IELTS Speaking Band 6.0 – Tiêu chí và lộ trình ôn luyện
Key takeaways
Tiêu chí để đạt IELTS Speaking band 6 phụ thuộc vào các yếu tố Fluency and Coherence, Lexical Resources, Grammatical Range and Accuracy, Pronunciation. Người học cần có khả năng nói liên tục và kéo dài câu trả lời, sử dụng câu phức, có vốn từ đủ, biết cách paraphrase, và phát âm phải rõ ràng.
Kế hoạch học tập có thể được chia thành 4 giai đoạn từ 0 đến 6.0.
Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố cần thiết để đạt IELTS Speaking band 6.0 dựa trên bốn tiêu chí đánh giá của IELTS Speaking Band Descriptors: Fluency and Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc), Lexical Resource (Vốn từ vựng), Grammatical Range and Accuracy (Độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp) và Pronunciation (Phát âm).
IELTS Speaking band 6 là thấp hay cao?
Đây là câu hỏi khiến nhiều người học băn khoăn: Nên học đến band nào thì đủ? Để đánh giá liệu IELTS Speaking band 6 là thấp hay cao, cần xem xét kỹ mục đích sử dụng của người học.
Cho mục đích công việc: IELTS Speaking band 6 tuy được đánh giá là có thể sử dụng trong hội thoại thường ngày, nhưng đối với những nhóm người cần sử dụng tiếng Anh nhiều trong công việc, người học nên học lên các band IELTS cao hơn để có thể linh hoạt sử dụng tiếng Anh một cách tốt hơn.
Giao tiếp thông thường: Với mục đích này, IELTS Speaking band 6 có thể nói là phù hợp, bởi dựa trên thang điểm quy đổi, người học sở hữu IELTS Speaking band 6 có thể giao tiếp cơ bản, hiểu được các ngữ cảnh sử dụng cơ bản và thành thạo hội thoại thông thường.
Chính vì thế, người học nên cân nhắc dựa trên mục đích sử dụng.
Tiêu chí chấm điểm bài thi IELTS Speaking band 6
Tiêu chí chấm điểm bài thi IELTS Speaking được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm:
Fluency and Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc)
Grammatical Range and Accuracy( Độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp)
Lexical Resources (Vốn từ vựng)
Pronunciation (Phát âm)
Fluency and Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc)
Tiêu chí này đề cập đến khả năng nói liên tục, không ngắc ngứ, cũng như tính liên kết của các câu nói của thí sinh thi.
Mô tả về tiêu chí này đối với band 6 [1]:
Able to keep going and demonstrates a willingness to produce long turns.
(Có khả năng nói liên tục và thể hiện mong muốn kéo dài câu trả lời.)Coherence may be lost at times as a result of hesitation, repetition and/or self-correction.
(Tính mạch lạc của câu chuyện có thể bị ngắt do ngập ngừng, lặp lại hoặc tự sửa lỗi.)Uses a range of spoken discourse markers, connectives and cohesive features though not always appropriately.
(Sử dụng nhiều các phép nối, tuy nhiên không hoàn toàn chính xác.)
Tham khảo:
Lexical Resources (Vốn từ vựng)
Tiêu chí này đề cập đến vốn từ vựng của người học, đánh giá khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt, đúng ngữ cảnh. Đối với IELTS Speaking band 6, tiêu chí này được nhận xét như sau [1]:
Resource sufficient to discuss topics at length. (Có đủ vốn từ để thảo luận các chủ đề đến một độ dài nhất định.)
Vocabulary use may be inappropriate but meaning is clear. (Sử dụng đúng nghĩa của từ vựng nhưng không phù hợp.)
Generally able to paraphrase successfully. (Có thể diễn đạt lại một cách chính xác.)
Tham khảo: Phân tích và gợi ý hướng cải thiện tiêu chí Lexical Resource từ band 6 lên 7 trong IELTS Speaking
Grammatical range and Accuracy (Độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp)
Tiêu chí thứ ba nhằm đánh giá về khả năng sử dụng ngữ pháp của người học ở level 6.0. Đánh giá của tiêu chí này đối với IELTS Speaking band 6 như sau [1]:
Produces a mix of short and complex sentence forms and a variety of structures with limited flexibility. (Có thể kết hợp được giữa các câu đơn và câu phức, với các cấu trúc ngữ pháp đa dạng, tuy nhiên không linh hoạt.)
