Key takeaways |
---|
IELTS Reading thường được xem là một kỹ năng mà thí sinh có thể tự luyện tập một cách hiệu quả thông qua việc sử dụng nhiều nguồn tài liệu. Tuy nhiên khi gần sát ngày thi, thí sinh phải có phương pháp và lộ trình rõ ràng. Các phương pháp ôn luyện IELTS Reading hiệu quả:
|
Giới thiệu
Trong bốn phần thi chính của IELTS, Reading thường được xem là một kỹ năng mà thí sinh có thể tự luyện tập một cách hiệu quả thông qua việc sử dụng nhiều nguồn tài liệu. Điều này đặt ra yêu cầu cao về tính tự giác và tập trung của thí sinh, cần phải dành nhiều thời gian và nỗ lực để làm chủ được kỹ năng này. IELTS Reading không phải là một kỹ năng có thể nắm vững chỉ sau vài ngày luyện tập. Thay vào đó, để thành công trong việc đọc hiểu, thí sinh cần sự kiên nhẫn, tập trung cao độ và sự cẩn thận, để không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào trong các đoạn văn.
Với thời gian là 60 phút và 40 câu hỏi tương ứng với 3 bài đọc, bài thi IELTS Reading đặt ra một thách thức lớn đối với thí sinh. Khả năng quản lý thời gian và đồng thời duy trì sự chính xác trong việc đọc và trả lời là quan trọng. Đối diện với áp lực này, nhiều thí sinh thường xuyên dành nhiều thời gian vào việc luyện đề khi đến gần ngày thi, đặc biệt là những người cảm thấy yếu về phần này.
Tuy nhiên, liệu việc lao vào luyện đề có thực sự giúp cải thiện khả năng đọc hiểu và chiến thuật làm bài của thí sinh hay không là một câu hỏi đáng xem xét. Bài viết này sẽ trình bày một số điều cần làm để ôn tập IELTS Reading một cách hiệu quả khi gần sát ngày thi. Thay vì chú trọng vào việc luyện đề mà không kế hoạch, thí sinh nên tập trung vào các chiến lược đọc hiểu, quản lý thời gian, và tăng cường từ vựng để đạt kết quả tốt nhất trong phần thi quan trọng này.
Các phương pháp ôn luyện IELTS Reading hiệu quả
Khi thời gian ôn luyện đã gấp rút, thay vì thí sinh ôn tràn lan, thì hãy trau chuốt lại khả năng nắm bắt thông tin của bản thân, đặc biệt đối với việc rèn luyện khả năng xử lý đối với từng dạng câu hỏi.
Trước khi đến phần luyện tập cho từng dạng câu hỏi, thí sinh nên có một lộ trình rõ ràng như sau:
Rèn luyện những kỹ năng đảm bảo quá trình đọc được diễn ra suôn sẻ
Tăng cường khả năng Paraphrasing
Trong các bài đọc của bài thi IELTS, các thông tin trong bài đọc thường sẽ không để lộ rõ mồn một mà thường ẩn mình dưới một từ mang cùng nghĩa hoặc dưới một câu văn phức tạp. Hãy ôn tập những từ vựng cùng nghĩa và tận dụng lại những bài đã làm qua để kiểm tra xem bản thân có thực sự đã nâng cao khả năng Paraphrasing hay chưa. Thí sinh phải hiểu rõ rằng IELTS Reading không chỉ đánh giá sự hiểu biết về nội dung mà còn về khả năng nắm bắt ý chính và quan điểm thông qua cách diễn đạt và từ ngữ.
Tuy nhiên thí sinh không nên cố gắng hiểu rõ từng từ một, bởi điều đó sẽ làm mất thời gian của thí sinh trong quá trình làm bài. Vì thế, đọc tổng quan nội dung và diễn đạt lại thông tin theo cách của người học để tập trung vào ý tưởng chính thay vì từng từ
Ngoài ra, việc luyện tập Paraphrasing giúp người học tăng cường khả năng đọc hiểu, từ đó quá trình đọc hiểu bài thi của thí sinh trở nên trơn tru hợn.
Tìm hiểu thêm: Ứng dụng Paraphrasing để làm IELTS Text Completion.
