Banner background

Cách để tăng tốc độ đọc hiểu trong bài thi IELTS Reading

Bài thi IELTS Reading là một trong những bài thi được đánh giá là có thể đạt điểm tối đa nếu thí sinh biết cách vận dụng các kỹ năng, phương pháp và nguồn từ vựng để tối ưu hoá việc làm bài. Tuy nhiên, đối với nhiều thí sinh, đây lại là bài thi khá “khó nhằn” vì lượng thông tin dài và phải hoàn thành trong thời gian giới hạn.
cach de tang toc do doc hieu trong bai thi ielts reading

Việc tận dụng các phương pháp và kỹ năng là vô cùng quan trọng khi đang trong quá trình luyện tập để thí sinh có thể quen với việc làm bài thi IELTS Reading trước khi bước vào kì thi cũng như tận dụng hợp lí khoảng thời gian quy định để hoàn thành bài thi một cách hoàn chỉnh nhất.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho người học về khái niệm Speed Reading (đọc nhanh) và các nguyên nhân dẫn đến việc kìm hãm tốc độ đọc nhanh trong bài thi IELTS Reading cũng như các phương pháp Speed Reading (đọc nhanh) giúp thí sinh có cái nhìn tổng quan và hiểu biết sâu hơn về phương pháp này, nhằm cải thiện tốc độ đọc hiểu của người học trong bài thi IELTS Reading.

Key takeaways

  • Phương pháp Speed Reading là phương pháp đọc một cách nhanh chóng để nắm bắt được ý chính của bài hoặc đoạn văn và giúp thí sinh cải thiện khả năng đọc hiểu

  • Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ đọc hiểu trong bài thi IELTS Reading: chưa sử dụng tối ưu hiệu quả của phương pháp Skimming (đọc lướt) và Scanning (đọc dò); thiếu vốn từ vựng khi tiếp cận với bài thi IELTS Reading bao gồm nhiều chủ đề; đọc văn bản thành tiếng gây khó tập trung và hiểu được rõ văn bản; đọc từng chữ khiến tốc độ đọc chậm và chậm nắm bắt ý nghĩa cả câu; đọc bài thi IELTS Reading không mục đích, không xác định vị trí câu trả lời hoặc từ khoá; không đọc trước nội dung câu hỏi cuối bài

  • Phương pháp Skimming (đọc lướt) là hành động đọc nội dung một cách nhanh chóng nhằm tìm ra nội dung tổng quan toàn bài đọc

  • Phương pháp Scanning (đọc dò) là hành động tìm kiếm và đọc nội dung các từ khoá cần thiết để trả lời cho câu hỏi cuối bài mà không cần đọc nội dung toàn bài

  • Phương pháp Chunking nhằm chia nhỏ câu văn thành những thành phần cú pháp nhỏ hơn nhằm giảm thiểu việc người học bị phân tán bởi độ dài của câu và cải thiện khả năng đọc hiểu

  • Phương pháp Extensive Reading (đọc mở rộng) là phương pháp đọc nhanh và đọc thường xuyên các văn bản của ngôn ngữ khác về nhiều chủ đề nhằm tăng khả năng đọc hiểu, cải thiện vốn từ vựng

  • Phương pháp đọc theo nhóm từ là phương pháp người học đọc 1 cụm chữ/từ một lúc khi tiếp cận câu văn giúp người học cải thiện kỹ năng đọc nhanh cũng như tiết kiệm thời gian đọc nhiều hơn ban đầu

  • Kỹ năng nhận thức keywords (từ khoá) giúp người đọc nắm được ý nghĩa của câu và dễ dàng kiểm tra lại và đối chiếu với khi cần tìm câu trả lời cho câu hỏi phía dưới bài đọc

  • Không cần đọc hết tất cả các từ trong bài văn; sử dụng tay hoặc bút để dẫn dắt chuyển động mắt (guide the eyes movement) khi đọc và ghi nhớ các từ khoá; củng cố vốn từ vựng; luyện tập thường xuyên các kỹ năng Speed Reading

Giới thiệu chung về bài thi IELTS Reading

Thời lượng thi: 60 phút.

Số câu hỏi: 40 câu.

Số phần thi: 3 bài đọc với độ dài khoảng từ 1000 đến 1500 từ; mỗi bài đọc có khoảng 10-15 câu hỏi; thường có ít nhất 2 dạng bài trong mỗi bài đọc.

10 dạng câu hỏi phổ biến:

Tốc độ đọc hiểu trong bài thi IELTS Reading

Khi tìm hiểu về bài thi IELTS Reading, người học cần hiểu đúng về “tốc độ đọc hiểu” để có thể phân bổ thời gian hợp lý nhằm tối ưu thời gian làm bài cũng như đưa ra đáp án chính xác dưới áp lực thời gian khi làm bài thi. Không giống như đọc tiểu thuyết, truyện tranh hoặc các loại văn bản tương tự với mục đích giải trí, mục đích của bài thi IELTS Reading nhằm kiểm tra khả năng đọc học thuật - Academic Reading của người học. Đọc học thuật là đọc để có hiểu biết cơ bản hoặc hiểu biết chuyên sâu về một chủ đề hoặc để tìm hiểu các quan điểm khác nhau về một chủ đề cụ thể.

Vì vậy, trong bài thi IELTS Reading, sẽ có rất nhiều từ vựng và kiến thức chuyên môn mang tính chất không nhất thiết phải hiểu rõ, việc áp dụng các phương pháp và vận dụng vào tốc độ đọc hiểu trong bài thi IELTS Reading là một kỹ năng thiết yếu đối với người học.

image-alt

Trong bài thi IELTS Reading, có 3 loại tốc độ đọc: Đọc để tìm chi tiết, Đọc nhanh để hiểu ý chính, Đọc chậm để hiểu rõ thông tin. Mỗi loại tốc độ đọc được sử dụng với mục đích và cách thức khác nhau nhằm phù hợp với từng dạng đề, tuy nhiên đều nhằm mục đích giúp người học nắm bắt và hiểu bài đọc một cách tối ưu nhất. Người học có thể tìm hiểu kỹ hơn về các loại tốc độ đọc cũng như cách ứng dụng chúng qua bài viết Hiểu đúng về tốc độ đọc trong IELTS Reading Academic.