Though errors frequently occur in complex structures, these rarely impede communication. (Các lỗi thường xuyên thấy ở các câu phức, tuy nhiên điều này hiếm khi ảnh hưởng đến giao tiếp.)
Pronunciation (Phát âm)
Tiêu chí cuối cùng là Phát âm. Dựa trên IELTS Band Descriptors, đánh giá tiêu chí này của người đạt IELTS Speaking band 6 như sau [1] :
Uses a range of phonological features, but control is variable.
(Có thể sử dụng nhiều thành tố phát âm nhưng khả năng kiểm soát không ổn định.)Chunking is generally appropriate, but rhythm may be affected by a lack of stress-timing and/or a rapid speech rate.
(Có thể liên kết các từ một cách khá phù hợp, nhưng nhịp điệu có thể bị ảnh hưởng do cách đặt trọng âm và tốc độ nói nhanh.)Some effective use of intonation and stress, but this is not sustained.
(Sử dụng hiệu quả ngữ điệu và trọng âm, nhưng không liên tục)Individual words or phonemes may be mispronounced but this causes only occasional lack of clarity.
(Một số từ hoặc âm có thể phát âm sai, tuy nhiên điều này đôi lúc ảnh hưởng đến độ rõ ràng.)Can generally be understood throughout without much effort.
(Nhìn chung có thể dễ dàng nghe hiểu nội dung.)
Tham khảo:
Lộ trình ôn luyện IELTS Speaking band 6 tại nhà
Để đạt được IELTS Speaking band 6 tại nhà, người học cần có một lộ trình rõ ràng và kiên trì thực hiện. Dưới đây là lộ trình gợi ý từ trải nghiệm cá nhân của tác giả:
Xác định trình độ người học
Trước khi bắt đầu, người học nên làm các bài thi thử xác định trình độ để có thể tìm ra mức độ phù hợp với bản thân.
Người học có thể tham khảo bài kiểm tra trình độ IELTS tại ZIM, đảm bảo cấu trúc bài thi sát với đề thi thật, trả kết quả nhanh chóng để có thể xác định trình độ của bản thân.
Giai đoạn 1: Từ 0 lên 3.0
Đây là giai đoạn người học cần xây dựng một nền tảng cơ bản tốt, chính vì thế, người học cần nắm vững các kiến thức cơ bản như sau:
Phát âm
Đối với người học mới bắt đầu, hãy làm quen với cách đọc các âm cơ bản trong tiếng Anh thông qua bảng phiên âm IPA.
Việc này sẽ giúp người học có một nền tảng phát âm rõ từ những buổi đầu học tiếng Anh. Để có thể học cách phát âm rõ nhất, người học có thể tham khảo phương pháp shadowing (bắt chước) thông qua các video minh họa phát âm nhằm tạo ra một phản xạ phát âm chuẩn.
Ngữ pháp
Người học trong giai đoạn này cần nắm vững những kiến thức ngữ pháp cơ bản được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày như sau:
7 thì tiếng Anh cơ bản: Người học cần biết và hiểu được các kiến thức trên một cách thành thạo, nắm được cách sử dụng cho từng trường hợp thời gian.
Phân biệt các từ loại Danh - tính - động - trạng: Người học cần phân biệt được nhằm mục đích sắp xếp được cách dùng của các từ trong một câu, xác định được từ loại nào bổ trợ cho từ loại nào.
Người học cũng cần lưu ý cách dùng giới từ, các loại động từ khuyết thiếu (modal verbs).
Một số tài liệu người học có thể tham khảo như:
Essential Grammar in Use: Cuốn sách được viết với đầy đủ các nội dung về ngữ pháp tiếng Anh cơ bản, kèm bài tập vận dụng, giúp người học có nền tảng ngữ pháp chắc chắn.
