Banner background

Những điều cần biết khi viết bài báo khoa học phần 12 (tiếp): Tối ưu phần Đặt vấn đề (Introduction)

Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc cách để viết phần đặt vấn đề một cách sáng tạo và hấp dẫn trong bài báo khoa học.
nhung dieu can biet khi viet bai bao khoa hoc phan 12 tiep toi uu phan dat van de introduction

Key takeaways

  1. Thứ tự viết phần đặt vấn đề: Phần 4, phần 3, phần 1, phần 2.

  2. Lỗi đạo văn thường gặp trong khi viết phần tổng quan tài liệu.

  3. Có ba cách trích dẫn tài liệu tham khảo:

  • Cách 1: Nhấn mạnh vào thông tin

  • Cách 2: Nhấn mạnh vào tác giả

  • Cách 3: Đề cập tới tác giả

    4. Năm chiến lược để viết một phần đặt vấn đề tốt:

  • Chiến lược 1: Để câu chủ đề ở đầu đoạn văn

  • Chiến lược 2: Đi từ tổng quát tới chi tiết

  • Chiến lược 3: Đề cập thông tin cũ trước, thông tin mới sau.

  • Chiến lược 4: Tạo liên kết giữa các câu trong vòng 7 tới 9 từ đầu tiên.

  • Chiến lược 5: Chủ ngữ và động từ nên xuất hiện trong vòng 7 tới 9 từ đầu tiên.

Giới thiệu

Trong một bài báo khoa học, phần đặt vấn đề (introduction) đóng vai trò quan trọng giúp người đọc thu hút và hiểu được các vấn đề trong công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà khoa học trẻ Việt Nam, việc viết phần đặt vấn đề một cách ấn tượng có thể là một thách thức đáng kể. Nhìn chung, một số bài báo khoa học có thể gặp phải khó khăn trong việc trình bày ý tưởng, làm cho nội dung trở nên khó hiểu hoặc mơ hồ. Điều này không chỉ làm mất đi sự chuyên nghiệp của tác giả mà còn làm giảm giá trị của công trình nghiên cứu. Trước đây đã có bài viết cung cấp cách viết phần đặt vấn đề trong các bài báo khoa học, tuy nhiên việc tối ưu hoá để làm cho nội dung trở nên hay và hấp dẫn hơn thì chưa được làm rõ. Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc cách xác định rõ vấn đề nghiên cứu, xác định tính cấp thiết của nó và diễn đạt một cách sáng tạo và hấp dẫn.

Xem các phần trước:

Các bước viết phần đặt vấn đề

Bước 1: Viết phần 4 - Mục tiêu nghiên cứu

Viết mục tiêu nghiên cứu là bước dễ nhất trong phần Đặt vấn đề, bởi vì mục tiêu đã được xác định rõ ngay khi bắt đầu nghiên cứu. Do đó, người viết nên bắt đầu từ phần này trước. Việc này cũng giúp đảm bảo rằng các phần khác của bài báo không bị lệch khỏi trọng tâm.

Khi bắt đầu viết phần đặt vấn đề, các tác giả thường đã hoàn thiện xong phần kết quả và kết luận của nghiên cứu (xem phần 6 - Các bước viết bài báo khoa học). Điều này cho phép người viết chọn ra những điểm nổi bật và quan trọng nhất từ phần kết quả hoặc kết luận để đưa vào phần Mục tiêu nghiên cứu. Bằng cách này, phần mục tiêu không chỉ rõ ràng mà còn gắn kết chặt chẽ với những phát hiện chính của nghiên cứu, làm tăng tính thuyết phục và mạch lạc cho toàn bộ bài báo.

Bước 2: Viết phần 3 - Khoảng trống nghiên cứu

Phần này đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật tầm quan trọng của nghiên cứu đang được thực hiện. Trong một nghiên cứu khoa học, thường có nhiều khoảng trống nghiên cứu xuất hiện ở các lĩnh vực nhỏ khác nhau. Phần này sẽ trực tiếp dẫn tới phần mục tiêu nghiên cứu (phần 4), vì vậy người viết cần khéo léo sử dụng các từ ngữ để liên kết mạch lạc giữa hai phần này. Trong khi viết về khoảng trống nghiên cứu, các tác giả có thể sử dụng các từ như “however, remains a major challenge, rarely, not well understood, and presently unclear”.

Hãy cùng nhìn ví dụ dưới đây khi người viết xác định một khoảng trống nghiên cứu:  Use of Potentially Inappropriate Medications in People With Dementia in Vietnam and Its Associated Factors.