Với 10 dạng câu hỏi phổ biến và thời lượng làm bài trong bài thi IELTS Reading mà tác giả đã nêu trên, người học có thể thấy tốc độ đọc hiểu trong bài thi IELTS Reading là việc thiết yếu mà người học cần luyện tập thường xuyên và nhuần nhuyễn trước khi bước vào kì thi IELTS, nhằm tránh tốn quá nhiều thời gian khi làm từng bài đọc trong bài thi IELTS Reading và có thể hoàn thiện bài thi trong thời gian qui định. 

image-altPhương pháp Speed Reading (đọc nhanh) trong bài thi IELTS Reading

Phương pháp Speed Reading hay còn gọi là kỹ thuật đọc nhanh, là tổng hợp các phương pháp giúp thí sinh cải thiện khả năng đọc và đọc một cách nhanh chóng mà vẫn nắm bắt được ý chính trong bài hoặc đoạn văn. Hay nói cách khác, Speed Reading (đọc nhanh) là phương pháp cố gắng duy trì tốc độ như đọc lướt nhưng vẫn đọc hiểu nội dung rõ ràng như tốc độ đọc thông thường.

Cũng giống như các phương pháp khác, Speed Reading có thể được luyện tập và hoàn thiện một cách tối ưu. Khi người đọc học được cách đọc nhanh hơn, người học có thể đạt được những lợi ích sau:

  • Người học có thể hiểu ý nghĩa chung của toàn bộ văn bản hoặc các đoạn văn một cách dễ dàng và nhanh chóng, điều này có thể giúp người học tìm thấy thông tin câu trả lời trong bài một cách nhanh hơn

  • Người học có nhiều thời gian hơn để xem xét lại câu trả lời của mình và chắc chắn rằng câu trả lời đó là đúng

image-alt

Khi tìm hiểu về phương pháp Speed Reading (đọc nhanh), nhiều thí sinh thường tập trung đọc và tuyệt đối tránh việc đọc lại những câu văn mà mình đã đọc một lần rồi. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm không chính xác vì bài thi IELTS Reading thường mang chủ đề với các nội dung và từ vựng mang tính học thuật, nếu chỉ đọc một lần sẽ khiến thí sinh rất khó nắm bắt được chủ đề của bài.

Để hiểu, đối chiếu hay suy luận bài đọc thì việc đọc đi đọc lại một câu hay một đoạn vài lần là hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng là thí sinh xác định được chỗ nào cần hiểu kỹ để đọc nhiều lần (đoạn thông tin có chứa đáp án), chỗ nào có thể bỏ qua khi đọc một lần mà không hiểu (đoạn thông tin không phục vụ mục đích trả lời câu hỏi). 

Đối với bài thi IELTS Reading, có một số kỹ năng Speed Reading giúp cho người học cải thiện tốc độ đọc hiểu. 

Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ đọc khi làm bài thi IELTS Reading

Chưa tối ưu hiệu quả phương pháp Skimming (đọc lướt) và Scanning (đọc dò)

Đây là 2 phương pháp thiết yếu giúp người học đẩy nhanh tốc độ làm bài, việc không vận dụng và tối ưu được lợi ích của 2 phương pháp có thể khiến người học khó nắm bắt ý chính của bài đọc và mất nhiều thời gian hơn để tìm ra những chi tiết quan trọng trong bài khi trả lời những câu hỏi cuối bài.

Thiếu vốn từ vựng

Bài thi IELTS Reading là bài thi bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, có thể chứa nhiều từ vựng chuyên môn hoặc từ mới mà người học chưa từng tiếp cận. Vì vậy việc thiếu vốn từ vựng theo chủ đề có thể là một trở ngại lớn khi người học muốn nắm bắt thông tin và tìm kiếm câu trả lời trong bài.

Chưa nắm rõ các dạng bài trong bài thi IELTS Reading và cách xử lý các dạng

Như tác giả đã giới thiệu tại phần II của bài, bài thi IELTS Reading có 10 dạng bài phổ biến, mỗi bài đọc có thể chứa ít nhất 2 dạng bài trở lên, vì vậy việc không nắm bắt được cách làm các dạng bài cụ thể có thể khiến người học lúng túng trước các dạng đề cũng như mất thời gian để làm quen với dạng đề. Việc này có thể khiến người học mất thêm thời gian để tìm hiểu dạng bài cũng như tìm ra cách làm bài thi.

Đọc bài văn thành tiếng (Subvocals)

Đọc văn bản thành tiếng là một thói quen phổ biến của người học, là hành động “nói” ra những từ chúng ta đang đọc nhằm mục đích hiểu những gì chúng ta đang đọc và lưu trữ các từ ngữ đó vào bộ nhớ ngắn hạn. Tuy nhiên việc đọc từng chữ trong bài đọc dễ khiến thí sinh mất tập trung, từ đó khó nắm được ý chính của bài cũng như khiến người đọc bị đọc chậm lại và gặp khó khăn khi cải thiện tốc độ đọc của bản thân. Sở dĩ khi đọc bài văn thành tiếng, người học có thể đọc toàn bộ nội dung thay vì tập trung vào những từ ngữ quan trọng, và dễ dàng bị phân tán sự tập trung vào những từ vựng không cần thiết. Bên cạnh đó, khi tập trung đọc văn bản thành tiếng, người đọc sẽ tốn thêm thời gian để chú ý vào những từ ngữ mới hoặc cách phát âm sao cho đúng. Khi người đọc nói những từ họ đang đọc ra, họ thường có xu hướng tập trung vào “nghe” những từ ngữ đó trước thay vì hiểu nghĩa của những từ đó, dẫn đến việc họ thường cần đọc lại văn bản để hiểu và tốn thêm nhiều thời gian làm bài hơn. 