Understanding English Grammar - Tenses: Sách viết bài bản và đầy đủ các kiến thức người học cần biết về các thì trong tiếng Anh, có sự liên hệ với ngữ pháp tiếng Việt và các dạng bài tập nhận biết.
Từ vựng
Ở giai đoạn này, người học hãy góp cho mình một khối lượng từ vựng vừa đủ, liên quan đến các chủ đề thông dụng trong giao tiếp hằng ngày. Các chủ đề học cơ bản thường gặp có thể kể đến như: Family, Environment, Sports,..
Tham khảo: IELTS Speaking Vocabulary — Từ vựng theo 15 chủ đề thường gặp
Nên kết hợp giữa việc học từ vựng và ngữ pháp, để có thể vừa áp dụng cách dùng từ cũng như ngữ cảnh và ngữ pháp của câu nói đó.
Để có thể nhớ được các nhóm từ ngữ một cách hiệu quả, người học có thể áp dụng phương pháp active recalling thông qua làm bài tập vận dụng, học bằng flashcard,…
Người học nên dùng các tài liệu ở mức cơ bản, có vận dụng và hướng dẫn cách học.
Một số tài liệu tham khảo:
Vocabulary in Use: Elementary: Sách chia từ vựng theo chủ đề và có các bài tập đính kèm, nhằm giúp người học vận dụng được các từ đã học.
Understanding Vocab for IELTS Speaking: Sách tập trung diễn giải từ vựng theo ngữ cảnh, cách áp dụng vào hội thoại thường ngày, và các bài tập vận dụng giúp người học hiểu sâu hơn.
Giai đoạn 2: Từ 3.0 lên 4.0
Ở giai đoạn này, sau khi đã có nền tảng cơ bản, người học sẽ học thêm các kĩ năng bổ trợ để đảm bảo sự mạch lạc trong giao tiếp.
Phát âm
Sau khi nắm rõ được các phiên âm cơ bản trong tiếng Anh, người học cần làm quen với các cách nối âm, cách đặt trọng âm, cách nhấn nhá và ngữ điệu khi nói.
Người học nên bắt đầu nghe và bắt chước theo các đoạn hội thoại ngắn, các câu chuyện, hoặc các đoạn phim ngắn.
Việc học các kĩ năng phát âm này sẽ giúp người học có độ tự nhiên khi nói, cũng như giúp người học bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp.
Người học có thể tham khảo một số nguồn dành cho giao tiếp cơ bản:
Basic English Speaking: Website đã có khoảng 75 bài nói về các chủ đề khác nhau trong giao tiếp, giúp người học nghe và hình dung các cách nhấn nhá cũng như ngữ điệu trong giao tiếp.
British Council myClass: Đây là một series các video ngắn về các tình huống giao tiếp, hướng dẫn người học cách sử dụng câu cũng như cách thể hiện thông qua giao tiếp.
Ngữ pháp
Ở giai đoạn này, người học hãy tập trung vào cách nối các câu thành đoạn văn hoàn chỉnh, mạch lạc. Người học cần chú trọng vào các từ liên kết, cách dùng các từ chỉ mệnh đề bổ sung, nguyên nhân - kết quả như although, because, also,… Cũng như các từ nối liệt kê lí do như First, Secondly, Thirdly,…
Việc học các từ nối này sẽ giúp người học có mạch nói trong quá trình giao tiếp, giúp người nghe có thể theo dõi và hiểu được nội dung mà người học muốn truyền tải.
Giai đoạn 3: Từ 4.0 lên 5.0
Đây là giai đoạn làm quen với các dạng bài của IELTS Speaking. Người học trong giai đoạn này cần đi vào từng phần nhỏ của IELTS Speaking để có thể thành thạo được IELTS Speaking ở mức độ cơ bản.
Ở giai đoạn này, người học hãy bắt đầu từ phần thi đơn giản nhất của IELTS Speaking: Part 1. Phần thi này yêu cầu người học trả lời được các câu hỏi ngắn, đơn giản, và vận dụng tốt được các kiến thức về từ vựng theo chủ đề và ngữ pháp.