Luyện tập hai phương pháp Skimming, Scanning
Đây là hai kỹ năng vô cùng quen thuộc và quan trọng trong quá trình làm bài IELTS Reading.
Phương pháp Đọc lướt (Skimming) sẽ giúp thí sinh phát triển khả năng di chuyển mắt một cách nhanh chóng qua toàn bộ văn bản để tìm kiếm những từ khóa quan trọng. Bằng cách này, việc đọc lướt sẽ mang lại cái nhìn tổng quan về nội dung của bài đọc và toàn bộ tài liệu luyện tập. Dưới đây là những bước thí sinh có thể thực hiện:
Tập trung đọc kỹ đoạn đầu tiên để hiểu rõ nội dung tổng quan của văn bản.
Lưu ý đặc biệt đến vài câu đầu tiên của từng đoạn văn, vì chúng thường chứa ý chính của đoạn.
Luôn đọc kỹ đoạn cuối vì thông thường nó sẽ chứa tóm tắt toàn bộ bài viết, một kết luận hoặc bài học rút ra từ nội dung được thảo luận.
Việc áp dụng những chiến lược này sẽ giúp thí sinh không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn nắm bắt được những điểm quan trọng trong bài đọc, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình làm bài kiểm tra.
Đối với phương pháp Scamming, thí sinh sẽ tận dụng kỹ năng đó rất nhiều để tăng tốc độ làm bài. Quá trình Đọc quét (Scanning) trong bài thi IELTS Reading đóng vai trò quan trọng khi thí sinh cần tìm kiếm thông tin chi tiết, như ngày tháng, tên, số liệu và các yếu tố khác để hoàn thành câu hỏi. Trong khi kỹ thuật Đọc lướt (Skimming) có thể giúp nhìn tổng quan nhanh chóng, nhưng không đảm bảo rằng bạn có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin chi tiết. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của Scanning trong việc tìm kiếm thông tin chính xác và chi tiết.
Để thực hiện Scanning hiệu quả, thí sinh có thể áp dụng những mẹo sau:
Gạch dưới thông tin quan trọng: Khi thấy các thông tin chính như tên, ngày, số liệu, hoặc số liệu thống kê, nên gạch dưới chúng. Thay vì đọc từng từ một, việc gạch dưới sẽ giúp tập trung vào những điểm quan trọng, giảm thời gian tìm kiếm.
Xác định từ khóa từ câu hỏi: Sau khi đọc câu hỏi, hãy xác định từ khóa quan trọng. Sau đó, quét văn bản để tìm các từ khóa này và cả các từ đồng nghĩa có thể xuất hiện. Điều này tăng cơ hội tìm ra câu trả lời một cách nhanh chóng và chính xác.
Giới hạn thời gian Scanning: Tránh dành quá 3 phút cho việc đọc lướt mỗi đoạn văn. Thay vào đó, hãy tập trung và thực hiện Scanning một cách nhanh chóng để có thể tìm ra thông tin càng sớm càng tốt.
Bằng cách này, thí sinh có thể hiệu quả hóa quá trình tìm kiếm thông tin và giữ cho thời gian làm bài thi IELTS Reading được sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.
Xem chi tiết: Skimming và Scanning là gì? Cách ứng dụng trong IELTS Reading.
Luyện tập với từng dạng câu hỏi trong IELTS Reading
1. Dạng bài Multiple Choice - Chọn đáp án
Multiple Choice là một loại câu hỏi trắc nghiệm trong đó thí sinh sẽ phải chọn đáp án đúng từ các lựa chọn có sẵn. Đây là một dạng câu hỏi có sự tương đồng với dạng True/False/Not Given. Trong phần đề bài, sẽ rõ ràng chỉ định liệu thí sinh cần chọn một đáp án đúng hay nhiều hơn từ các phương án được cung cấp.
Thí sinh phải đọc thật nhanh và nắm bắt đúng thông tin mà câu hỏi đề ra, ngoài ra còn đòi hỏi ở thí sinh sự tỉnh táo khi xuất hiện rất nhiều đáp án gây nhiễu trong các lựa chọn được đưa ra. Thí sinh muốn làm tốt dạng câu hỏi này, thì hãy cải thiện bằng các cách sau
Hiểu được các cách thông tin truyền đạt dưới dạng khác nhau như dùng từ đồng nghĩa,...
