Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ làm bài IELTS Reading và cách khắc phục
Khi mới bắt đầu làm quen với bài thi IELTS Reading, chưa kể đến việc xử lý các câu hỏi “mẹo”, dễ gây nhầm lẫn hay đòi hỏi suy luận, nhiều người học đã gặp ngay “cửa ải” về việc làm sao để có thể hoàn thành một bài thi gồm 3 Passage với lượng thông tin tương đối nhiều trong vòng vỏn vẹn chỉ có 60 phút. Nói cách khác, chinh phục tốc độ chính là một trong những bước đầu tiên trên hành trình chinh phục IELTS Reading. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những lý do thường gặp ảnh hưởng đến tốc độ làm bài IELTS Reading và đưa ra hướng khắc phục đối với từng vấn đề, trong đó, bài viết tập trung nhấn mạnh vào phương pháp làm bài song song.
Key takeaways
1. 4 lý do thường gặp ảnh hưởng đến tốc độ làm bài IELTS Reading và hướng khắc phục:
Thiếu từ vựng
Chưa áp dụng hiệu quả 2 kỹ thuật Skimming (đọc lướt) và Scanning (đọc dò)
Chưa nắm rõ các dạng bài và cách xử lý
Lúng túng trong việc xử lý thứ tự làm bài
2. Gợi ý phương pháp xử lý tất cả các dạng bài trong cùng 1 Passage đồng thời cùng lúc, thay vì làm riêng lẻ từng bài từ đó tối ưu thời gian, tăng tốc độ xử lý các câu hỏi.
Một số lý do thường gặp ảnh hưởng đến tốc độ làm bài IELTS Reading và hướng khắc phục
Thiếu vốn từ vựng
Trong một bài IELTS Reading, người học sẽ gặp rất nhiều từ mới, thậm chí là cả từ hiếm gặp. Việc thiếu vốn từ vựng rõ ràng sẽ là một trở ngại lớn khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và tìm kiếm câu trả lời.
Tuy nhiên, học từ vựng cho bài IELTS Reading cũng không giống với việc học từ vựng thông thường, mà cũng cần có chiến thuật phù hợp. Việc “nhồi nhét” tất tần tật những từ mới là một điều bất khả thi, và trên thực tế việc này cũng chưa chắc đã thực sự đem lại hiệu quả trong việc tăng band điểm Reading.
Học từ vựng ở đây, ngoài việc có được một vốn từ cơ bản, thông dụng để có thể hiểu một cách khái quát đoạn văn nói gì, mà ngoài ra, muốn tìm được đáp án cho các câu hỏi, người học phải học từ vựng theo các Synonyms (từ đồng nghĩa), học cách mà đề thi paraphrase thông tin từ đoạn văn trong câu hỏi. Bởi mấu chốt của việc định vị thông tin, đáp án trong đề thi IELTS nằm ở việc thí sinh có phát hiện được cách mà đề thi paraphrase thông tin hay không.
Cách khắc phục
Để có thể học từ vựng như vậy, người học có thể tham khảo Bộ sách Boost Your Vocabulary của tác giả Đinh Thắng - một bộ sách được biên soạn từ vựng theo các bài IELTS Reading Test từ Bộ sách Cambridge. Ở Bộ sách này, tác giả đã biên soạn và chọn lọc các từ vựng cần học và các từ đồng nghĩa của chúng, rất thuận tiện để người học có thể sử dụng để nâng cao vốn từ của mình.
Ngoài ra, trong quá trình ôn luyện, sau khi làm một bài IELTS Reading, người học cũng cần chủ động take note các từ vựng, cách tác giả paraphrase thông tin để định vị đáp án dễ dàng hơn.
Dưới đây là ví dụ về cách take note từ vựng từ các bài test IELTS Reading:
Tham khảo thêm bài viết về cách học từ vựng IELTS: Hypernym là gì và ứng dụng trong việc học từ vựng cho IELTS Reading
Chưa áp dụng hiệu quả 2 kỹ thuật Skimming (đọc lướt) và Scanning (đọc dò)
Skimming là kỹ năng đọc lướt nhanh chóng, để tìm nội dung chính. Trong khi đó, Scanning là kỹ năng đọc lướt nhanh chóng, để tìm chi tiết cụ thể, mà không cần hiểu nội dung bài đọc.