Đọc từng chữ (Word by word)

Thực chất, việc đọc từng chữ một trong câu văn sẽ khiến người đọc bị chậm lại trong việc xử lý ý tưởng và nắm bắt ý nghĩa của toàn bộ câu văn. Bởi khi chúng ta đọc, đôi mắt của chúng ta sẽ hay dừng lại trên trên từng từ, việc này làm chậm tốc độ đọc và ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu văn bản của người học. Thay vì đọc từng từ, hiểu bối cảnh của đoạn văn và nắm bắt nội dung chính trong bài là việc quan trọng hơn. Bằng cách hình dung được bối cảnh trong bài đọc, người học có thể biết những loại từ; từ khoá; thông tin nào nên chú ý đến nhiều hơn.

Không xác định mục đích đọc bài

Trong thời gian làm bài thi IELTS Reading với lượng thời gian quy định, nếu thí sinh không cân nhắc trước về việc mình đọc bài và tìm câu trả lời cho nội dung gì hoặc tìm ở đâu sẽ dễ dẫn đến việc làm chậm tốc độ đọc cũng như tốc độ tiếp thu bài đọc vì thí sinh có thể mất thêm thời gian để đọc lại cả bài nhằm xác định vị trí câu trả lời hoặc tìm ra đáp án cho các câu hỏi ở cuối bài.

Đọc hết nội dung toàn bộ bài đọc trước khi đọc câu hỏi

Việc đọc câu hỏi trước sẽ giúp thí sinh có cái nhìn tổng quan về nội dung bài đọc cũng như dễ dàng nắm bắt vị trí câu trả lời tương ứng với câu hỏi đó, vì vậy nếu người học đọc nội dung toàn bộ bài đọc trước sẽ dễ dẫn đến tình trạng người học có thể quên vị trí nội dung và từ khoá cho câu hỏi ở cuối bài, người học sẽ mất thêm thời gian để tìm và đọc lại đoạn văn. 

Ngoài ra, người đọc có thể đọc thêm về các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tốc độ làm bài đọc thông qua bài viết Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ làm bài IELTS Reading.

image-altCác phương pháp Speed Reading nhằm tăng tốc độ đọc hiểu trong bài thi IELTS Reading 

Trước khi tìm hiểu và thực hiện các phương pháp nhằm tăng tốc độ đọc hiểu trong bài thi IELTS Reading, người học có thể đo lường xem hiện tại tốc độ đọc của bản thân đang là bao nhiêu từ/phút để sau đó có thể áp dụng các phương pháp nhằm tăng tốc độ đọc một cách hiệu quả trong bài thi IELTS Reading và so sánh xem tốc độ sau đó có cải thiện nhiều so với tốc độ đọc trung bình trước khi áp dụng các biện pháp không. 

  • Đối với bài thi IELTS Reading trên máy tính, người học có thể sao chép nội dung văn bản sang một file Google Docs, rồi thực hiện nhấn tổ hợp Ctrl + Shift + C, màn hình trên máy tính sẽ hiện ra bảng “Word Count” và tổng lượng từ “Words” hiện có trong file Google Docs này (như hình minh hoạ bên dưới), từ đó người học có thể tính ra số từ mình đã đọc được tương ứng với thời gian đọc (người học bấm giờ song song với quá trình đọc).

image-alt

Ngoài ra, người học còn có thể kiểm tra tốc độ đọc của mình thông qua trang web Speed Reading Test Online. (Hướng dẫn: người học nhấn vào nút “Start” và bắt đầu đọc, khi đó trang web sẽ tự động tính giờ. Lưu ý không cố gắng tăng tốc độ đọc để tránh việc kết quả hiển thị sai lệch với tốc độ hiện tại của người học. Sau khi đọc xong, người học nhấn nút “Stop”, trang web sẽ tự động dừng bộ đếm thời gian và hiển thị tốc độ đọc của người học bên dưới bài đọc; người học kéo chuột xuống phía dưới để kiểm tra tại ô “You read at _____ words per minute”; ngoài ra trang web còn có bảng kết quả tốc độ điển hình “Typical reading result”, người học có thể tham khảo và đối chiếu với kết quả của mình để rút ra kết luận về khả năng đọc hiện tại của bản thân.)

  • Đối với bài thi IELTS Reading trên giấy, người học có thể đếm số từ trên 1 dòng văn và nhân với số dòng mà văn bản có để ra được khoảng lượng từ mà chúng ta đã đọc. Tuy nhiên, việc vận dụng hiệu quả những phương pháp nhằm tăng tốc độ đọc hiểu trong bài thi IELTS Reading cũng cần sự tập trung và luyện tập nhiều lần, vì vậy người học hãy luyện tập nhiều lần và thực hiện lặp đi lặp lại để quá trình này trở nên nhuần nhuyễn và hiệu quả.

Sử dụng phương pháp Skimming (đọc lướt)

Phương pháp Skimming - hay còn gọi là phương pháp đọc lướt, là hành động đọc nội dung một cách nhanh chóng để tìm ra ý chính nhằm mục đích hiểu được nội dung tổng quan của bài đọc. Trong cuốn “The Official Cambridge Guide to IELTS” (2014), cuốn sách gợi ý tốc độ Skimming khi đọc được cho là 200 chữ/phút. Đây được coi là một phương pháp hữu ích giúp người học nắm bắt các từ khoá trong bài đọc, từ đó người học có thể rút ra ý nghĩa chung của bài đọc, đồng thời hiểu ý nghĩa xuyên suốt của bài, giúp quá trình đọc hiểu diễn ra nhanh chóng hơn.