Xác định đoạn văn chứa thông tin câu trả lời
Đọc kỹ hướng dẫn, bởi có thể phải chọn nhiều hơn 1 đáp án
Khi sát ngày thi, thí sinh luyện dạng câu hỏi này cần lưu ý những thông tin gây nhiễu, từ đó nâng cao dần khả năng xác định vị trí thông tin nhanh hơn và nhạy hơn.
2. Dạng bài True/False/Not Given, Yes/No/Not Given
Một trong những loại bài đọc thường xuyên xuất hiện trong phần thi Reading IELTS là True/False/Not Given. Loại bài này đòi hỏi thí sinh phải đưa ra quyết định về tính đúng, sai hoặc không có thông tin nào trong bài đọc, dựa trên nội dung của bài và các thông tin được cung cấp trong đề bài. Đặc điểm nhận biết của dạng bài này là thí sinh sẽ nhận được một danh sách các câu hỏi và phải chọn giữa Đúng, Sai hoặc Không có thông tin nếu so sánh với nội dung của bài đọc.
Nhiều thí sinh mặc định câu hỏi Yes/No cũng giống như dạng True/False nên thường quen tay điền True/False vào câu hỏi dù đề bài yêu cầu Yes/No, đây là lỗi rất dễ mắc phải ở thí sinh. Tuy hai dạng là không khác nhau nhưng thí sinh lưu ý phải ghi đúng câu trả lời đối với yêu cầu của đề bài. Đây được coi là dạng bài khó vì cần suy luận theo ý kiến quan điểm của tác giả, nhiều khi khi đến sát ngày thi, thí sinh vẫn bị nhầm giữa False và Not Given. Đây là lỗi dễ mắc phải do thí sinh còn chưa nắm bắt và hiểu rõ thông tin bài đọc từ đó gây ra nhiều sự phân vân.
Thí sinh nên nắm những cách sau đây để cải thiện cũng như nâng cao khả năng làm bài dạng này:
Hãy cố gắng xác định từ khóa hoặc từ mang ý chính của câu hỏi nếu bạn không hiểu rõ toàn bộ nội dung. Trong một số trường hợp, câu trả lời có thể không chứa từ khóa mà thay vào đó là các từ đồng nghĩa - những từ có ý nghĩa tương đương. Đây là một chiến lược quan trọng trong làm bài reading IELTS để lựa chọn đáp án chính xác.
True chỉ đúng khi câu trả lời phản ánh đúng ý nghĩa chính của bài đọc. Nếu có ý nghĩa tương đương nhưng không chính xác, câu trả lời vẫn là False. Vì vậy, bạn cần phải cẩn thận để tránh rơi vào bẫy của bài thi.
Not Given không có nghĩa là không có từ nào trong câu hỏi xuất hiện trong bài đọc. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý để tránh những hiểu lầm trong phần này.
Trước khi xác định đáp án chính xác, hãy dành thời gian để tìm cách diễn đạt khác mà câu hỏi đưa ra.
3. Dạng bài Matching Information
Dạng bài "Matching Information" trong phần thi IELTS Reading yêu cầu thí sinh kết hợp thông tin từ văn bản với các mục hoặc danh sách được cung cấp. Thí sinh phải đọc và hiểu thông tin trong bài đọc, sau đó liên kết nó với các mục hoặc yếu tố tương ứng trong danh sách.
Các loại câu hỏi có thể bao gồm việc kết hợp các mô tả, danh sách, sự kiện, hay người với những phần trong văn bản. Điều này đòi hỏi khả năng hiểu biết và phân tích chi tiết của thí sinh để chọn ra sự kết hợp chính xác dựa trên nội dung. Thông thường sẽ có 5 dạng thông tin là:
a fact
a reason
a definition
a summary
an example
Sẽ có một số mẹo cho dạng bài này như sau:
Hãy đọc nhanh và nắm bắt các ý chính của bài để xác định đoạn văn cần tập trung đọc và tìm đáp án phù hợp. Quan trọng nhất là hiểu rõ nội dung trước khi bắt đầu tìm câu trả lời cho từng câu hỏi.