Việc vận dụng tối ưu 2 kỹ năng này là một giải pháp mà bất kỳ người học IELTS nào cũng phải luyện tập để có thể đẩy nhanh tốc độ làm bài của mình. Đối với những trường hợp cần nắm được bao quát thông tin - ý chính của đoạn văn thì Skimming (đọc lướt) sẽ là kỹ thuật nên được áp dụng, còn những lúc cần tìm chi tiết thì Scanning (đọc dò) lại là giải pháp tối ưu.
Chưa nắm rõ các dạng bài và cách xử lý
Bài thi IELTS Reading thường sẽ có 8 dạng bài cơ bản như sau:
Completion/ Gap Filling
Ở dạng này, thí sinh nên xác định loại từ mà chỗ trống cần điền, sau đó sử dụng kỹ thuật Scanning (đọc dò) để nhanh chóng định vị được đáp án phù hợp.
Xem thêm về:
Dạng Multiple Choice (và dạng biến thể: chọn từ 2 đáp án trở lên)
Đối với dạng này, các câu hỏi thường được sắp xếp theo thứ tự được nhắc đến trong bài đọc, do đó khi xác định được vị trí nội dung thông tin ở câu hỏi đầu tiên thì thí sinh cũng có thể dễ dàng xác định được vị trí các câu còn lại. Do đó, về cơ bản, khi làm bài này, thí sinh chủ yếu sẽ mất thời gian trong việc hiểu được hàm ý của nội dung bài đọc và suy luận, cũng như nhận diện được lựa chọn nào là phù hợp và chính xác nhất được đưa ra trong 4 đáp án bằng cách phân biệt được sự khác nhau giữa 4 đáp án, và chọn ra đáp án nào có tất cả các thành phần trong câu tương thích với nội dung bài đọc.
Xem thêm về chi tiết Cách làm dạng bài Multiple Choice
True/False/Not given và Yes/No/Not given
2 dạng này về cơ bản hình thức tương đối giống nhau, và cũng là dạng câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự thông tin được nhắc đến trong bài nên sau khi xác định được keyword thì thí sinh cũng dễ dàng định vị được thông tin trong bài. Tuy nhiên, thí sinh cũng nên nhận biết điểm khác biệt cơ bản giữa True/False/Not given và Yes/No/Not given: nếu ở True/False/Not given, thí sinh hoàn toàn căn cứ theo thông tin trong bài để lựa chọn, thì ở Yes/No/Not given, họ phải suy luận thêm về ý tứ của tác giả mới xác định được đáp án chính xác.
Tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp làm bài 2 dạng này:
Matching Endings
Đây là dạng bài không thường xuất hiện, chủ yếu thí sinh vẫn phải đọc kỹ các câu hỏi, dựa vào từ khóa trong câu hỏi để nối đáp án phù hợp theo nội dung bài đọc.
Đọc thêm: Phương pháp làm bài dạng Matching Sentence Ending
Matching Headings
Matching Information
Đối với hai dạng Matching Headings và Matching Information, thí sinh buộc phải đọc toàn bài để có thể nối được tiêu đề hay thông tin phù hợp với đáp án. Để làm được điều này, Skimming (đọc lướt) là kỹ thuật quan trọng cần được áp dụng để hiểu được ý chính của đoạn văn. Ngoài ra, Để tối ưu thời gian trong quá trình làm hai dạng bài này, thí sinh phải phân biệt được các tiêu đề/thông tin (thông qua việc gạch chân keyword nổi bật), từ đó nối được đáp án phù hợp.
Xem thêm về:
Matching Names/Phrases/Features
Khác với Matching Heading hay Matching Information, dạng Matching Features lại đòi hỏi thí sinh phải áp dụng kỹ thuật Scanning là chủ yếu để có thể đọc dò, định vị thông tin trong bài phù hợp với các đặc điểm, tên,...được đưa ra.
