[PDF] Từ vựng IELTS theo chủ đề và phương pháp học hiệu quả

Từ vựng Tiếng Anh là yếu tố quan trọng trong việc học Tiếng Anh nói chung. Từ vựng lại càng trở nên quan trọng đối với IELTS khi ở trong các bài thi Reading, Listening yêu cầu người học cần có vốn từ vựng về các chủ đề khác nhau để có thể nâng điểm. Học từ vựng theo chủ đề cần nhiều thời gian để nâng cao vốn từ vựng.
author
Đào Minh Châu
20/02/2024
pdf tu vung ielts theo chu de va phuong phap hoc hieu qua

Chú ý: Link download ở cuối bài.

Key takeaways

Cần học từ vựng theo chủ đề để trau dồi vốn từ để nâng cao band điểm trong từng kỹ năng của bài thi IELTS.

Từ vựng IELTS theo các chủ đề: Education, Environment, Technology, Work and Careers, Government and Politics, Economy, Family, Health, Social Issues, Transportation, Travel and Tourism, Science .

Tài liệu tham khảo và luyện tập từ vựng IELTS theo chủ đề:

  • Bộ sách “English Vocabulary in Use” - Cambridge

  • Cambridge Vocabulary for IELTS - Pauline Cullen

  • Check Your English Vocabulary for IELTS - Rawdon Wyatt

Bí kíp học từ vựng IELTS hiệu quả: Học từ vựng theo chủ đề, theo họ từ, các từ đồng nghĩa/trái nghĩa.

Từ vựng theo IELTS theo chủ đề thường gặp

Dưới đây là các từ vựng IELTS theo chủ đề phổ biến mà tác giả muốn giới thiệu đến người đọc:

Education (Giáo dục)

  1. top-tier university (cụm danh từ): trường đại học hàng đầu

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những trường đại học tốt nhất ở một quốc gia, khu vực hoặc trên toàn thế giới.

  • Ví dụ: Attending a top-tier university can significantly enhance one's career prospects and earning potential. (Đi học tại một trường đại học hàng đầu có thể gia tăng cơ hội nghề nghiệp và tiềm năng thu nhập của một người  đáng kể.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    • top-ranked university

    • first-rate university

  1. collaborative learning (cụm danh từ): học tập hợp tác

  • Cách dùng: Dùng để chỉ phương pháp học tập mà người học làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề hoặc hoàn thành các dự án.

  • Ví dụ: Incorporating collaborative learning techniques in classrooms can enhance students' understanding of complex concepts. (Sử dụng các kỹ thuật học tập hợp tác trong lớp học tạo ra một môi trường hợp tác và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về các khái niệm phức tạp.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    • cooperative learning 

    • group learning

  1. academic achievement (cụm danh từ): thành tích học thuật

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những thành tựu trong học tập, nghiên cứu và các hoạt động liên quan đến giáo dục (điểm số, học bổng, giải thưởng học thuật).

  • Ví dụ: The school's emphasis on academic achievement has led to a notable increase in graduation rates and university admissions. (Sự chú trọng vào thành tích học thuật của trường đã dẫn đến sự tăng đáng kể về tỷ lệ tốt nghiệp và việc nhập học đại học.)

  • Từ đồng nghĩa: scholastic achievement

  1. extracurricular activity (cụm danh từ): hoạt động ngoại khóa

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những hoạt động học sinh, sinh viên tham gia bên ngoài chương trình học chính.

  • Ví dụ: Participation in extracurricular activities can develop crucial soft skills such as leadership and teamwork. (Tham gia các hoạt động ngoại khóa có thể phát triển những kỹ năng mềm quan trọng như lãnh đạo và làm việc nhóm.)

  • Lưu ý: Danh từ của “curricular” là “curriculum” nhưng không có danh từ “extracurriculum” ứng với tính từ “extracurricular”.

  • Từ đồng nghĩa: after-school activity

  1. online learning platform (cụm danh từ): nền tảng học trực tuyến

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những trang web và ứng dụng hỗ trợ tổ chức các khóa học thông qua internet, không yêu cầu người học phải đến trường lớp.