Tập trung đọc kỹ càng văn bản và câu hỏi, chú ý tìm kiếm các từ có ý nghĩa tương tự để tránh rơi vào bẫy. Nhiệm vụ của thí sinh là xác định từ khóa trong câu hỏi và tìm kiếm các từ, cụm từ có nghĩa tương tự trong văn bản.
4. Dạng bài Matching Headings Question
Dạng bài Matching Headings Question trong kỳ thi IELTS Reading yêu cầu thí sinh kết hợp các đoạn văn trong bài đọc với các lựa chọn về tiêu đề. Thí sinh sẽ nhìn vào danh sách các tiêu đề có sẵn và phải quyết định xem mỗi đoạn văn trong bài đọc tương ứng với tiêu đề nào.
Nhiệm vụ của thí sinh là đọc các đoạn văn và xác định ý chính, sau đó chọn tiêu đề phù hợp nhất. Điều này đòi hỏi khả năng tóm tắt và nhận diện ý chính của mỗi đoạn văn, đồng thời so sánh với các tiêu đề để tìm ra sự tương ứng.
Dạng bài này thường được sử dụng để đánh giá khả năng đọc và tổng hợp thông tin của thí sinh, đồng thời kiểm tra khả năng hiểu biết và nhận biết cấu trúc văn bản. Đối với nhiều thí sinh, đây là dạng bài tốn rất nhiều thời gian khi phải đọc cả một đoạn và tìm ra ý chính. Đây là dạng bài dễ gây mất điểm khi thí sinh không cải thiện khả năng đọc hiểu dẫn đến tốc độ làm bài bị ảnh hưởng, dưới đây là một số mẹo khi làm dạng bài này để thí sinh có thể ôn tập hiệu quả:
Để thành công trong việc giải các câu hỏi Matching Headings Question, quá trình đọc kỹ toàn bộ bài văn là không thể thiếu. Dù khá tốn thời gian, nhưng nó là bước quan trọng để nắm vững ý chung của bài viết.
Lưu ý đặc biệt đến các từ đồng nghĩa để tránh rơi vào bẫy trong đề thi.
Đọc kỹ từng tiêu đề và liên kết chúng với từng đoạn văn để đảm bảo tính logic, đặc biệt khi gặp các tiêu đề giống nhau hoặc có ý nghĩa tương đồng. Thí sinh cần thời gian cho phần này, nhưng đừng bỏ qua để tránh sai sót không cần thiết.
Tập trung vào từ vựng đặc biệt của mỗi tiêu đề thay vì từ vựng chung. Điều này là một mẹo quan trọng cho Reading IELTS.
Nếu gặp khó khăn ở một câu nào đó, hãy chuyển qua làm câu dễ trước đó vì thời gian làm bài giới hạn. Sau khi hoàn thành các câu khác, quay lại câu khó để giải quyết vấn đề.
5. Dạng bài Matching Features - Nối đặc điểm
Trong dạng bài Matching Features - Nối đặc điểm, thí sinh sẽ phải liên kết các yếu tố, đặc điểm, hoặc thông tin cụ thể từ một danh sách với các đoạn văn. Mục tiêu là xác định sự tương ứng chính xác giữa các yếu tố được cung cấp và thông tin trong bài đọc. Các yếu tố thường được sắp xếp một cách ngẫu nhiên hoặc không theo thứ tự, và nhiệm vụ của thí sinh là đặt chúng vào đúng vị trí.
Một số mẹo cho dạng bài này:
Cần phải hiểu rõ ngữ cảnh - tránh việc sử dụng nối từ (Word match).
Tìm kiếm từ đồng nghĩa - không cần phải chính xác trùng từ (Match Words): Việc tìm từ có ý nghĩa tương đương thay vì tìm từ đúng trong bài đọc sẽ giúp bạn chọn đáp án một cách chính xác hơn, vì phần lớn các bài đọc sẽ sử dụng từ đồng nghĩa thay vì trùng từ.