Xem thêm về: Cách làm dạng bài Matching Features trong IELTS Reading
Summary
Dạng Summary có 2 dạng, 1 dạng người ta không cho sẵn các đáp án mà thí sinh phải tự tìm đáp án trong đoạn văn, 1 dạng còn lại (Summary completion with a box) yêu cầu thí sinh “tóm tắt” bài bằng chính những từ đã cho sẵn.
Ở dạng đầu tiên, thí sinh chủ yếu áp dụng kỹ thuật Scanning (đọc dò) để tìm được đáp án phù hợp (cả về ý nghĩa lẫn từ loại - tương tự như dạng Completion)
Còn dạng thứ 2, ngoài việc Scanning, thí sinh còn phải có sự suy luận để tìm đáp án phù hợp với thông tin trong bài.
Xem thêm về:
Lúng túng trong việc xử lý thứ tự làm bài
Ngoài 3 lý do cơ bản phía trên, những người mới bắt đầu cũng thường cảm thấy lúng túng khi phải xử lý nhiều dạng bài, không biết nên làm bài nào trước, bài nào sau, dẫn đến việc không thể hoàn thành bài thi trong 60 phút.
Phần tiếp theo dưới đây của bài viết sẽ gợi ý giải pháp cho vấn đề trên bằng cách gợi ý hướng xử lý các dạng bài của đề thi IELTS Reading theo phương pháp làm bài song song.
Phương pháp làm bài song song
Phương pháp làm bài song song là phương pháp hướng người học xử lý các dạng bài trong cùng 1 Passage đồng thời, cùng lúc thay vì làm riêng lẻ, hoàn thành lần lượt từng dạng, từ đó tối ưu thời gian làm bài, tăng tốc độ xử lý các câu hỏi.
Để hiểu hơn và áp dụng hiệu quả phương pháp này, người học có thể theo dõi các thao tác được mô tả dưới đây và cách áp dụng vào một bài IELTS Reading.
Bước 1: Xác định dạng bài
Dạng câu hỏi sắp xếp theo thứ tự thông tin được nhắc đến trong bài:
Completion/ Gap Filling
Dạng Multiple Choice (và dạng biến thể: chọn từ 2 đáp án trở lên)
True/False/Not given, Yes/No/Not given
Dạng câu hỏi sắp xếp không theo thứ tự thông tin được nhắc đến trong bài:
Matching Names/Phrases/Features
Summary
Thông thường, đối với dạng bài mà câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự thông tin được nhắc đến trong bài là dạng dễ định vị thông tin, đáp án hơn. Việc nắm rõ đặc điểm các dạng bài sẽ là tiền đề để thí sinh có thể linh hoạt tìm kiếm đáp án trong các thao tác sau. Chẳng hạn, đối với dạng Matching Headings và Matching Information là 2 dạng đòi hỏi thí sinh phải đọc toàn bài mới có thể xác định được đáp án. Do đó, khi bắt gặp 2 dạng này trong Passage, thí sinh phải Skimming (đọc lướt) ở tất cả các đoạn trong bài. Hay đối với các dạng mà câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự thông tin được nhắc đến trong bài, thí sinh có thể dễ dàng định vị đáp án lần lượt theo thứ tự.
Bước 2: Đọc câu hỏi và xác định keyword cho tất cả các dạng bài trong 1 passage
Bước này tưởng chừng là điều mà bất kỳ người học nào cũng đều được nghe rất nhiều ngay từ lúc mới bắt đầu làm quen với bài thi IELTS Reading. Tuy nhiên, đọc câu hỏi và xác định keyword như thế nào cho hiệu quả và tránh bị “loãng” thông tin thì không phải ai cũng nắm rõ.
Để làm được như vậy, đối với việc đọc câu hỏi, người học chỉ nên dùng phương pháp Scanning để xác định và ghi nhớ thông tin cần tìm kiếm, dựa vào các keyword (gạch chân để ghi nhớ và dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn sau đó).
Phương pháp xác định keyword:
Trong 1 câu hỏi như vậy chỉ chọn lọc gạch chân 2-5 từ khóa nổi bật nhất. Một keyword hiệu quả là keyword giúp thí sinh phân biệt sự khác nhau giữa các câu hỏi.