  • Ví dụ: Online learning platforms provide accessible and flexible learning opportunities for students of all ages and backgrounds. (Các nền tảng học trực tuyến cung cấp cơ hội học tập linh hoạt và dễ tiếp cận cho học sinh ở mọi lứa tuổi và nền văn hóa.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    • E-learning platform 

    • digital learning platform

  1. lifelong learning opportunities (cụm danh từ): cơ hội học tập suốt đời

  • Cách dùng: Dùng để chỉ các cơ hội học tập và phát triển kiến thức dành cho mọi người ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những người lớn tuổi.

  • Ví dụ: Our university provides lifelong learning opportunities for alumni, allowing them to continue their education long after graduation. (Trường đại học của chúng tôi cung cấp cơ hội học tập suốt đời cho cựu sinh viên, cho phép họ tiếp tục học tập lâu dài sau khi tốt nghiệp.)

  • Từ đồng nghĩa: adult education

  1. equip individuals with (cụm từ): trang bị cho các cá nhân

  • Cách dùng: Dùng để nói về việc cung cấp cho cá nhân những kỹ năng, kiến thức hoặc công cụ cần thiết để làm điều gì đó.

  • Ví dụ: Education should aim to equip individuals with not only academic knowledge but also practical skills. (Giáo dục nên hướng đến việc trang bị cho các cá nhân không chỉ kiến thức học thuật mà còn các kỹ năng thực tế.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    • provide individuals with 

    • furnish individuals with

  1. pursue tertiary education (cụm từ): theo đuổi chương trình đại học/cao học

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc tiếp tục học tập sau khi đã hoàn thành cấp học trung học.

  • Ví dụ: Many students choose to pursue tertiary education to specialize in their field of interest. (Nhiều học sinh chọn theo đuổi chương trình đại học/cao học để nâng cao chuyên môn trong lĩnh vực họ quan tâm.)

  • Từ đồng nghĩa: pursue higher education

  1. foster teamwork and communication skills (cụm từ): phát triển kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp

  • Cách dùng: Dùng khi nói về những hoạt động giúp cải thiện và nâng cao các kỹ năng liên quan đến làm việc nhóm và giao tiếp.

  • Ví dụ: Group projects in school foster teamwork and communication skills among students. (Các dự án nhóm trong trường học phát triển kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp giữa các học sinh.)

  • Từ đồng nghĩa: develop interpersonal skills

  1. meet the diverse needs and interests of (cụm từ): đáp ứng các nhu cầu và sở thích đa dạng của

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc các chương trình giáo dục và hoạt động có những đặc điểm phù hợp với nhiều nhu cầu và mối quan tâm khác nhau của người học.

  • Ví dụ: A good teacher strives to meet the diverse needs and interests of all students in the classroom. (Một giáo viên giỏi cố gắng đáp ứng các nhu cầu và sở thích đa dạng của tất cả học sinh trong lớp học.)

  • Từ đồng nghĩa: cater to the diverse needs and interests of 

Environment (Môi trường)

  1. biodegradable (tính từ): có thể phân huỷ sinh học

  • Cách dùng: Dùng để chỉ các vật liệu hoặc sản phẩm có khả năng phân hủy tự nhiên bởi vi sinh vật trong môi trường và thường không gây hại cho môi trường.

  • Ví dụ: Using biodegradable packaging materials can significantly reduce environmental pollution. (Sử dụng các vật liệu đóng gói phân hủy sinh học có thể giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường.)

  • Từ vựng liên quan: 

    degradable

  1. zero-waste (tính từ): không rác thải

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những hoạt động không tạo ra chất thải cho môi trường.

  • Ví dụ: Adopting a zero-waste lifestyle involves minimizing waste production through recycling. (Áp dụng lối sống không rác thải bao gồm việc giảm thiểu việc tạo ra rác thải bằng cách tái chế.)

  • Lưu ý: Khi không đặt dấu gạch nối “-” giữa hai chữ “zero” và “waste”, người học có thể dùng “zero waste” như một cụm danh từ.