Phát triển kỹ năng quét (scan) là một lời khuyên hữu ích khi làm bài IELTS Reading: Dạng bài Matching Features thường không tuân theo trình tự trong bài đọc, vì vậy, việc quét (scan) lại đoạn văn nhiều lần có thể là cần thiết. Tuy nhiên, luyện tập kỹ năng quét giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh tình trạng rối bời.
6. Dạng bài Sentence Completion
Dạng bài Sentence Completion trong IELTS là một loại câu hỏi trong phần thi Reading, trong đó thí sinh được yêu cầu hoàn thành câu với từ hoặc cụm từ thiếu sót. Thông thường, câu hỏi sẽ yêu cầu thí sinh điền vào những chỗ trống trong các câu mô tả một số thông tin chi tiết từ bài đọc. Điều này đòi hỏi thí sinh phải có khả năng đọc hiểu và chọn lựa từ vựng phù hợp để điền vào chỗ trống một cách chính xác. Đây là dạng bài không quá khó khăn, thí sinh chỉ cần có tính cẩn thận, và lưu ý đến ngữ pháp, từ loại cần điền để tránh mất điểm đáng tiếc. Đặc biệt nên chú ý tới yêu cầu của đề như các điều kiện: NO MORE THAN TWO/ THREE WORDS, …
7. Dạng Notes/Table/Flow Chart Completion
Dạng Notes/Table/Flow Chart Completion trong IELTS Reading là một loại câu hỏi yêu cầu thí sinh điền vào bảng, sơ đồ hay biểu đồ với những thông tin cụ thể được trích từ bài đọc. Thông thường, các gạch dưới hoặc chỗ trống sẽ xuất hiện trong bảng, sơ đồ, hoặc biểu đồ, và thí sinh phải điền vào những chỗ trống này dựa trên thông tin chi tiết mà họ đã đọc trong văn bản.
Đây là một trong những dạng câu hỏi phổ biến trong kỳ thi IELTS Reading và đòi hỏi thí sinh có khả năng đọc hiểu, tìm kiếm thông tin cụ thể và chọn từ vựng/phrases phù hợp để điền vào chỗ trống một cách chính xác.
Dạng bài này thí sinh cần lưu ý xác định đúng từ loại và vị trí cần điền, bởi những dạng này là dạng rút ngắn của bài đọc gốc, vậy nên đòi hỏi thí sinh phải thật sự hiểu rõ được nội dung của bài đọc.
8. Dạng bài Diagram Labelling
Dạng bài Diagram Labelling trong IELTS Reading yêu cầu thí sinh đọc và điền vào những chỗ trống trên một biểu đồ, sơ đồ hoặc bản đồ. Thông thường, hình vẽ sẽ đi kèm với một số chú thích hoặc mô tả chi tiết, và thí sinh cần điền vào các vị trí chưa có thông tin trong hình bằng cách sử dụng từ vựng/phrases mà họ đọc được từ bài đọc.
Đây là một dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh kết hợp khả năng đọc hiểu với khả năng áp dụng thông tin cụ thể từ hình vẽ vào bảng câu trả lời. Điều này đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến chi tiết và khả năng áp dụng vốn từ vựng chính xác vào bối cảnh của hình vẽ.
Dạng bài này thí sinh cần chú ý đến từ loại và vị trí xuất hiện thông tin, đặc biệt, thí sinh cần phải hiểu kỹ bài đọc vì đây là dạng bài biểu diễn ở dạng sơ đồ hoặc biểu đồ, thế nên sẽ mang tính quy trình và tuần tự
9. Dạng bài Short Answer Questions
Dạng bài Short Answer Questions trong IELTS Reading yêu cầu thí sinh cung cấp câu trả lời ngắn, thường chỉ là một hoặc vài từ hoặc số, để đáp lại các câu hỏi dựa trên nội dung của bài đọc.
Thí sinh cần đọc đoạn văn và tìm thông tin cụ thể để trả lời các câu hỏi. Đối với dạng bài này, câu trả lời thường được yêu cầu nằm trong bài đọc và yêu cầu sự chính xác và ngắn gọn. Thí sinh cần chú ý đến từ ngữ và số liệu chi tiết trong văn bản để trả lời đúng.