Dấu hiệu của keyword đặc biệt, cần phải gạch chân ngay: Danh từ riêng, Con số (Năm, mốc thời gian,...)
Mục đích của thao tác này là để trong quá trình làm bài, người học có thể dễ dàng định vị thông tin cần tìm cần tìm cho câu hỏi, do đó người học không nên dành nhiều thời gian để cố gắng hiểu sâu ý nghĩa câu hỏi.
Đối với những dạng bài mà các câu hỏi thường được sắp xếp theo thứ tự được nhắc đến trong đoạn văn như dạng True/False/Not given hay Yes/No/Not given, dạng Multiple Choice thì việc đọc câu hỏi ở bước 1 càng đơn giản hơn. Chẳng hạn, đối với dạng Multiple Choice, người học chỉ cần gạch chân các keyword ở câu hỏi, không cần đọc kĩ các đáp án ở bước này. Thậm chí, người học có thể gạch chân tập trung ở 1-2 câu đầu tiên ở các dạng này, bởi đây là các dạng mà câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự thông tin trong bài, nên khi định vị được thông tin ở 1-2 câu đầu tiên, người học cũng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin ở những câu tiếp theo trong bài.
Người đọc có thể tham khảo cách tác giả highlight keyword ở ví dụ áp dụng bên dưới.
Bước 3: Đọc đoạn văn lần lượt từ đầu và xử lý các dạng bài song song, cùng lúc
Thao tác này đòi hỏi thí sinh phải sử dụng kỹ thuật Skimming (đọc lướt) để tránh việc tiêu tốn quá nhiều thời gian vào việc cố gắng hiểu tường tận nội dung từng đoạn bởi sẽ có những đoạn văn không chứa thông tin đáp án cần tìm.
Trong quá trình đọc lần lượt các đoạn văn, thí sinh chú ý định vị thông tin dựa theo các keyword đã highlight từ trước và xử lý đồng thời các dạng bài. Tức là: Thay vì làm lần lượt từng bài, thí sinh làm cùng lúc các dạng bài trong cùng 1 Passage, và làm theo thứ tự các đoạn văn để đảm bảo mạch thông tin từ đầu đến cuối. Sau khi đã định vị được phần đoạn văn có chứa thông tin đáp án, đây mới là lúc thí sinh đọc kỹ lại các câu hỏi để xác định được đúng đáp án chính xác.
Để hiểu rõ hơn về phần lý thuyết về các thao tác phía trên, hãy cùng thử áp dụng vào một bài IELTS Reading Test trong Cambridge IELTS 15.
Áp dụng trong Passage 2 - Test 1 - Cam 15
Driverless cars
A
The automotive sector is well used to adapting to automation in manufacturing. The implementation of robotic car manufacture from the 1970s onwards led to significant cost savings and improvements in the reliability and flexibility of vehicle mass production. A new challenge to vehicle production is now on the horizon and, again, it comes from automation. However, this time it is not to do with the manufacturing process, but with the vehicles themselves.
Research projects on vehicle automation are not new. Vehicles with limited self-driving capabilities have been around for more than 50 years, resulting in significant contributions towards driver assistance systems. But since Google announced in 2010 that it had been trialing self-driving cars on the streets of California, progress in this field has quickly gathered pace.
B
There are many reasons why technology is advancing so fast. One frequently cited motive is safety; indeed, research at the UK’s Transport Research Laboratory has demonstrated that more than 90 percent of road collisions involve human error as a contributory factor, and it is the primary cause in the vast majority. Automation may help to reduce the incidence of this.
Another aim is to free the time people spend driving for other purposes. If the vehicle can do some or all of the driving, it may be possible to be productive, to socialise or simply to relax while automation systems have responsibility for safe control of the vehicle. If the vehicle can do the driving, those who are challenged by existing mobility models – such as older or disabled travellers – may be able to enjoy significantly greater travel autonomy.
C
Beyond these direct benefits, we can consider the wider implications for transport and society, and how manufacturing processes might need to respond as a result. At present, the average car spends more than 90 percent of its life parked. Automation means that initiatives for car-sharing become much more viable, particularly in urban areas with significant travel demand. If a significant proportion of the population choose to use shared automated vehicles, mobility demand can be met by far fewer vehicles.