  • Từ đồng nghĩa: waste-free

  1. energy-efficient (tính từ): sử dụng năng lượng hiệu quả

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những thiết bị hoặc công nghệ tiêu tốn ít năng lượng hơn để thực hiện cùng một nhiệm vụ so với những thiết bị hoặc công nghệ khác.

  • Ví dụ: Installing energy-efficient appliances can lead to substantial savings on electricity bills. (Lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng có thể giúp tiết kiệm đáng kể hóa đơn điện.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    • power-saving

    • energy-saving

    • fuel-efficient

  1. carbon footprint (cụm danh từ): lượng carbon phát thải

  • Cách dùng: Dùng để nói về lượng khí thải carbon (CO2) mà một cá nhân, tổ chức hoặc hoạt động thải  ra môi trường.

  • Ví dụ: Individuals can reduce their carbon footprint by using public transportation instead of driving. (Cá nhân có thể giảm dấu chân carbon của họ bằng cách sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì lái xe.)

  • Từ đồng nghĩa: carbon emission

  1. ecosystem degradation (cụm danh từ): suy thoái hệ sinh thái

  • Cách dùng: Dùng để mô tả tình trạng hệ sinh thái xấu đi do hoạt động của con người hoặc các yếu tố khác.

  • Ví dụ: Deforestation has led to significant ecosystem degradation in many regions. (Phá rừng đã dẫn đến suy thoái hệ sinh thái nghiêm trọng trong nhiều khu vực.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    • habitat destruction

    • environmental degradation

    • ecosystem decline

    • ecosystem damage

  1. sustainable development (cụm danh từ): phát triển bền vững

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc phát triển kinh tế và xã hội mà không gây tổn hại lớn đến môi trường.

  • Ví dụ: The project promotes sustainable development by using eco-friendly building materials and energy-saving technologies. (Dự án ủng hộ phát triển bền vững bằng cách sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và các công nghệ tiết kiệm năng lượng.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    • green growth

    • sustainable growth

  1. waste management practices (cụm danh từ): biện pháp xử lý rác thải

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những phương pháp và chiến lược để xử lý các loại chất thải một cách hiệu quả để bảo vệ môi trường.

  • Ví dụ: Effective waste management practices include recycling, composting, and proper disposal of hazardous materials. (Các biện pháp quản lý chất thải hiệu quả bao gồm tái chế, ủ phân và xử lý các vật liệu nguy hiểm đúng cách.)

  • Từ vựng liên quan:

    waste reduction

  1. promote environmental awareness (cụm từ): nâng cao nhận thức về môi trường

  • Cách dùng: Dùng để nói về những hoạt động giúp mọi người hiểu rõ hơn về các vấn đề môi trường và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.

  • Ví dụ: Educational programs and campaigns are essential to promote environmental awareness among the public. (Các chương trình giáo dục và chiến dịch quảng cáo là rất quan trọng để tăng cường nhận thức về môi trường trong cộng đồng.)

  • Từ đồng nghĩa: raise environmental consciousness

  1. implement eco-friendly practices (cụm từ): thực hiện các biện pháp thân thiện với môi trường

  • Cách dùng: Dùng để nói về việc áp dụng các phương pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

  • Ví dụ: Businesses can reduce their environmental impact by implementing eco-friendly practices. (Các doanh nghiệp có thể giảm thiểu tác động của mình lên môi trường bằng cách thực hiện các biện pháp thân thiện với môi trường.)

  • Từ đồng nghĩa: adopt sustainable practices

  1. mitigate environmental degradation (cụm từ): giảm thiểu suy thoái môi trường

  • Cách dùng: Dùng để nói về những hành động giúp làm giảm hoặc làm chậm lại quá trình suy thoái của môi trường tự nhiên.

  • Ví dụ: Governments need to take urgent action to mitigate environmental degradation and protect vital ecosystems. (Các chính phủ cần phải thực hiện hành động cấp bách để giảm thiểu suy thoái môi trường và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng.)

  • Từ đồng nghĩa: alleviate/reduce/minimize ecological damage

Technology (Công nghệ)

  1. cybersecurity (danh từ): an ninh mạng

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những sự việc liên quan đến bảo vệ hệ thống máy tính, mạng máy tính và dữ liệu.