They can be categorized into system and environmental factors (eg, residential aged care structure), physician and health professional-related factors (eg, diagnostic and therapeutic knowledge and skills, prescribing culture), or patient-related factors (eg, age, gender, education or socioeconomic status, comorbidity, or number of medicines prescribed). Little is known about the quality use of medicines in people with dementia in Vietnam and its associated factors. This study was conducted to examine the prevalence of potentially inappropriate medication use for people with dementia with a focus on those that affect cognition (PIMcog) and to analyze potential variables associated with having a PIMcog to provide evidence-based information for subsequent programs supporting quality use of medicines in dementia care in Vietnam.

(Chúng có thể được phân loại thành các yếu tố hệ thống và môi trường (ví dụ: cơ cấu chăm sóc người cao tuổi tại khu dân cư), các yếu tố liên quan đến bác sĩ và chuyên gia y tế (ví dụ: kiến thức và kỹ năng chẩn đoán và điều trị, văn hóa kê đơn) hoặc các yếu tố liên quan đến bệnh nhân (ví dụ: tuổi, giới tính). , trình độ học vấn hoặc tình trạng kinh tế xã hội, bệnh đi kèm hoặc số lượng thuốc được kê đơn). Người ta biết rất ít về chất lượng sử dụng thuốc ở người sa sút trí tuệ ở Việt Nam và các yếu tố liên quan. Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra mức độ phổ biến của việc sử dụng thuốc có thể không phù hợp đối với những người mắc chứng sa sút trí tuệ, tập trung vào những thuốc ảnh hưởng đến nhận thức (PIMcog) và phân tích các biến số tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng PIMcog nhằm cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng cho các chương trình tiếp theo hỗ trợ việc sử dụng chất lượng. thuốc trong chăm sóc bệnh sa sút trí tuệ ở Việt Nam).

Khoảng trống nghiên cứu được thể hiện rõ nhất qua cụm từ “Little is known about…” và sau đó tác giả nối tiếp với phần 4 – mục tiêu nghiên cứu qua cụm từ “This study was conducted to examine…”.

image-alt

Bước 3: Viết phần 1 - Bản chất và phạm vi vấn đề nghiên cứu

Trong phần này, người viết cần sử dụng từ ngữ phù hợp để mô tả vấn đề mà họ định nghiên cứu và thu hút sự chú ý của đối tượng người đọc. Để làm điều này, quan trọng là dành thời gian để hiểu rõ đối tượng mục tiêu đọc bài báo, liệu họ có phải là chuyên gia trong lĩnh vực này hay không.

Trong trường hợp nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến một vấn đề lớn và các vấn đề nhỏ, người viết nên bắt đầu từ những điều tổng quát và dần dần diễn giải chi tiết hơn. Phần tổng quan tài liệu cũng như phần về khoảng trống nghiên cứu cần phản ánh đầy đủ các khía cạnh của vấn đề này, bao gồm cả những vấn đề nhỏ.

Bước 4: Viết phần 2 - Tổng quan tài liệu

Việc viết phần tổng quan tài liệu thường là thách thức lớn đối với nhiều người do yêu cầu phải tìm kiếm và tổng hợp các tài liệu. Sự trích dẫn đúng cách trong phần này sẽ tăng giá trị của bài báo khoa học. Có ba cách chính để trích dẫn:

Cách 1: Nhấn mạnh vào thông tin: Tập trung lập luận vào thông tin trong tài liệu tham khảo. Ví dụ:

Recent studies have highlighted the intricate relationship between sleep patterns and cognitive function in adolescents (Johnson, 2022).

Cách 2: Nhấn mạnh vào tác giả: Phần trọng tâm của lập luận chỉ là tác giả của tài liệu tham khảo.

Cognitive development in adolescents is heavily influenced by various factors, among which sleep patterns play a crucial role. As Johnson (2022) pointed out, sleep patterns has a critical connection with memory consolidation and learning processes.

Với cách viết như trên, người viết đang đồng ý với quan điểm của tác giả Johnson.

Cognitive development in adolescents is heavily influenced by various factors, among which sleep patterns play a crucial role. Johnson (2022) found the adverse effects of irregular sleep schedules on memory consolidation and learning processes.

Cách viết này sử dụng một số động từ mạnh như là “argue”; “found” với mục đích cho người đọc thấy được quan điểm của các giả khác, tuy nhiên người viết chưa chắc đã đồng ý với quan điểm này. Do đó, việc lựa chọn từ ngữ khi trích dẫn là vô cùng quan trọng. Nhưng có một điểm cần lưu ý khi sử dụng cách trích dẫn này là nó sẽ làm cho người đọc cảm thấy giống văn phong liệt kê khi bị lạm dụng. Như vậy chỉ nên sử dụng nó một cách khéo léo

Cách 3: Đề cập tới tác giả: Ý tưởng hoặc kết quả của tác giả được nhắc tới nhưng không nằm trọng tâm của câu.