Cụ thể, các bước thực hiện phương pháp Skimming nói chung như sau:

  • Đọc lướt mục lục hoặc phần giới thiệu (phần chữ nghiêng/chữ nhỏ nằm ngay dưới tiêu đề bài đọc): thường các bài đọc sẽ đưa ra một phần tổng quát ở đầu bài, người học có thể đọc lướt phần này nhằm để nắm được nội dung chính của bài

  • Đọc tiêu đề (nếu có): tiêu đề thường sẽ là nội dung tổng quát nhất của văn bản

  • Đọc toàn diện đoạn văn đầu và đoạn văn cuối: đây có thể là hai đoạn văn dẫn dắt và kết luận lại cho người đọc vấn đề của bài đọc, người đọc có thể thu được nội dung tổng quan của văn bản

  • Đọc câu mở đầu và câu cuối cùng của từng đoạn văn sau; đọc lướt phần còn lại của đoạn để nắm bắt ý chính: thông thường, câu mở đầu sẽ chứa ý chính của toàn đoạn. Bên cạnh đó, người học có thể đọc lướt phần còn lại của văn bản bằng cách chú ý vào những các keywords, content words, các từ được in đậm,...

image-alt

Ví dụ, nội dung chính của những đoạn văn dưới đây được tóm tắt bằng cách sử dụng phương pháp Skimming theo các bước nêu trên như sau (phần in nghiêng): 

  1. There are now over 700 million motor vehicles in the world - and the number is rising by more than 40 million each year. The average distance driven by car users is growing too - from 8km a day per person in western Europe in 1965 to 25 km a day in 1995. This dependence on motor vehicles has given rise to major problems, including environmental pollution, depletion of oil resources, traffic congestion and safety. 

  2. While emissions from new cars are far less harmful than they used to be, city streets and motorways are becoming more crowded than ever, often with older trucks, buses and taxis which emit excessive levels of smoke and fumes. This concentration of vehicles makes air quality in urban areas unpleasant and sometimes dangerous to breathe. Even Moscow has joined the list of capitals afflicted by congestion and traffic fumes. In Mexico City, vehicle pollution is a major health hazard. 

  3. Until a hundred years ago, most journeys were in the 20km range, the distance conveniently accessible by horse. Heavy freight could only be carried by water or rail. The invention of the motor vehicle brought personal mobility to the masses and made rapid freight delivery possible over a much wider area. In the United Kingdom, about 90 percent of inland freight is carried by road. The world cannot revert to the horse-drawn wagon. Can it avoid being locked into congested and polluting ways of transporting people and goods? 

  4. In Europe, most cities are still designed for the old modes of transport. Adaptation to the motor car has involved adding ring roads, one-way systems and parking lots. In the United States, more land is assigned to car use than to housing. Urban sprawl means that life without a car is next to impossible. Mass use of motor vehicles has also killed or injured millions of people. Other social effects have been blamed on the car such as alienation and aggressive human behavior. 

  5. A 1993 study by the European Federation for Transport and Environment found that car transport is seven times as costly as rail travel in terms of the external social costs it entails - congestion, accidents, pollution, loss of cropland and natural habitats, depletion of oil resources, and so on. Yet cars easily surpass trains or buses as a flexible and convenient mode of personal transport. It is unrealistic to expect people to give up private cars in favor of mass transit. 

  6. Technical solutions can reduce the pollution problem and increase the fuelled efficiency of engines. But fuel consumption and exhaust emissions depend on which cars are preferred by customers and how they are driven. Many people buy larger cars than they need for daily purposes or waste fuel by driving aggressively. Besides, global car use is increasing at a faster rate than the improvement in emissions and fuel efficiency which technology is now making possible. 

  7. Some argue that the only long-term solution is to design cities and neighborhoods so that car journeys are not necessary - all essential services being located within walking distance or easily accessible by public transport. Not only would this save energy and cut carbon dioxide emissions, it would also enhance the quality of community life, putting the emphasis on people instead of cars. Good local governments are already bringing this about in some places. But few democratic communities are blessed with the vision – and the capital – to make such profound changes in modern lifestyles. 

  8. A more likely scenario seems to be a combination of mass transit systems for travel into and around cities, with small "low emission" cars for urban use and larger hybrid or lean burn cars for use elsewhere. Electronically tolled highways might be used to ensure that drivers pay charges geared to actual road use. Better integration of transport systems is also highly desirable - and made more feasible by modern computers. But these are solutions for countries which can afford them. In most developing countries, old cars and old technologies continue to predominate.

Trong bài thi IELTS Reading, khi người học phải đối diện với việc tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong khoảng thời gian quy định, phương pháp này sẽ giúp người học tiết kiệm thời gian làm bài bằng việc xác định được những thông tin chính thay vì đọc dàn trải tất cả các nội dung. Không những vậy, khi đã nắm được những ý chính trong văn bản, việc có một cái nhìn tổng quát như vậy sẽ giúp ích cho người học trong việc xác định vị trí thông tin khi người học quay lại đọc văn bản để tìm câu trả lời cho câu hỏi cuối bài thi. Cùng với đó, người học có thể xác định xem có nên nghiên cứu sâu vào đọc hiểu những đoạn không cần thiết trong bài không sau khi áp dụng phương pháp Skimming nhằm tối ưu hoá thời gian làm bài thi.

Sử dụng phương pháp Scanning (đọc lướt)

Phương pháp Scanning - hay còn gọi là phương pháp đọc dò nhằm giúp người học tìm kiếm thật nhanh các từ khoá cụ thể trong bài mà không cần đọc toàn bộ bài. Trong bài thi IELTS Reading, mục đích của phương pháp Scanning là giúp cho người đọc tiết kiệm thời gian vì chỉ tập trung tìm những thông tin thực sự cần thiết để có thể trả lời các câu hỏi cụ thể trong bài viết. Người đọc nên sử dụng kỹ thuật Scanning khi mục đích là tìm kiếm dữ liệu cụ thể để trả lời câu hỏi thay vì tập trung hiểu ý nghĩa của bài. 