  • Ví dụ: Strong cybersecurity measures are essential to protect sensitive information from cyber attacks. (Các biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ là rất cần thiết để bảo vệ thông tin nhạy cảm khỏi các cuộc tấn công mạng.)

  • Từ đồng nghĩa: Internet safety

  1. cutting-edge (tính từ): tiên tiến nhất

  • Cách dùng: Dùng để mô tả những công nghệ hoặc sản phẩm sử dụng công nghệ mới nhất.

  • Ví dụ: The company is known for its cutting-edge technology solutions. (Công ty nổi tiếng với các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất của mình.)

  • Lưu ý: Khi không đặt dấu gạch nối “-” giữa hai chữ “cutting” và “edge”, người học có thể dùng “cutting edge” như một cụm danh từ.

  • Từ đồng nghĩa: 

    advanced,

    latest,

    state-of-the-art

  1. tech-savvy (tính từ): thông thạo về công nghệ

  • Cách dùng: Dùng để mô tả một người có kiến thức và kỹ năng cao về công nghệ, đặc biệt là các thiết bị điện tử và máy tính.

  • Ví dụ: Young people today are often more tech-savvy than older generations. (Người trẻ ngày nay thường thông thạo về công nghệ hơn các thế hệ trước.)

  • Lưu ý: Người học không nên dùng từ này trong văn viết và các ngữ cảnh trang trọng.

  • Từ vựng liên quan: techie

  1. utilize (động từ): tận dụng

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc sử dụng một cái gì đó một cách hiệu quả hoặc có mục đích cụ thể.

  • Ví dụ: The company utilizes machine learning algorithms to analyze customer data. (Công ty tận dụng các thuật toán học máy để phân tích dữ liệu khách hàng.)

  • Lưu ý: So với động từ “use” (sử dụng), “utilize” nhấn mạnh mục đích và tính hiệu quả của hành động hơn.

  • Từ đồng nghĩa: 

    apply,

    exploit,

    employ

  1. digital literacy (cụm danh từ): sự hiểu biết về công nghệ số

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hiểu biết và khả năng sử dụng công nghệ, bao gồm các kỹ năng về máy tính và Internet.

  • Ví dụ: Digital literacy is increasingly important in today's digital age. (Sự hiểu biết về công nghệ số ngày càng quan trọng trong thời đại số hóa hiện nay.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    computer competence,

    computer literacy

  1. artificial intelligence (cụm danh từ): trí tuệ nhân tạo

  • Cách dùng: Dùng để nói về lĩnh vực máy tính có khả năng tự học và thực hiện công việc mà trước đây chỉ có con người mới có thể làm được.

  • Ví dụ: Artificial intelligence is revolutionizing various industries, from healthcare to finance. (Trí tuệ nhân tạo đang cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ chăm sóc sức khỏe đến tài chính.)

  • Lưu ý: Từ “artificial intelligence” thường được viết tắt là AI

  • Từ vựng liên quan:

    robotics,

    autonomous system

  1. machine learning (cụm danh từ): công nghệ học máy

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc máy tính được lập trình để tự học từ dữ liệu và cải thiện theo thời gian mà không cần phải được lập trình cụ thể cho mỗi nhiệm vụ.

  • Ví dụ: Machine learning algorithms are used in various applications like image recognition. (Các thuật toán học máy được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau như nhận dạng hình ảnh.)

  • Từ đồng nghĩa: Computational learning theory

  1. technological advancement (cụm danh từ): tiến bộ công nghệ

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những cải tiến, phát triển mới trong lĩnh vực công nghệ, mang lại các ứng dụng hoặc sản phẩm mới hoặc cải thiện hiệu suất của các công nghệ hiện có.

  • Ví dụ: Technological advancements in renewable energy have made solar power more affordable and efficient. (Các tiến bộ công nghệ trong năng lượng tái tạo đã làm cho năng lượng mặt trời trở nên phổ biến và hiệu quả hơn.)

  • Từ đồng nghĩa: advancements in technology, technological progress

  1. technological breakthrough (cụm danh từ): đột phá về công nghệ

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những khám phá hoặc phát minh quan trọng trong lĩnh vực công nghệ.