Several authors have explored the link between sleep patterns and cognitive function in adolescents (Johnson, 2022; Smith, 2019; Brown, 2018). While Johnson (2022) highlighted the negative impact of irregular sleep schedules on memory consolidation, Smith (2019) focused on the role of sleep quality in cognitive performance.

Cách trích dẫn này thường bắt đầu với một câu chủ đề có nội dung mà được nhiều tác giả nghiên cứu tới. Ở những câu tiếp theo thì người viết trích dẫn từng nội dung của mỗi tác giả một. Cách viết này sẽ thông dụng trong trường hợp giới thiệu một chủ đề nhỏ trong vấn đề lớn mà người viết đang muốn đề cập.

Trong quá trình trích dẫn, các nhà khoa học trẻ thường gặp phải một lỗi phổ biến, đó là việc sao chép ý tưởng hoặc ngôn từ từ công trình của người khác mà không ghi nhận nguồn gốc đúng cách. Để tránh việc này, có hai yếu tố cần thiết: phát hiện các trường hợp đạo văn và phát triển kỹ năng ghi chú để biến chúng thành bản sao của riêng mình. Đồng thời, cần viết sao cho người đọc hiểu rằng nội dung đang trích dẫn từ công trình nghiên cứu của người khác là ý tưởng của mình. Thay vì trích dẫn trực tiếp toàn bộ nội dung, nên cố gắng thay đổi cấu trúc và từ ngữ để bảo tồn văn phong của mình.

Dưới đây là ví dụ về một mẫu câu có thể dùng khi trích dẫn:

[Authors], using [np1], have shown that [np2] enabled [np3] to be estimated under [adjective] conditions, but they indicated that the technique was not adaptable to all [np4], particularly [np5].

Cách sử dụng cụm danh từ đã được đề cập tới trong phần 7 của chuỗi bài viết. Do vậy, các tác giả trẻ chỉ cần tìm những từ khoá ở dạng cụm danh từ và lắp một cách khéo léo vào cấu trúc trên. Như vậy là tỉ lệ mắc phải đạo văn sẽ rất ít.

image-alt

Chỉnh sửa lại phần đặt vấn đề

Chiến lược 1: Để câu chủ đề ở đầu đoạn văn.

Khi viết phần đặt vấn đề, việc giới thiệu ý tưởng một cách rõ ràng và dễ hiểu là rất quan trọng. Một cách để làm điều này là sử dụng câu chủ đề mạnh mẽ, điều này giúp người đọc hiểu được ngay từ đầu vấn đề chính mà tác giả muốn nghiên cứu.

In recent years, the impact of social media on mental health has become a topic of increasing concern. Studies have shown a correlation between excessive social media use and higher rates of anxiety and depression among adolescents. However, there is still a lack of consensus on the specific mechanisms underlying this relationship.

Đoạn văn bắt đầu bằng việc nói về một vấn đề chung được nêu ra trong các nghiên cứu gần đây - tác động của truyền thông xã hội đối với sức khỏe tâm thần. Điều này làm cho độc giả dễ dàng hiểu rằng đoạn văn sẽ tập trung vào việc nghiên cứu mối liên hệ giữa việc sử dụng truyền thông xã hội và tình trạng tâm thần của thanh thiếu niên.

Chiến lược 2: Đi từ tổng quát tới chi tiết.

Với mỗi một đối tượng nghiên cứu thì các tác giả nên đi từ phần tổng quát cho tới chi tiết. Nếu như đối tượng nghiên cứu quá chung chung, thì tác giả nên định nghĩa nó rõ ràng bằng các vấn đề nhỏ hơn, sau đó tiếp tục viết về các vấn đề nhỏ hơn này.

The detrimental effects of air pollution on human health has been clearly shown. While previous studies have focused on the general impact of air pollution, there remains a need for more specific research on its effects on vulnerable populations, such as children and the elderly. Therefore, this study aims to investigate the relationship between air pollution exposure and respiratory health outcomes in children living in urban areas.

Đoạn văn giả định đi từ một vấn đề chung (ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người) đến một mục tiêu nghiên cứu cụ thể hơn (tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe hô hấp của trẻ em sống trong các khu đô thị). Sự chuyển đổi từ mức tổng quát đến mức chi tiết này giúp định hình cho độc giả một cái nhìn rõ ràng về phạm vi của nghiên cứu.

Chiến lược 3: Đề cập thông tin cũ trước, thông tin mới sau.

Để hiểu hơn về chiến lược này thì người đọc có thể xem qua các ví dụ sau:

Ví dụ A: Climate change is causing more frequent and severe weather events. Governments around the world are implementing policies to reduce greenhouse gas emissions and mitigate the impacts of climate change.

