” khớp với “positive feeling” trong đề) chứ không phải lo âu. Vì vậy, đáp án là “exciteme

Question 22

Đáp án: visualisation/ visualization

Vị trí thông tin: Tại đoạn F, dòng 5

Giải thích: 

  • Từ loại cần điền: danh từ

  • Nội dung: một kỹ thuật có thể giảm phản ứng căng thẳng cho vận động viên

  • Bài đọc thể hiện nội dung phát triển những kỹ năng tâm lý như hình ảnh hóa (visualisation) có thể giúp giảm những phản ứng tâm lý đối với mối đe dọa ( “decrease psychological responses to threat” khớp với “reduce an athlete’s stress responses” trong đề). Vì vậy, đáp án là “visualisation".

image-alt

Questions 23 - 24

Đáp án: 23 - 24. B - D

Vị trí thông tin: Tại đoạn A, dòng 6 và đoạn C dòng 8-10

Giải thích:

  • Phương án A: Không có thông tin đề cập giai đoạn (stage) mà cô ấy đã bỏ cuộc trong giải đấu. → Không chọn 

  • Phương án B: Đoạn A có đề cập đến những triệu chứng về căng thẳng của Emma Raducanu là gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hơi thở và nhịp tim (having difficulty regulating her breathing and heart rate). → Chọn phương án B

  • Phương án C: Không có thông tin đề cập những phương pháp (measures) mà cô ấy thực hiện để kiểm soát mức độ căng thẳng. → Không chọn 

  • Phương án D: Đoạn C có đề cập đến những khía cạnh trong giải đấu Wimbledon khiến cô ấy cảm thấy bị đặt yêu cầu lớn hơn (“greater demands” khớp với “increased her stress levels”) là nhiều khán giả hơn (a much larger audience), kỳ vọng cao hơn (higher expectations) và đối mặt với một đối thủ nhiều kỹ năng hơn (facing a more skilful opponents). → Chọn phương án D

  • Phương án E: Không có thông tin đề cập đến những phản ứng (reactions) đối với các bài đăng trên mạng xã hội của cô ấy. → Không chọn 

Questions 25 - 26

Đáp án: 25 - 26. A - E

Vị trí thông tin: Tại đoạn E, dòng 5-7 và dòng 9-10

Giải thích:

  • Phương án A: Đoạn E có đề cập mức độ nghiêm trọng của lo âu mà một người trải qua (“the intensity with which a person experiences anxiety” khớp với “how severse it may be” trong đề) phụ thuộc vào nhu cầu (demands) và nguồn lực (resources) mà họ có. Đây là 2 nhân tố quyết định mức độ nghiêm trọng của lo âu. → Chọn phương án A. 

  • Phương án B: Không có thông tin đề cập phải mất bao lâu để tác dụng của lo âu trở nên rõ ràng. → Không chọn 

  • Phương án C: Không có thông tin đề cập triệu chứng nào của lo âu là thường gặp nhất. → Không chọn 

  • Phương án D: Không có thông tin đề cập các kiểu vận động viên có nhiều khả năng mắc phải chứng lo âu. → Không chọn 

  • Phương án E: Đoạn E có đề cập tác hại có thể xảy ra nếu các vận động viên gặp phải tình trạng này quá thường xuyên (“repeated episodes of anxiety” khớp với “experience it too often” trong đề). Tác hại đó là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và trầm cảm (increase risk of heart disease and depression)

    . → Chọn phương án E.

image-altXem tiếp: Giải đề Cambridge 19, Test 2, Reading Passage 3

Tổng kết

Bài viết trên đã giải thích đáp án cho đề Cambridge 19, Test 2, Reading Passage 2: Althetes and stress được biên soạn bởi đội ngũ chuyên môn tại Anh Ngữ ZIM. Người học có thể thảo luận về đề thi và đáp án dưới phần bình luận hoặc tham gia diễn đàn ZIM Helper để được giải đáp các thắc mắc về bài thi IELTS và các kì thi tiếng Anh khác.

Tham vấn chuyên môn
Thiều Ái ThiThiều Ái Thi
Giáo viên
“Learning satisfaction matters” không chỉ là phương châm mà còn là nền tảng trong triết lý giáo dục của tôi. Tôi tin chắc rằng bất kỳ môn học khô khan nào cũng có thể trở nên hấp dẫn dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên. Việc giảng dạy không chỉ đơn thuần là trình bày thông tin mà còn khiến chúng trở nên dễ hiểu và khơi dậy sự tò mò ở học sinh. Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, kết hợp việc tạo ra trải nghiệm tương tác giữa giáo viên và người học, tôi mong muốn có thể biến những khái niệm phức tạp trở nên đơn giản, và truyền tải kiến thức theo những cách phù hợp với nhiều người học khác nhau.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...