  • Ví dụ: he development of quantum computing represents a major technological breakthrough. (Việc phát triển máy tính lượng tử đại diện cho một đột phá công nghệ quan trọng.)

  • Từ đồng nghĩa: technological innovation

  1. stay updated with technology trends (cụm từ): cập nhật các xu hướng công nghệ

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc luôn theo dõi và bắt kịp những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực công nghệ.

  • Ví dụ: It's important to stay updated with technology trends to remain competitive in the job market. (Việc cập nhật với các xu hướng công nghệ là rất quan trọng để duy trì sự cạnh tranh trên thị trường lao động.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    stay informed about,

    stay up-to-date with,

    keep track of technology trends

Work and Careers (Công việc và Sự nghiệp)

  1. career path (cụm danh từ): con đường sự nghiệp

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hướng đi hoặc tất cả các công việc, vai trò mà một người làm trong một lĩnh vực, thường thể hiện phát triển trong nghề nghiệp của người đó.

  • Ví dụ: I have chosen a challenging career path in the field of medicine. (Tôi đã chọn một con đường sự nghiệp đầy thách thức trong lĩnh vực y học.)

  • Lưu ý: Từ “path” trong cụm “career path” chỉ một quá trình chứ không mang nghĩa “con đường” về mặt địa lý. Vì vậy, người học không thể thay từ “path” bằng những từ như “road” hay “street”.

  • Từ đồng nghĩa: 

    career plan,

    career journey

  1. job satisfaction (cụm danh từ): sự hài lòng trong công việc

  • Cách dùng: Dùng để chỉ mức độ hài lòng của một người đối với việc làm của mình, thường liên quan đến các yếu tố như mức độ thú vị của công việc, môi trường làm việc và cảm giác được công nhận.

  • Ví dụ: Employee job satisfaction is crucial for productivity and retention. (Sự hài lòng của nhân viên đối với công việc là rất quan trọng đối với năng suất và khả năng giữ chân nhân viên.)

  • Từ đồng nghĩa: job fulfillment

  1. work-life balance (cụm danh từ): sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

  • Cách dùng: Dùng để chỉ sự phân chia đồng đều thời gian và năng lượng cho công việc và các hoạt động cá nhân và gia đình.

  • Ví dụ: Many people strive to achieve a better work-life balance to reduce stress. (Nhiều người cố gắng để đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn để giảm căng thẳng.)

  • Từ đồng nghĩa: professional-personal balance

  1. professional development (cụm danh từ): phát triển chuyên môn

  • Cách dùng: Dùng để chỉ quá trình mà một người cải thiện và phát triển kỹ năng và kiến thức liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình.

  • Ví dụ: Continuous professional development is essential for staying competitive in today's job market. (Phát triển chuyên môn liên tục là rất quan trọng để duy trì sự cạnh tranh trên thị trường lao động ngày nay.)

  • Từ đồng nghĩa: skill development

  1. workplace culture (cụm danh từ): văn hóa nơi làm việc

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những quy tắc, giá trị, và thái độ mà doanh nghiệp đặt ra và áp dụng trong môi trường làm việc.

  • Ví dụ: A positive workplace culture can contribute to higher productivity and employee satisfaction. (Một văn hóa làm việc tích cực có thể góp phần vào năng suất cao hơn và sự hài lòng của nhân viên.)

  • Từ đồng nghĩa: work culture

  1. workforce training program (cụm danh từ): chương trình đào tạo lực lượng lao động

  • Cách dùng: Dùng để chỉ các hoạt động cung cấp kỹ năng và kiến ​​thức cần thiết cho nhân viên trong một tổ chức hoặc ngành công nghiệp cụ thể. 

  • Ví dụ: Universities collaborate with industry partners to develop workforce training programs that align with the needs of the labor market. (Các trường đại học hợp tác với các đối tác trong ngành công nghiệp để phát triển các chương trình đào tạo nhân sự phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.)

  • Từ đồng nghĩa: staff training schemes

  1. enhance career prospects (cụm từ): nâng cao triển vọng nghề nghiệp

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc cải thiện hoặc tăng cơ hội và khả năng được tuyển dụng hoặc thăng tiến trong sự nghiệp.