D
The Massachusetts Institute of Technology investigated automated mobility in Singapore, finding that fewer than 30 percent of the vehicles currently used would be required if fully automated car sharing could be implemented. If this is the case, it might mean that we need to manufacture far fewer vehicles to meet demand. However, the number of trips being taken would probably increase, partly because empty vehicles would have to be moved from one customer to the next.
Modeling work by the University of Michigan Transportation Research Institute suggests automated vehicles might reduce vehicle ownership by 43 percent, but that vehicles’ average annual mileage double as a result. As a consequence, each vehicle would be used more intensively, and might need replacing sooner. This faster rate of turnover may mean that vehicle production will not necessarily decrease
E
Automation may prompt other changes in vehicle manufacture. If we move to a model where consumers are tending not to own a single vehicle but to purchase access to a range of vehicles through a mobility provider, drivers will have the freedom to select one that best suits their needs for a particular journey, rather than making a compromise across all their requirements.
Since, for most of the time, most of the seats in most cars are unoccupied, this may boost production of a smaller, more efficient range of vehicles that suit the needs of individuals. Specialised vehicles may then be available for exceptional journeys, such as going on a family camping trip or helping a son or daughter move to university.
F
There are a number of hurdles to overcome in delivering automated vehicles to our roads. These include the technical difficulties in ensuring that the vehicle works reliably in the infinite range of traffic, weather and road situations it might encounter; the regulatory challenges in understanding how liability and enforcement might change when drivers are no longer essential for vehicle operation; and the societal changes that may be required for communities to trust and accept automated vehicles as being a valuable part of the mobility landscape.
G
It’s clear that there are many challenges that need to be addressed but, through robust and targeted research, these can most probably be conquered within the next 10 years. Mobility will change in such potentially significant ways and in association with so many other technological developments, such as telepresence and virtual reality, that it is hard to make concrete predictions about the future. However, one thing is certain: change is coming, and the need to be flexible in response to this will be vital for those involved in manufacturing the vehicles that will deliver future mobility.
Reading Passage 2 has seven paragraphs, A-G.
Which section contains the following information?
14 reference to the amount of time when a car is not in use
15 mention of several advantages of driverless vehicles for individual road-users
16 reference to the opportunity of choosing the most appropriate vehicle for each trip
17 an estimate of how long it will take to overcome a number of problems
18 a suggestion that the use of driverless cars may have no effect on the number of vehicles manufactured
Complete the summary below.
Choose NO MORE THAN TWO WORDS from the passage for each answer.
Write your answers in boxes 19-22 on your answer sheet.
The impact of driverless cars
Figures from the Transport Research Laboratory indicate that most motor accidents are partly due to 19……………………., so the introduction of driverless vehicles will result in greater safety. In addition to the direct benefits of automation, it may bring other advantages. For example, schemes for 20………………………. will be more workable, especially in towns and cities, resulting in fewer cars on the road.
According to the University of Michigan Transportation Research Institute, there could be a 43 percent drop in 21…………………….. of cars. However, this would mean that the yearly 22…………………….. of each car would, on average, be twice as high as it currently is. this would lead to a higher turnover of vehicles, and therefore no reduction in automotive manufacturing.
Choose TWO letters, A-E.
Write the correct letters in boxes 23 and 24 on your answer sheet.
Which TWO benefits of automated vehicles does the writer mention?
A Car travellers could enjoy considerable cost savings.
B It would be easier to find parking spaces in urban areas.
C Travellers could spend journeys doing something other than driving.
D People who find driving physically difficult could travel independently.
E A reduction in the number of cars would mean a reduction in pollution.
Choose TWO letters, A-E.
Write the correct letters in boxes 25 and 26 on your answer sheet.
Which TWO challenges to automated vehicle development does the writer mention?