Một số mẹo nhỏ:
Xác định loại từ cần trả lời trong câu hỏi.
Chuẩn bị nhiều cách diễn đạt để trả lời câu hỏi.
Scan văn bản để xác định vị trí thông tin.
Kiểm tra số lượng từ được cho phép sử dụng.
10. Dạng bài Matching Ending - Hoàn thành câu chưa hoàn chỉnh
Trong dạng bài Matching Ending, thí sinh sẽ phải nối các câu hoặc các đoạn văn cuối cùng của bài đọc với các ý hoặc tiêu đề tương ứng. Đây là một dạng bài thường xuất hiện trong phần IELTS Reading và yêu cầu thí sinh có khả năng đọc hiểu cũng như khả năng tìm kiếm thông tin và kết luận ý chính của đoạn văn. Đây là dạng bài không xuất hiện nhiều, nhưng thí sinh vẫn phải lưu ý để phòng trường hợp không biết xử lý sao khi gặp dạng bài này:
Đọc Lướt (Skimming): Nhanh chóng đọc qua các câu hỏi và các đáp án endings được cung cấp để hiểu rõ chủ đề và cấu trúc câu trả lời.
Paraphrase (Diễn Đạt Lại): Chuẩn bị những cách diễn đạt lại (paraphrase) cho các câu hỏi và đáp án để có khả năng nhận biết thông tin tương ứng trong văn bản.
Tìm Kiếm Tương Ứng: Quét văn bản để tìm những thông tin tương ứng với các câu hỏi và đáp án endings. Tìm kiếm các từ khóa và ngữ cảnh quan trọng.
Chọn Đáp Án Phù Hợp: Liên kết thông tin bạn đã tìm thấy trong văn bản với các đáp án endings. Chọn đáp án mà bạn cảm thấy phản ánh đúng ý chính hoặc cấu trúc câu cuối cùng của bài đọc.
Ngữ Pháp Chính Xác: Đảm bảo rằng sau khi nối câu, câu trả lời của bạn phải chính xác về mặt ngữ pháp và ý.
Đọc Hướng Dẫn: Chú ý đọc kỹ hướng dẫn để chọn đúng đáp án, đặc biệt là khi câu trả lời được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C,... để tránh nhầm lẫn.
Số Lượng Đáp Án Endings: Lưu ý rằng số lượng đáp án endings có thể nhiều hơn số câu hỏi, vì vậy cần chú ý lựa chọn đáp án đúng và tránh sự nhầm lẫn.
Phân bổ thời gian hợp lý và kế hoạch học tập rõ ràng
Việc xây dựng một kế hoạch học tập có cấu trúc và phân bố thời gian một cách hợp lý là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi IELTS. Mặc dù thí sinh có thể tập trung vào việc luyện đề, tuy nhiên, để tránh sự nhàm chán và giữ cho quá trình ôn tập thêm phần sinh động, nên dành thời gian ôn từng dạng bài tập cụ thể mà mình cảm thấy còn yếu. Đồng thời, việc tổ chức các buổi ôn tập và kiểm tra lại những lỗi phổ biến từ các đề đã làm giúp thí sinh xác định rõ hơn về những khía cạnh cần cải thiện.
Kế hoạch đề xuất:
1. Đặt mục tiêu và xác định trình độ hiện tại:
Xác định mức điểm mục tiêu của bạn.
Làm một bài kiểm tra mô phỏng để đánh giá trình độ hiện tại. Bạn có thể đăng ký làm bài test trình độ miễn phí tại đây: Đăng ký test trình độ IELTS
2. Phân tích chi tiết các kỹ năng:
Listening: Luyện nghe qua việc nghe các bản tin, podcasts, và thực hành các bài kiểm tra mô phỏng.
Reading: Đọc sách, báo, và bài luận mẫu. Làm các bài đọc và giải thích từ vựng chủ đề khó.
Writing: Viết hàng ngày và nhận xét từ giáo viên hoặc người học cùng lớp. Luyện viết các loại bài khác nhau.
Speaking: Thực hành nói hàng ngày với bạn bè, gia đình, hoặc giáo viên. Ghi âm và nghe lại để tự đánh giá.