  • Ví dụ: Gaining international experience can enhance your career prospects. (Có kinh nghiệm quốc tế có thể nâng cao triển vọng việc làm của bạn.)

  • Lưu ý: Trong cụm “career prospects”, danh từ “prospects” luôn ở dạng số nhiều.

  • Từ đồng nghĩa: 

    improve job opportunities,

    boost career outlook

  1. climb the career ladder (cụm từ): leo lên bậc thang sự nghiệp, thăng tiến trong sự nghiệp

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc được thăng tiến các vị trí cao hơn và có trách nhiệm lớn hơn.

  • Ví dụ: He has been working hard to climb the career ladder and become a manager. (Anh ấy đã làm việc chăm chỉ để thăng tiến và trở thành một quản lý.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    advance professionally,

    progress in one's career

  1. excel in one's field (cụm từ): xuất sắc trong lĩnh vực của mình

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc một người có năng lực tốt và nổi bật trong lĩnh vực chuyên môn.

  • Ví dụ: She has always excelled in her field due to her dedication and hard work. (Cô ấy luôn xuất sắc trong lĩnh vực của mình nhờ sự tận tụy và làm việc chăm chỉ.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    thrive in one's profession,

    stand out in one’s field

  1. adapt to the changing job market (cụm từ): thích ứng với thị trường lao động đầy biến động

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc điều chỉnh hành vi, kỹ năng,... để phù hợp với các thay đổi của các công việc và của thị trường lao động.

  • Ví dụ: It's important to adapt to the changing job market by upgrading your skills and staying flexible. (Việc thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động bằng cách nâng cao kỹ năng và duy trì tính linh hoạt là rất quan trọng.)

  • Ví dụ: Khi động từ “adapt” được dùng như một nội động từ, người học cần sử dụng giới từ “to” sau động từ. 

  • Từ đồng nghĩa: adapt to the dynamic job market

Government and Politics (Chính phủ và Chính trị)

  1. legislation (danh từ): pháp luật

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hệ thống các quy định được thiết lập và ban hành bởi cơ quan lập pháp.

  • Ví dụ: The government introduced new legislation to regulate online privacy. (Chính phủ đã đưa ra pháp luật mới để quản lý quyền riêng tư trực tuyến.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    law,

    regulation

  1. administration (danh từ): quản lý hành chính, chính quyền

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hoạt động quản lý, điều hành hoặc bộ phận thực thi các chính sách và quy định.

  • Ví dụ: The new administration promised to focus on economic development and social welfare. (Chính quyền mới hứa hẹn tập trung vào phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội.)

  • Lưu ý: Trong những ngữ cảnh không trang trọng, người học có thể dùng dạng viết tắt của “administration” là “admin”.

  • Từ đồng nghĩa: 

    management,

    governance

  1. democracy (danh từ): dân chủ

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hệ thống chính trị quyền lực được trao lại cho người dân hoặc được đại diện bởi người dân thông qua việc bầu cử.

  • Ví dụ: The country transitioned from dictatorship to democracy after a decade. (Quốc gia đã chuyển từ chế độ độc tài sang dân chủ sau một thập kỷ.)

  • Collocation liên quan:

    • concept of democracy: khái niệm dân chủ

    • cornerstone of democracy: nền tảng của nền dân chủ

  1. public service (cụm danh từ): dịch vụ công

  • Cách dùng: Dùng để chỉ các hoạt động và dịch vụ được chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận thực hiện với mục tiêu hỗ trợ và phục vụ lợi ích cộng đồng.

  • Ví dụ: Working in public service allows individuals to make a positive impact on society. (Làm việc dịch vụ công cho phép cá nhân tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với xã hội.)

  • Từ đồng nghĩa: community service

  1. national security (cụm danh từ): an ninh quốc gia

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc bảo vệ lợi ích, an toàn và tự do của quốc gia khỏi các mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài.

  • Ví dụ: Ensuring national security is one of the primary responsibilities of the government. (Đảm bảo an ninh quốc gia là một trong những trách nhiệm chính của chính phủ.)