A making sure the general public has confidence in automated vehicles
B managing the pace of transition from conventional to automated vehicles
C deciding how to compensate professional drivers who become redundant
D setting up the infrastructure to make roads suitable for automated vehicles
E getting automated vehicles to adapt to various different driving conditions
Phân tích:
Bước 1: Đối với Passage trên, ta xác định các dạng bài gồm có:
Bài 1: Dạng Matching Information
Bài 2: Dạng Summary
Bài 3 & 4: Dạng Multiple Choice chọn nhiều đáp án
Bước 2: Đọc câu hỏi và gạch chân keyword cho toàn bài
Ở phần này, dạng bài Matching Information là dạng khó nhất trong việc định vị thông tin, và dạng này sẽ đòi hỏi thí sinh phải đọc lướt toàn bài, không bỏ sót bất kỳ đoạn văn nào để xác định được đáp án. Do đó, thí sinh cần xác định keyword ở tất cả các câu hỏi ở bài này.
Trong khi đó, ở dạng Summary, thí sinh có thể dễ dàng highlight được 2 keyword quan trọng liên quan đến 2 tên riêng là Transport Research Laboratory và University of Michigan Transportation Research, từ đó định vị được vị trí phần thông tin có chứa đáp án trong bài này.
Đối với 2 bài biến thể của Multiple Choice, thí sinh có thể tạm bỏ qua thông tin chi tiết từ các đáp án mà chỉ tập trung gạch chân keyword trong 2 câu hỏi trước, từ đó khoanh vùng được thông tin cần tìm ở đây là lợi ích của xe tự động và thách thức cho sự phát triển của xe tự động.
Bước 3: Lần lượt đọc các đoạn văn và chọn đáp án cho các câu trả lời ở các dạng bài cùng một lúc.
Theo thứ tự, hãy đọc từ trên xuống dưới để vừa nắm được mạch của bài và hiểu một cách bao quát nội dung của Passage. Trong quá trình đọc lần lượt từng đoạn, hãy chú tâm vào các keyword đã gạch chân ở bài Matching Information (bởi đây là dạng khó nhất để định vị thông tin). Song song đó, nếu nhận ra các thông tin có liên quan đến các keyword đã gạch chân ở 3 bài còn lại, thí sinh có thể tiến hành tìm đáp án.
Chẳng hạn, sau khi xác định được đoạn A không có bất kỳ thông tin nào có liên quan đến các đáp án, đến đoạn B, thí sinh nhận thấy có keyword Transport Research - có liên quan đến bài Summary thì có thể chuyển xuống tìm đáp án trong bài này. Đọc ở đoạn B: “research at the UK’s Transport Research Laboratory has demonstrated that more than 90 percent of road collisions involve human error as a contributory factor, and it is the primary cause in the vast majority.”, thí sinh có thể xác định được đáp án của câu 19 là human error.
Đồng thời, trong quá trình đọc thông tin ở đoạn B, thí sinh cũng xác định được đây chính là đoạn có chứa thông tin ở câu 15. mention of several advantages of driverless vehicles for individual road-users (tạm dịch: nhắc đến một vài lợi ích của phương tiện không người lái đối với người sử dụng.) bởi ở đoạn B đã chỉ ra nhiều lý do tại sao công nghệ đang phát triển nhanh. Một động lực phổ biến là sự an toàn. Tự động hóa có thể giúp giảm tai nạn. Mục đích khác là để giải phóng thời gian đi xe để mọi người làm những việc khác.
Cũng trong đoạn B này, thí sinh có thể nhận ra được hai lợi ích của xe tự động:
1 là để giải phóng thời gian đi xe cho những mục đích khác: “Another aim is to free the time people spend driving for other purposes. If the vehicle can do some or all of the driving, it may be possible to be productive, to socialise or simply to relax while automation systems have responsibility for safe control of the vehicle.”
2 là giúp những người cảm thấy khó khăn trong việc lái xe có thể di chuyển được: “If the vehicle can do the driving, those who are challenged by existing mobility models – such as older or disabled travellers – may be able to enjoy significantly greater travel autonomy” (tạm dịch: nếu xe có thể tự lái, những người mà gặp khó khăn với mẫu xe hiện hành như là người già hay người khuyết tật có thể thoải mái trong việc tự di chuyển một mình.)