3. Xây dựng vốn từ vựng và ngữ pháp:
Học từ vựng theo chủ đề và sử dụng chúng trong câu.
Thực hiện bài tập ngữ pháp và nắm vững cấu trúc câu.
4. Thực hành thường xuyên:
Lên lịch ôn tập hằng ngày và duy trì sự kiên nhẫn.
Tham gia các lớp học trực tuyến, nhóm thảo luận, hoặc thậm chí là các buổi học với giáo viên.
5. Giải bài thi mẫu:
Làm nhiều bài thi mẫu để làm quen với định dạng và thời gian.
Đánh giá bài thi của mình và xem xét cách cải thiện.
6. Luyện nghe và phản hồi:
Nghe các bản tin, podcasts, và bài giảng. Ghi chép và kiểm tra hiểu biết.
Nhận xét và sửa lỗi về ngữ pháp và từ vựng.
7. Thi thử thực tế:
Lên kế hoạch thi thử định kỳ để làm quen với áp lực thực tế.
Lắng nghe và áp dụng phản hồi để cải thiện.
8. Tổng kết và điều chỉnh:
Đánh giá tiến triển định kỳ và điều chỉnh kế hoạch ôn tập nếu cần.
Tập trung vào các kỹ năng yếu để cải thiện.
9. Thư giãn và du lịch ngôn ngữ:
Đọc sách, xem phim, nghe nhạc, và tương tác với ngôn ngữ Anh hàng ngày.
Thư giãn để giữ tinh thần lên cao.
10. Kiểm soát thời gian và tăng cường kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng còn yếu:
Quản lý thời gian hiệu quả trong khi làm bài thi.
Luyện kỹ năng làm bài thi mỗi ngày để tăng cường sự tự tin.
Ngoài ra, việc duy trì sự cân đối trong thời gian ôn tập là chìa khóa quan trọng để đạt được hiệu suất tốt nhất trong kỳ thi. Thí sinh không nên chỉ tập trung mạnh mẽ vào một kỹ năng cụ thể mà quên lãng các khía cạnh khác. Việc này giúp tránh tình trạng ôn tập chênh lệch và đảm bảo rằng mọi khía cạnh của bài thi IELTS được củng cố đồng đều, từ đó nâng cao khả năng tổng hợp và tự tin của thí sinh khi đối mặt với các thách thức trong kỳ thi.
Tìm nguồn tài liệu uy tín
Dưới đây là một số nguồn tài liệu luyện tập IELTS Reading uy tín mà bạn có thể sử dụng để cải thiện kỹ năng của mình:
Cambridge IELTS Series:
Mô tả: Bộ sách này cung cấp nhiều bài thi thực hành IELTS Reading giống với định dạng thực tế.
Ưu điểm: Sách được biên soạn bởi ETS, tổ chức ra đề IELTS, nên chúng đáng tin cậy và giúp bạn làm quen với cấu trúc thực tế của bài thi.
British Council:
Mô tả: Trang web của British Council có nhiều tài liệu luyện tập IELTS, bao gồm cả bài thi Reading.
Ưu điểm: Là một tổ chức uy tín, tài liệu từ British Council thường đảm bảo chất
Tổng kết
Trên đây là một số phương pháp để thí sinh có thể chuẩn bị tốt nhất cho phần thi IELTS Reading nói riêng và tổng thể bài thi IELTS nói chung. Khi gần sát ngày thi, thí sinh nên ưu tiên ôn đúng trọng tâm, nhanh gọn tránh lan man và không đúng mục tiêu. Thí sinh hoàn toàn có thể dành ra 1-2 ngày trước khi thi để nghỉ ngơi thư giãn, có trạng thái làm bài tốt nhất khi đến ngày thi.
Cùng chủ đề:
Tài liệu tham khảo
“Cách làm các dạng bài Reading IELTS hiệu quả ăn trọn điểm”. ZIM Academy. https://zim.vn/cach-lam-bai-reading-ielts-hieu-qua
Để làm quen với format đề thi IELTS thực tế và tăng sự tự tin trước kỳ thi chính thức, người học có thể tham gia test thử IELTS có ngay kết quả tại ZIM.
Bình luận - Hỏi đáp