  • Từ đồng nghĩa: national defense

  1. social justice (cụm danh từ): công bằng xã hội

  • Cách dùng: Dùng để chỉ sự bình đẳng về quyền lợi cho tất cả các mọi người trong xã hội.

  • Ví dụ: Social justice advocates for fair treatment and equal rights for marginalized communities. (Công bằng xã hội ủng hộ việc đối xử công bằng và quyền lợi bình đẳng cho các cộng đồng yếu thế.)

  • Từ đồng nghĩa: national defense

  1. corrupt (tính từ): mang tính tham nhũng

  • Cách dùng: Dùng để mô tả các hành vi không trung thực, lạm quyền trong các cơ quan chính phủ.

  • Ví dụ: Corrupt practices undermine trust in government institutions. (Hành vi tham nhũng làm suy yếu niềm tin vào các cơ quan chính phủ.)

  • Lưu ý: Từ “corrupt” cũng được sử dụng như một động từ.

  • Từ đồng nghĩa: 

    dishonest,

    fraudulent

  1. negotiate (động từ): đàm phán 

  • Cách dùng: Dùng để chỉ quá trình thảo luận để đạt được một thỏa thuận hoặc giải quyết một tranh chấp.

  • Ví dụ: The two countries are negotiating a trade agreement. (Hai quốc gia đang đàm phán một thỏa thuận thương mại.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    discuss,

    mediate

  1. implement (động từ): triển khai, thực hiện

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc bắt đầu áp dụng một kế hoạch, chính sách, hoặc quyết định để đạt được một mục tiêu cụ thể.

  • Ví dụ: The government plans to implement new environmental regulations. (Chính phủ đang dự định triển khai các quy định mới về môi trường.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    enact,

    execute,

    put something into effect

  1. enforce (động từ): thi hành

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc áp dụng các quy định, luật lệ hoặc quyết định của chính phủ.

  • Ví dụ: It's important to enforce traffic laws to ensure road safety. (Việc áp dụng luật lệ giao thông là rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông.)

  • Lưu ý: Cần phân biệt từ “implement” nhấn mạnh việc bắt đầu thực hiện một quy định mới với từ “enforce” nhấn mạnh việc đảm bảo mọi người tuân theo quy định đó.

  • Từ đồng nghĩa: 

    apply,

    execute

Economy (Kinh tế)

  1. inflation (danh từ): lạm phát

  • Cách dùng: Dùng để chỉ sự tăng giá cả tổng thể của hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian ngắn

  • Ví dụ: Inflation erodes the purchasing power of consumers. (Lạm phát làm giảm sức mua của người tiêu dùng.)

  • Từ trái nghĩa: deflation

  1. recession (danh từ): suy thoái kinh tế

  • Cách dùng: Dùng để chỉ giai đoạn hoạt động kinh tế và sản xuất giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

  • Ví dụ: The country experienced a severe recession in the aftermath of the financial crisis. (Quốc gia trải qua một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng sau cuộc khủng hoảng tài chính.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    economic downturn,

    economic decline

  1. profitable (tính từ): có lợi nhuận

  • Cách dùng: Dùng để mô tả một hoạt động hoặc doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận hoặc có khả năng tạo ra lợi nhuận.

  • Ví dụ: The company implemented cost-saving measures to become more profitable. (Công ty triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí để trở nên có lợi nhuận hơn.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    lucrative,

    money-spinning

  1. allocate (động từ): phân bổ

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành động phân phối hoặc cấp phát tài nguyên, vốn lực, hoặc quyền lực cho một mục đích cụ thể.

  • Ví dụ: The company allocated funds for infrastructure development. (Công ty đã phân bổ nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    distribute,

    apportion

  1. economic crisis (cụm danh từ): khủng hoảng kinh tế

  • Cách dùng: Dùng để chỉ một tình trạng suy thoái và mất ổn định đột ngột trong hệ thống kinh tế.

  • Ví dụ: The country faced an economic crisis due to a sharp decline in exports. (Quốc gia đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế do sự suy giảm mạnh mẽ trong xuất khẩu.)