Phương pháp Scanning dựa trên 2 yếu tố: cách đọc và nội dung tìm kiếm. Đối với yếu tố cách đọc, phương pháp Scanning yêu cầu người đọc chỉ tìm kiếm một cách nhanh chóng và đọc những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi cuối bài mà không cần phải đọc toàn bộ thông tin trong bài. Yếu tố này đòi hỏi người đọc phải nhận diện được thông tin cần thiết và loại bỏ thông tin thừa. Đối với yếu tố nội dung tìm kiếm, người đọc cần đọc các nội dung liên quan tới câu hỏi và xác định những từ khoá cần thiết để trả lời được câu hỏi của bài.

Ví dụ trong câu: “Who scientist made a claim that a balloon could only be used in a limited frequency or time?” Từ khoá quan trọng ở câu hỏi này là “ Who scientist”, “balloon”, “used”, “limited frequency” vì trọng tâm của câu hỏi là nhà khoa học nào tuyên bố rằng một quả bóng bay chỉ có thể được sử dụng trong một tần suất hoặc thời gian hạn chế. Căn cứ vào bốn từ khoá trên, người đọc sẽ chỉ tìm đọc những thông tin liên quan tới nhà khoa học đã tuyên bố về việc sử dụng quả bóng bay trong bài đọc mà không cần phải đọc toàn bộ bài.

Cụ thể, quy trình phương pháp Scanning như sau: 

  • Bước 1: Đọc câu hỏi và xác định từ khoá cần tìm

  • Bước 2: Phân loại các từ khoá đã xác định tại bước 1 nhằm giúp người đọc ưu tiên thứ tự tìm kiếm thông tin và xác định vị trí thông tin cần tìm một cách nhanh hơn

  • Bước 3: Ghi nhớ các từ khoá đã xác định trong câu hỏi, đọc dò (Scanning) văn bản để tìm từ khoá

Áp dụng phương pháp Scanning vào câu hỏi và đoạn văn dưới đây: 

image-alt

image-alt

Người học có thể tham khảo thêm ví dụ và bài tập về việc ứng dụng các bước Scanning vào bài thi IELTS Reading tại Scanning là gì và các yếu tố để Scanning hiệu quả.

Sử dụng phương pháp Chunking 

Với mục đích nghiên cứu và cải thiện khả năng đọc hiểu của người đọc, phương pháp Chunking đã được xác định và được sử dụng trong các thí nghiệm của các nhà nghiên cứu khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Casteel (1988), Chunking là một kỹ thuật để chia câu thành các cụm từ ngắn có liên quan bao gồm ba đến năm từ (Casteel, 1988). Theo Malamed (2012), Chunking có nghĩa là đoạn đọc được chia thành các phần nhỏ hơn, do đó não có thể hấp thụ và xử lý thông tin một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, Smith (1982) coi Chunking là một cách hữu ích để giúp thông tin được đặt trong bộ nhớ ngắn hạn. Như vậy, phương pháp Chunking được định nghĩa là hành động chia tách câu văn thành những thành phần cú pháp nhỏ dựa trên các đặc điểm ngữ pháp nhằm giảm thiểu việc người học bị phân tán bởi độ dài của câu bằng cách giúp người học bắt đầu hiểu những cụm từ nhỏ trong câu văn trước, sau đó lắp ghép các nội dung hoàn chỉnh để hiểu được ý chính của câu. 

Để ứng dụng phương pháp Chunking vào bài đọc IELTS Reading, người học cần nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản trong tiếng Anh: bao gồm Subject (Chủ ngữ) + Verb (Động từ) + Object (Tân ngữ) + Subordinate Clause (Mệnh đề bổ ngữ). Về cơ bản, trong số 4 thành phần trên, thành phần Chủ ngữ và Động từ là hai thành phần bắt buộc trong câu, ngoài ra Tân ngữ và Mệnh đề bổ ngữ là hai thành phần không bắt buộc. Sau khi nắm được cấu trúc cơ bản như trên, người học có thể áp dụng phương pháp Chunking vào việc đọc hiểu đoạn văn. Các bước trong phương pháp Chunking khi đọc câu văn như sau: 

  • Bước 1: Người học xác định những thành phần chính trong câu, bao gồm chủ ngữ, động từ, tân ngữ và mệnh đề bổ ngữ

  • Bước 2: Phân tích những thành phần đó thành những cụm từ nhỏ hơn, bao gồm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ hoặc cụm trạng từ (nếu có)

  • Bước 3: Đọc hiểu và phân tích từng cụm từ đã phân tách tại bước 2

  • Bước 4: Lắp ráp các cụm từ đã phân tách ở trên lại thành câu hoàn chỉnh để hiểu ý nghĩa của cả câu

Ví dụ: Người học có thể tham khảo ví dụ tại Ứng dụng kỹ thuật Chunking trong IELTS Reading.

Phương pháp đọc mở rộng (extensive reading)

Extensive Reading hay Read extensively (đọc mở rộng) - là phương pháp đọc nhanh và thường xuyên các văn bản của ngôn ngữ khác về nhiều chủ đề và thể loại khác nhau nhằm tăng khả năng đọc hiểu của ngôn ngữ này. Những tài liệu được lựa chọn nên là những tài liệu khiến người đọc cảm thấy hứng thú và dễ hiểu khi đọc nó, không mang tính chất như bài kiểm tra và thường có độ khó tương đương hoặc thấp hơn so với trình độ người đọc, nhằm mục đích chính là giải trí. Hiểu một cách đơn giản, phương pháp đọc mở rộng là quá trình đọc nhiều nhất có thể và bỏ qua những yếu tố nhỏ trong quá trình đọc như cấu trúc câu, nghĩa của một số từ vựng không quan trọng trong bài đọc. Khi luyện tập phương pháp này, người học có thể cải thiện vốn từ vựng thông qua việc đọc từ mới và gặp lại từ đó nhiều lần trong những bối cảnh khác nhau, nhằm hiểu rõ nghĩa của từ trong những bối cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, bằng cách đọc sách tiếng Anh theo sở thích hoặc chủ đề mà người học quan tâm, người học sẽ có hứng thú học cũng như cải thiện được kiến thức và kỹ năng đọc nhanh trong bài thi IELTS Reading. Người học có thể tham khảo một số nguồn tài liệu tiếng Anh phù hợp cho việc luyện tập phương pháp đọc mở rộng tại đây.