Ví dụ B: Climate change is causing more frequent and severe weather events. To mitigate the impacts of climate change, governments around the world are implementing policies to reduce greenhouse gas emissions.

Ví dụ B ở đây sẽ giúp truyền đạt thông tin tốt hơn. Trong ví dụ A, câu 2 bắt đầu với thông tin mới về các chính sách mà các chính phủ đang thực hiện, và lý do cho những chính sách này (giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu) chỉ được đề cập ở phần cuối. Điều này có thể làm cho đoạn văn khó theo dõi vì thông tin cũ từ câu 1 (tác động của biến đổi khí hậu) không được nhắc lại ngay lập tức. Trong ví dụ B, câu 2 bắt đầu với thông tin cũ từ câu 1 (giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu) và sau đó giới thiệu thông tin mới (các chính sách mà các chính phủ đang thực hiện). Điều này giúp người đọc dễ dàng liên kết thông tin từ câu trước và hiểu rõ mạch logic của đoạn văn.

Chiến lược 4: Tạo liên kết giữa các câu trong vòng 7 tới 9 từ đầu tiên.

Điều này có thể hiểu đơn giản là độc giả cần đọc bao nhiêu từ thì mới thấy được thông tin liên quan tới câu cũ. Ở câu thứ hai của ví dụ A, người đọc phải đọc tới hết câu thì mới thấy được từ “climate change”, từ khoá của câu đầu tiên. Trong khi ở ví dụ B, từ khoá này đã được nhắc lại ở ngay đầu câu thứ hai, điều này sẽ giúp cho người đọc theo dõi thông tin được tốt hơn.

Chiến lược 5: Chủ ngữ và động từ nên xuất hiện trong vòng 7 tới 9 từ đầu tiên.

Để hiểu rõ hơn về chiến lược này, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

Câu 1: The study investigated the effects of sleep deprivation on cognitive function in adolescents and found a significant decline in memory retention and problem-solving abilities.

Câu 2: The effects of sleep deprivation on cognitive function in adolescents were examined in the study, revealing a notable decline in memory retention and problem-solving abilities.

Trong câu gốc, động từ "investigated" được đặt ở phần đầu của câu, làm cho động từ này nổi bật hơn so với chủ từ "the study". Tuy nhiên, trong phiên bản đã chỉnh sửa, chủ từ "The effects of sleep deprivation on cognitive function in adolescents" được đặt trước động từ "were examined", giúp làm nổi bật chủ đề của câu ngay từ đầu.

Điều này làm cho câu trở nên mạch lạc hơn và giúp người đọc dễ dàng hiểu rõ hơn về nội dung của nghiên cứu và kết quả của nó. Đồng thời, việc sắp xếp câu này theo cách này cũng tạo ra một dòng chảy tự nhiên và logic hơn trong văn bản.

Xem tiếp: Những điều cần biết khi viết bài báo khoa học phần 13: Tối ưu phần Phương pháp (Methods)

Kết luận

Phần đặt vấn đề trong bài báo khoa học là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chiến lược để thu hút người đọc và làm rõ mục tiêu nghiên cứu. Để thực hiện hiệu quả, tác giả cần xác định rõ vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết của nó, đồng thời trình bày tổng quan tài liệu một cách sáng tạo, tránh lỗi đạo văn. Nhấn mạnh khoảng trống nghiên cứu là yếu tố cần thiết để làm nổi bật tầm quan trọng và sự đóng góp của nghiên cứu. Nêu rõ mục tiêu nghiên cứu và/hoặc kết quả chính ngay từ đầu có thể giữ chân người đọc, đặc biệt trong bối cảnh các nhà khoa học thường bận rộn và tìm kiếm thông tin nhanh chóng. Việc hiểu và tuân thủ các yêu cầu của tạp chí, cùng với sắp xếp logic và mạch lạc trong phần đặt vấn đề, sẽ giúp nâng cao giá trị và tính thuyết phục của bài báo.

Tài liệu tham khảo

  • Cargill, Margaret, and Patrick O'Connor. Writing Scientific Research Articles: Strategy and Steps. Wiley Blackwell, 2021

  • Gastel, Barbara, and Robert Day. How to Write and Publish a Scientific Paper. Greenwood, 2015.

  • Goyal, Jatin, et al. “Using machine learning to develop a clinical prediction model for SSRI-associated bleeding: A feasibility study.” BMC Medical Informatics and Decision Making, vol. 23, no. 1, 11 June 2023

  • Nguyen, Tuan Anh et al. “Use of Potentially Inappropriate Medications in People With Dementia in Vietnam and Its Associated Factors.” American journal of Alzheimer's disease and other dementias vol. 33,7 (2018): 423-432.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
Giáo viên
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...