Đây mới là lúc thí sinh tiến đến đọc kỹ và phân tích, xác định keyword ở các đáp án được đưa ra trong câu số 23 và 24, từ đó chọn được 2 đáp án có thông tin trùng khớp với nội dung được chỉ ra trong đoạn B là đáp án C và D.
Như vậy, chỉ với một đoạn B, thí sinh cùng lúc có thể tìm được đáp án cho nhiều câu hỏi khác nhau. Cùng với một đoạn văn như vậy, nếu thí sinh chọn làm riêng lẻ từng bài, chẳng hạn chọn làm 2 bài Multiple Choice trước tiên, rồi mới làm Summary và cuối cùng mới làm đến bài Matching Information, thì có thể thí sinh phải mất nhiều thời gian “quay đi - trở lại” tìm thông tin ở một đoạn văn, đồng thời cũng dễ lạc lối trong “bẫy” thông tin dàn trải cả bài. Trái lại, việc đọc bài theo 1 chiều từ trên xuống dưới như vậy cũng giúp thí sinh dễ dàng nắm được mạch văn, tránh bỏ sót thông tin quan trọng.
Tương tự, thí sinh có thể song song cùng lúc tìm các đáp án cho các câu hỏi còn lại. Như trong lúc xử lý thông tin ở đoạn C, người học có thể cùng lúc xác định được đáp án cho câu số 20 ở bài Summary và và câu số 14 ở bài Matching Information.
Đáp án tham khảo cho toàn bài:
14 C 15 B 16 E 17 G 18 D
19 HUMAN ERROR
20 CAR(-)SHARING
21 OWNERSHIP
22 MILEAGE
23 C/D 24 C/D
25 A/E 26 A/E
Tổng kết
Như vậy, bài viết đã chỉ ra một số lý do thường gặp ảnh hưởng đến tốc độ làm bài IELTS Reading, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào cách áp dụng phương pháp làm bài song song. Trong suốt quá trình làm bài thi IELTS Reading, người học sẽ có thể bắt gặp rất nhiều Passage mà trong đó, ở một đoạn văn nhỏ có thể chứa nhiều đáp án ở các dạng bài khác nhau. Do đó, để có thể tối ưu thời gian làm bài, thí sinh nên áp dụng phương pháp làm đồng thời - song song các dạng bài cùng lúc để dễ dàng “thâu tóm” thông tin và định vị đáp án dễ dàng hơn.
Lưu ý: Mấu chốt của phương pháp chinh phục tốc độ mà bài viết hướng tới ở đây chính là việc thí sinh phải biết linh hoạt trong việc xử lý các dạng bài cùng một lúc. Để làm được điều này, thí sinh phải nắm rõ đặc điểm của từng dạng bài, dạng nào câu hỏi sẽ sắp xếp theo thứ tự thông tin được đề cập trong bài, dạng nào không, từ đó phân bổ thứ tự làm bài và thời gian sao cho hợp lý như đã đề cập chi tiết ở nội dung chính phía trên.
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Tham khảo thêm về bài viết Tăng tốc độ làm bài IELTS Reading bằng kỹ thuật phán đoán và loại suy
- Chiến lược làm bài IELTS Reading
- Cách làm bài Multiple Choice dạng thông tin tổng quan trong IELTS Reading
- So sánh phương pháp đọc mở rộng và đọc chuyên sâu trong học tiếng Anh – Phần 3
- Kỹ năng bổ trợ IELTS Reading: So sánh phương pháp đọc mở rộng và đọc chuyên sâu trong học tiếng Anh (P.1)
- Chiến lược làm bài IELTS Reading dạng câu hỏi Diagram Labelling (dán nhãn biểu đồ)
- Cách làm dạng bài Yes/No/Not Given trong IELTS Reading
- Ứng dụng phương pháp đầu mối ngữ cảnh cải thiện kỹ năng đọc hiểu – Phần 2
- Ứng dụng Evaluative Thinking trong IELTS Reading với dạng bài True-False-Not Given và Yes-No-Not Given
- Ứng dụng phương pháp Extensive Reading trong IELTS Reading
- Cách làm dạng bài Matching Information trong IELTS Reading
- Chiến lược làm dạng bài True/False/Not Given trong IELTS Reading
Bình luận - Hỏi đáp