Đọc theo nhóm từ

Đọc theo nhóm từ là phương pháp người học đọc 1 cụm chữ/từ một lúc khi tiếp cận câu văn, không chỉ đọc 1 chữ mỗi lần đọc. Đối với phương pháp này, người học có thể đọc 2-3 từ/lần, tốc độ đọc của người học sẽ được cải thiện hơn rất nhiều (tốc độ trung bình có thể tăng lên 360 từ/phút). Ví dụ với cụm từ “Statue of Liberty”, người học sẽ thường có thói quen đọc từng chữ riêng lẻ “Statue/of/Liberty”, thay vào đó, khi sử dụng phương pháp đọc theo nhóm từ, người học nên đọc cả cụm gồm 3 từ. Ví dụ trong câu dài hơn “When you read word for word, it really slows down your reading”, người học có thể đọc cụm từ dài hơn khoảng 5-6 từ “When you read word for word/it really slows down your reading”.

image-alt

Khi người học luyện tập nhiều và cố gắng đọc các từ thành cụm từ (có liên quan hoặc đầy đủ nghĩa), điều này sẽ giúp người học cải thiện kỹ năng đọc nhanh cũng như tiết kiệm thời gian đọc nhiều hơn ban đầu. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp người học cải thiện vốn ngữ pháp và từ vựng vì khi người học quen với phương pháp này, người học sẽ dễ nhận ra các từ hoặc cụm từ thường xuất hiện cùng nhau.

Kỹ năng nhận thức keywords (từ khoá)

Keywords là những từ khoá trong câu văn mang nội dung chính của câu, thường là các Nouns (Danh từ), Verbs (Động từ), Adjective (Tính từ). Việc tập trung đọc keywords (người đọc có thể đánh dấu bằng cách khoanh tròn hoặc gạch chân lại ngay khi đọc) sẽ giúp người đọc nắm được ý nghĩa của câu và dễ dàng kiểm tra lại và đối chiếu với khi cần tìm câu trả lời cho câu hỏi phía dưới bài đọc. Sau một thời gian luyện tập, người học sẽ nhanh chóng lọc ra được những từ khoá mang nội dung chính trong câu dù chỉ đọc lướt một số từ.

Ví dụ trong câu: “ “The invention of the motor vehicle brought personal mobility to the masses and made rapid freight delivery possible over a much wider area.” Từ “invention” đóng vai trò chủ ngữ - danh từ nhằm chỉ việc phát minh ra “motor vehicle” (danh từ: các phương tiện xe cơ giới) đã “brought” (động từ: đã đem lại) “personal mobility” (danh từ: sự di chuyển cá nhân) và đã khiến “made” (động từ) việc “freight delivery” (danh từ: sự vận chuyển hàng hoá) trở nên “rapid” (tính từ: nhanh).

image-alt

Không cần đọc hết tất cả các từ trong bài văn

Khi làm bài thi trong khoảng thời gian giới hạn, việc loại bỏ một số từ không cần thiết trong bài (những từ ngữ có thể bỏ qua mà vẫn suy ra được ý nghĩa của câu) sẽ giúp người đọc tiết kiệm thời gian đọc mà vẫn nắm được ý chính của đoạn. Những từ ngữ này chỉ được thêm vào câu với mục đích làm cho việc diễn đạt câu thêm phong phú. 

Ví dụ trong câu: “The invention of the motor vehicle brought personal mobility to the masses and made rapid freight delivery possible over a much wider area.” Với việc chỉ đọc và hiểu các từ ngữ được in nghiêng “invention”, “motor vehicle”, “personal mobility”, “rapid freight delivery” cũng có thể giúp người đọc nắm bắt ý chính của câu là sự phát minh các phương tiện xe cơ giới đem lại lợi ích cho việc di chuyển cá nhân và vận chuyển hàng hoá nhanh chóng.

Sử dụng tay hoặc bút để dẫn dắt chuyển động mắt (guide the eyes movement) khi đọc và ghi nhớ các từ khoá

Nhằm loại bỏ thói quen đọc thành tiếng các từ trong đoạn văn (subvocals) và tăng khả năng nhận diện và lưu ý những keywords (từ khoá) trong bài, người học có thể di chuyển mắt mắt theo chuyển động đánh dấu của tay hoặc 1 cây bút trên đoạn văn mà mình đang đọc. Phương pháp này là một phương pháp đơn giản mà người học có thể ứng dụng ngay nhằm cải thiện tốc độ đọc hiểu khi làm bài thi IELTS Reading. Thông thường khi đọc, nếu như người học không kiểm soát được mình đang đọc đến đâu thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng Visual Regression (Hồi quy trực quan) - chuyển động mắt khi đọc câu văn sẽ quay trở lại đọc những từ đã đọc trước đó khi không kiểm soát được nội dung đọc, điều này gây tốn thêm thời gian đọc bài.

Cách thực hiện phương pháp trên như sau: người học đặt ngón tay chính giữa tờ giấy, khi mắt bắt đầu đọc thì ngón tay sẽ di chuyển đến khu vực đang đọc, tuy nhiên không dừng lại trước từ mới hoặc những câu văn khó hiểu nhằm tránh tốn thời gian tập trung vào những từ này. Hãy dừng lại khi thấy keywords hoặc tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi cuối bài, như vậy chuyển động mắt sẽ cố gắng di chuyển nhanh hơn để kịp với tốc độ di chuyển của ngón tay.

Củng cố vốn từ vựng

Nội dung của bài thi IELTS Reading có thể đề cập đến chủ đề bất kì và trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau, người học có thể không thông thạo hoặc chưa từng quan tâm đến lĩnh vực đó. Vì vậy, việc trau dồi từ vựng phong phú sẽ trở thành lợi thế khi người học có thể hiểu đề thi rõ ràng và lựa chọn ra thông tin hữu ích cho câu trả lời. Để có thể học từ vựng IELTS một cách dễ nhớ và đơn giản, người học có thể tham khảo thêm tại Bí quyết học từ vựng IELTS siêu đơn giản và dễ nhớ nhất.