Đối với người học mới bắt đầu, trước khi trả lời câu hỏi, hãy để bản thân làm quen với việc suy nghĩ trước khi nói. Người học có thể dành khoảng 1 phút để suy nghĩ, hoặc viết những ý tưởng định nói ra giấy, sau đó dựa trên những ý tưởng nhỏ để có thể trả lời câu hỏi.
Điều này sẽ giúp người học có phản xạ suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi, hạn chế việc vừa nghĩ vừa trả lời dẫn đến ấp úng trong quá trình làm bài.
Ví dụ:
What do Vietnamese people like to do during their holidays?
Người học có thể ghi các hoạt động như: stay at home, visit museums, travel, …
Dựa trên các từ mà người học đã ghi ra, dựng các câu trả lời ngắn: Vietnamese people enjoy doing some activities like staying at home, travelling and visit museums.
Cuối cùng, người học hãy ghi câu trả lời cho câu hỏi Why? Để câu trả lời thêm hoàn thiện hơn.
Hãy bắt đầu từ những chủ đề cơ bản, quen thuộc với các câu hỏi ngắn trong IELTS Speaking part 1 như Work/Study, Places, …và nói chậm để có thể kiểm soát lỗi sai của bản thân. Đối với mỗi câu hỏi, người học hãy suy nghĩ bằng các Wh - questions để kích thích bản thân trả lời theo nhiều hướng khác nhau, tạo phản xạ để giúp người học có thể nói được nhiều chủ đề.
Đối với IELTS Speaking Part 2, người học được yêu cầu kể lại một câu chuyện trong 2 phút. Chính vì thế, người học cần học cách triển khai ý và cách sắp xếp ý sao cho mạch lạc, cũng như đảm bảo được độ dài vừa đủ trong 2 phút. Người học hãy triển khai ý dựa trên các Wh - questions.
Ví dụ:
Describe a book you have read recently.
You should say:
What kind of book it is
What it is about
What sort of people would like this book
Why you liked/disliked
Dựa vào các gợi ý trên, người học có thể triển khai ý như sau:
What kind of book: Genre (thể loại) - Title (Tựa đề) - Author (Tác giả) - When did you buy the book and Why (Bạn mua quyển sách khi nào và tại sao)
What it is about: Triển khai ý theo mạch của quyển sách bạn đọc. Main character( nhân vật chính) - Vai trò của nhân vật - Chi tiết bạn thích nhất trong câu chuyện.
Why you like/ dislike: Có thể nói về hình thức của cuốn sách khiến bạn không ấn tượng, hoặc cách viết của tác giả khiến bạn thích
Sau khi đã triển khai được ý tưởng, hãy liên kết các ý tưởng bằng những cụm từ nối đã học. Trong quá trình nói, hãy bấm giờ để xác định độ dài bài nói của mình, để tập luyện thói quen cũng như là không nói quá thời gian quy định.
Tương tự đối với Part 3, hãy dựa trên cách triển khai ý đã học ở 2 phần IELTS Speaking trước và các kiến thức cơ bản đã học. Hãy cố gắng trả lời bám sát theo nội dung được hỏi, trả lời theo trình tự từ lí do đầu tiên đến lí do cuối cùng để tạo mạch cho câu trả lời.
Giai đoạn 4: Từ 5.0 lên 6.0
Từ vựng
Bước vào giai đoạn này, người học sẽ hoàn thiện các kỹ năng cơ bản đã luyện tập từ giai đoạn trước, và ứng dụng cách triển khai ý đã học vào bài nói. Đồng thời, người học nên phát triển thêm cách dùng Idioms, phrasal verbs và collocations thường dùng trong tiếng Anh để có thể giao tiếp một cách tự nhiên hơn.
Người học có thể tham khảo:
BBC Learning English Conversation: 477 video ngắn về các idioms, các cụm từ lóng trong giao tiếp, giúp người học hiểu được cách dùng idioms đúng lúc và đúng chỗ.
English Phrasal Verbs in Use: Sách bao gồm 2 cấp độ Intermediate và Advanced, giúp người học hiểu được các động từ ghép cơ bản, và nâng cao hơn khi kết hợp cùng collocations và idioms. Sách đều đi kèm bài tập vận dụng.