Luyện tập và cải thiện các kỹ năng Speed Reading (đọc nhanh)

Thông thường, người học thường có suy nghĩ “đọc chậm” để chắc chắn và nắm bắt kỹ hơn về nội dung mình đang đọc, tuy nhiên đây không hẳn là phương pháp tối ưu. Nghiên cứu về Speed Reading của đại học Wolfson cho thấy, tốc độ đọc càng nhanh thì bộ não càng tập trung và phản ứng nhanh hơn, giúp việc đọc hiểu trong bài thi IELTS Reading tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn so với tốc độ đọc chậm. Việc luyện tập và cải thiện kỹ năng đọc nhanh không chỉ tăng số lượng từ đọc được trong một khoảng thời gian nhất định mà còn giúp người đọc nhớ được lượng lớn thông tin sau khi đọc. 

Vì vậy, việc cải thiện tốc độ đọc nhanh là cần thiết giúp thí sinh lọc ra những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng hơn, cải thiện khả năng đọc hiểu và tiết kiệm thời gian đọc bài. Người học có thể tìm hiểu thêm về Speed Reading và các ứng dụng của phương pháp này nhằm vận dụng vào bài thi IELTS Reading thông qua bài viết Speed Reading là gì? Cách ứng dụng trong IELTS Reading hiệu quả hoặc Các phương pháp tăng tốc độ đọc nhanh trong IELTS Reading.

Bài tập vận dụng

Bài tập sử dụng phương pháp Skimming; Scanning; Đọc theo nhóm từ; Kỹ năng nhận diện keywords

What is exploration?

We are all explorers. Our desire to discover, and then share that newfound knowledge, is part of what makes us human – indeed, this has played an important part in our success as a species. Long before the first caveman slumped down beside the fire and grunted news that there was plenty of wildebeest over yonder, our ancestors had learned the value of sending out scouts to investigate the unknown. This questing nature of ours undoubtedly helped our species spread around the globe, just as it nowadays no doubt helps the last nomadic Penan maintain their existence in the depleted forests of Borneo, and a visitor negotiates the subways of New York.

Over the years, we"ve come to think of explorers as a peculiar breed – different from the rest of us, different from those of us who are mere "well-traveled", even; and perhaps there is a type of person more suited to seeking out the new, a type of caveman more inclined to risk venturing out. That, however, doesn't take away from the fact that we all have this enquiring instinct, even today; and that in all sorts of professions – whether artist, marine biologist or astronomer – borders of the unknown are being tested each day.

Thomas Hardy sets some of his novels in Egdon Heath, a fictional area of uncultivated land, and used the landscape to suggest the desires and fears of his characters. He is delving into matters we all recognize because they are common to humanity. This is surely an act of exploration, and into a world as remote as the author chooses. Explorer and travel writer Peter Fleming talks of the moment when the explorer returns to the existence he has left behind with his loved ones. The traveler “who has for weeks or months seen himself only as a puny and irrelevant alien crawling laboriously over a country in which he has no roots and no background, suddenly encounters his other self, a relatively solid figure, with a place in the minds of certain people”.

In this book about the exploration of the earth"s surface, I have confined myself to those whose travels were real and who also aimed at more than personal discovery. But that still left me with another problem: the word "explorer" has become associated with a past era. We think back to a golden age as if exploration peaked somehow in the 19th century – as if the process of discovery is now on the decline, though the truth is that we have named only one and a half million of this planet"s species, and there may be more than 10 million – and that"s not including bacteria. We have studied only 5 percent of the species we know. We have scarcely mapped the ocean floors, and know even less about ourselves; we fully understand the workings of only 10 percent of our brains.

Here is how some of today"s "explorers" define the word. Ran Fiennes, dubbed the "greatest living explorer", said, "An explorer is someone who has done something that no human has done before – and also done something scientifically useful." Chris Bonington, a leading mountaineer, felt exploration was to be found in the act of physically touching the unknown: "You have to have gone somewhere new." Then Robin Hanbury-Tenison, a campaigner on behalf of remote so-called "tribal" peoples, said, "A traveler simply records information about some far-off world, and reports back; but an explorer changes the world." Wilfred Thesiger, who crossed Arabia"s Empty Quarter in 1946, and belongs to an era of unmechanized travel now lost to the rest of us, told me, "If I"d gone across by camel when I could have gone by car, it would have been a stunt." To him, exploration meant bringing back information from a remote place regardless of any great self-discovery.

Each definition is slightly different – and tends to reflect the field of endeavor of each pioneer. It was the same whoever I asked: the prominent historian would say exploration was a thing of the past, the cutting-edge scientist would say it was of the present. And so on. They each set their own particular criteria; the common factor in their approach being that they all had, unlike many of us who simply enjoy travel or discovering new things, both a very definite objective from the outset and also a desire to record their findings.

I"d best declare my own bias. As a writer, I"m interested in the exploration of ideas. I"ve done a great many expeditions and each one was unique. I"ve lived for months alone with isolated groups of people all around the world, even two "uncontacted tribes". But none of these things is of the slightest interest to anyone unless, through my books, I"ve found a new slant, explored a new idea. Why? Because the world has moved on. The time has long passed for the great continental voyages – another walk to the poles, another crossing of the Empty Quarter. We know how the land surface of our planet lies; exploration of it is now down to the details – the habits of microbes, say, or the grazing behavior of buffalo. Aside from the deep sea and deep underground, it"s the era of specialists. However, this is to disregard the role the human mind has in conveying remote places; and this is what interests me: how a fresh interpretation, even of a well-traveled route, can give its readers new insights.

(Trích từ IELTS Cambridge 15 - Test 1 - Passage 3)

Câu hỏi: Chọn đáp án đúng trong các đáp án A, B, C hoặc D

The writer refers to visitors to New York to illustrate the point that

  1. exploration is an intrinsic element of being human.

  2. most people are enthusiastic about exploring.

  3. exploration can lead to surprising results.

  4. most people find exploration daunting.

Cách làm bài và đáp án:

Bước 1: Dựa vào phương pháp Skimming đã được hướng dẫn ở trên, người đọc chú ý vào những phần sau

  • Tiêu đề chính: “What is exploration?” → Sự thám hiểm là gì?

  • Đoạn văn đầu: Kết hợp với kỹ thuật Đọc theo nhóm từ

→ Câu chủ đề: We are all explorers

→ Các câu phát triển: Our desire to discover,// and then share that newfound knowledge,// is part of what makes us human// – indeed, this has played an important part// in our success as a species. Long before the first caveman slumped down beside the fire// and grunted news that there was plenty of wildebeest over yonder,// our ancestors had learned the value of sending out scouts// to investigate the unknown. This questing nature of ours undoubtedly// helped our species spread around the globe, just as it nowadays no doubt helps the last nomadic Penan// maintain their existence in the depleted forests of Borneo,// and a visitor negotiates the subways of New York.

→ Nội dung chính của đoạn 1: Sự thám hiểm là bản chất của con người

Đoạn văn thứ 2: Làm tương tự đoạn để tìm ra nội dung chính

→ Câu chủ đề: Over the years,// we"ve come to think of explorers as a peculiar breed// different from the rest of us,// different from those of us// who are mere "well-traveled",// even; and perhaps there is a type of person// more suited to seeking out the new,// a type of caveman more inclined to risk venturing out. 

→ Các câu phát triển: That, however, doesn't take away from the fact that// we all have this enquiring instinct,// even today; and that in all sorts of professions// – whether artist, marine biologist or astronomer –// borders of the unknown are being tested each day.

→ Nội dung chính của đoạn 2: Tất cả mọi người trong chúng ta đều có bản năng thám hiểm

Bước 2: Phân tích câu hỏi, tìm từ khoá chính

The writer refers to visitors to New York to illustrate the point that

→  thông tin về việc diễn giả đề cập đến du khách đến New York → thông tin nằm trong đoạn 1

Bước 3: Scan từ khoá cần tìm trong đoạn văn 1 bằng kỹ thuật di chuyển mắt theo hướng từ dưới lên và từ phải qua trái

Bước 4: Đọc lại 1 cách chi tiết, phân tích và lựa chọn đáp án đúng

  1. exploration is an intrinsic element of being human.

→  intrinsic element of being human = desire to discover = desire for exploration, part of what makes us human 

  1. most people are enthusiastic about exploring.

  2. exploration can lead to surprising results

  3. most people find exploration daunting. 

→  Cả 3 đáp án B, C, D đều không được đề cập trong đoạn 1

→  Đáp án A là đáp án đúng

Bài tập sử dụng phương pháp Chunking

Câu hỏi: Dịch nghĩa câu văn dưới đây sử dung phương pháp Chunking 

Some argue that the only long-term solution is to design cities and neighborhoods so that car journeys are not necessary - all essential services being located within walking distance or easily accessible by public transport. 

Cách làm bài và đáp án

Bước 1: Xác định 4 thành phần của câu, bao gồm Chủ ngữ, Động từ, Tân ngữ (nếu có) và mệnh đề bổ ngữ (nếu có

  • Chủ ngữ: Some

  • Động từ: ague

  • Tân ngữ:  that the only long-term solution is to design cities and neighborhoods so that car journeys are not necessary - all essential services being located within walking distance or easily accessible by public transport. 

Bước 2: Phân tích 4 thành phần chính phía trên thành những cụm từ nhỏ hơn, bao gồm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ hoặc cụm trạng từ. (Thành phần chủ ngữ và động từ chỉ bao gồm những từ riêng lẻ, vì vậy người học không cần phân tách nhỏ hơn)

  • Cụm danh từ số 1:  that the only long-term solution is to design cities and neighborhoods 

→ “the only long-term solution” là danh từ chính, “is to” là động từ chỉ mục đích”, “cities and neighborhoods” là danh từ bổ ngữ cho động từ chính

  • Cụm danh từ số 2:  car journeys are not necessary 

→ “car journey” là danh từ chính, “are not” là động từ, “necessary” là tính từ

  • Cụm danh từ số 3:  all essential services being located within walking distance or easily accessible by public transport. 

→ “all essential services” là danh từ chính, “being located” là động từ, “within walking distance or easily accessible by public transport” là mệnh đề bổ ngữ

Bước 3: Đọc hiểu từng cụm từ được phân tách ở bước 2

  • the only long-term solution: một giải pháp dài hạn duy nhất

  • is to: là 

  • cities and neighborhoods: các thành phố và các vùng lân cận

  • car journey: chuyến đi bằng xe hơi

  • are not: không

  • necessary: cần thiết

  • all essential services: tất cả các dịch vụ thiết yếu

  • being located: được đặt tại 

  • within walking distance or easily accessible by public transport: trong phạm vi đi bộ hoặc dễ dàng tiếp cận bằng phương tiện giao thông công cộng

Bước 4: Ráp nghĩa của các cụm từ vào để hiểu nghĩa của cả câu

Một số người cho rằng giải pháp dài hạn duy nhất là thiết kế các thành phố và các vùng lân cận sao cho không cần thiết phải di chuyển bằng ô tô - tất cả các dịch vụ thiết yếu đều nằm trong khoảng cách đi bộ hoặc dễ dàng tiếp cận bằng phương tiện công cộng.

Tổng kết

Trong bài viết trên tác giả đã tổng hợp giúp người học thêm thông tin và kiến thức về Speed Reading cũng như những phương pháp để chinh phục Speed Reading, qua đó giúp người học hiểu hơn về Speed Reading, tránh những lỗi sai thường gặp phải để ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng làm bài. Để chinh phục bài thi IELTS Reading, người học cần nắm chắc các phương pháp nêu trên cũng như luyện tập thật nhiều để đạt kết quả cao nhất. 

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...