English Collocations in Use: Sách giải thích các cụm thông dụng trong tiếng Anh giao tiếp dựa trên các topics khác nhau.
Ngữ pháp
Người học tới giai đoạn này cần ôn lại cách dùng các kiến thức cơ bản, bổ sung kiến thức về câu phức, câu ghép để có thể kéo dài đoạn hội thoại. Hãy chú trọng vào các câu sử dụng các mệnh đề quan hệ cơ bản và nắm vững cách sử dụng thật chắc chắn.
Ngoài ra, khắc phục các lỗi sai cơ bản thường mắc khi bắt đầu làm đề luyện. Điều này sẽ cải thiện đáng kể về yếu tố Grammatical Range and Accuracy của người học.
Phát âm
Người học nên luyện tập nối âm khi nói. Đồng thời, học kĩ các âm cơ bản thường xuyên sử dụng trong tiếng Anh như schwa sound (/ə/) để có thể giao tiếp hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế được sự ảnh hưởng của cách phát âm tiếng mẹ đẻ trong bài thi IELTS.
Luyện tập
Hãy bắt đầu luyện các đề IELTS Speaking hoàn chỉnh, áp dụng chiến lược đề cập ở trên, căn giờ và điều chỉnh tốc độ nói của bản thân sao cho phù hợp, đồng thời phải bám sát các tiêu chí của IELTS Speaking band 6 nhằm khắc phục và sửa sai sau mỗi lần luyện đề.
Người học có thể cải thiện độ mạch lạc thông qua phương pháp 4/3/2, không chỉ giúp cải thiện khả năng nói liên tục không ngừng nghỉ, người học có thể kiểm soát được tốc độ nói sau mỗi lần áp dụng.
Ngoài ra, ở giai đoạn này, việc kiểm tra các lỗi sai trong bài nói là điều cần thiết. Để làm việc này, người học có thể:
Thu âm lại bài nói và chỉnh sửa
Tìm cho mình một người bạn để có thể phân tích lỗi sai của bản thân
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ trong việc sửa lỗi sai. Hiện nay ZIM đã và đang ứng dụng AI vào trong việc hỗ trợ các học viên của mình. Người học có thể tham khảo Chu Du Speak, một công cụ hỗ trợ người học cải thiện khả năng nói không chỉ IELTS mà còn cả kỹ năng giao tiếp đời thường.
Tổng kết
Bài viết trên đã nêu rõ các tiêu chí quan trọng để đạt được IELTS Speaking band 6.0, bao gồm Fluency and Coherence, Lexical Resource, Grammatical Range and Accuracy và Pronunciation. Đồng thời, bài viết cung cấp lộ trình học chi tiết, giúp người học tự luyện tập tại nhà một cách hiệu quả, từ việc mở rộng vốn từ vựng theo chủ đề, cải thiện phát âm, đến xây dựng câu trả lời mạch lạc và luyện nói thường xuyên qua các tài liệu thực hành đáng tin cậy.
Để đạt mục tiêu 6.0-6.5, người học có thể cân nhắc tham gia khóa học IELTS Advanced tại Anh Ngữ ZIM. Đây là khóa học được thiết kế dành cho người học có trình độ tương đương 5.5 IELTS, với mục tiêu nâng cao năng lực tiếng Anh một cách toàn diện. Trong quá trình học, học viên sẽ được hướng dẫn thực hành chuyên sâu các kiến thức và kỹ năng cần thiết để xử lý hiệu quả các dạng câu hỏi trong bài thi. Đồng thời, hệ thống từ vựng và ngữ pháp phong phú sẽ được phát triển nhằm đảm bảo tính linh hoạt và hoàn thiện khi sử dụng trong bài thi thực tế.
Tham khảo thêm:
Nguồn tham khảo
“IELTS Speaking Band Descriptors.” British Council, takeielts.britishcouncil.org/sites/default/files/ielts_speaking_band_descriptors.pdf. Accessed 4 December 2024.
Bình luận - Hỏi đáp