  • Từ đồng nghĩa: financial crisis 

  1. economic growth (cụm danh từ): tăng trưởng kinh tế

  • Cách dùng: Dùng để chỉ sự phát triển của nền kinh tế trong một kỳ thời gian nhất định, thường dựa theo chỉ số GDP.

  • Ví dụ: The government's policies have contributed to sustained economic growth. (Các chính sách của chính phủ đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    • economic expansion

    • economic development

    • economic progress

    • economic advancement

  1. supply and demand (cụm danh từ): cung cầu

  • Cách dùng: Dùng để chỉ mối quan hệ giữa việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ và nhu cầu của thị trường.

  • Ví dụ: Prices are determined by the interaction of supply and demand in the market. (Giá cả được quyết định bởi sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường.)

  • Lưu ý: Hai danh từ trong cụm này có thể đảo vị trí với nhau là “demand and supply”.

  • Từ vựng liên quan: market demand

  1. income inequality (cụm danh từ): bất bình đẳng thu nhập

  • Cách dùng: Dùng để chỉ sự chênh lệch trong mức thu nhập giữa các cá nhân hoặc gia đình trong một cộng đồng hoặc quốc gia.

  • Ví dụ: Income inequality has become a pressing social issue in many countries. (Bất bình đẳng thu nhập đã trở thành một vấn đề xã hội cấp bách ở nhiều quốc gia.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    • wealth gap

    • wealth inequality

    • income disparity

    • income gap

  1. financial stability (cụm danh từ): ổn định tài chính

  • Cách dùng: Dùng để chỉ tình trạng tài chính của cá nhân/gia đình/doanh nghiệp/… được giữ ổn định và an toàn.

  • Ví dụ: Maintaining financial stability is crucial for sustainable economic growth. (Duy trì ổn định tài chính là rất quan trọng để đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững.)

  • Từ đồng nghĩa: economic stability

  1. make a profit/loss (cụm từ): đạt được lợi nhuận/thua lỗ

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc doanh nghiệp hoặc cá nhân đạt được doanh thu cao hơn hoặc thấp hơn chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh.

  • Ví dụ: The company made a significant profit last year. (Công ty đã đạt được một lợi nhuận đáng kể vào năm ngoái.)

  • Lưu ý: Danh từ “a profit” và “a loss” có thể được dùng ở dạng số nhiều là “make profits” và “make losses”.

  • Từ đồng nghĩa: 

    • make a profit: earn, gain, make money, turn a profit

    • make a loss: lose money

Family (Gia đình) 

  1. family background (cụm danh từ): nền tảng gia đình

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những đặc điểm về mặt kinh tế, xã hội và văn hoá của một gia đình.

  • Ví dụ: A person's family background plays a significant role in shaping their attitudes. (Nền tảng gia đình của một người đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ của họ.)

  • Từ vựng liên quan: socioeconomic status

  1. upbringing (danh từ): sự nuôi dưỡng, sự giáo dục

  • Cách dùng: Dùng để chỉ quá trình nuôi dạy một đứa trẻ.

  • Ví dụ: My parents provided her with a strict upbringing. (Cha mẹ tôi đã nuôi dạy tôi rất nghiêm ngặt.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    rearing,

    nurturing,

    education

  1. supportive (tính từ): mang tính hỗ trợ, ủng hộ

  • Cách dùng: Dùng để mô tả một cá nhân hoặc một môi trường có thái độ tích cực và ủng hộ với người khác.

  • Ví dụ: A supportive family environment can significantly contribute to a child's emotional well-being. (Một môi trường gia đình ủng hộ có thể góp phần đáng kể vào sức khỏe tinh thần của trẻ em.)

  • Từ đồng nghĩa: encouraging

  1. affectionate (tính từ): ân cần, yêu thương

  • Cách dùng: Dùng để mô tả một cá nhân hoặc một mối quan hệ mang tính ấm áp, giàu tình cảm yêu thương và sự quan tâm.

  • Ví dụ: Affectionate parents give a sense of security and belonging for their children. (Cha mẹ giàu tình cảm yêu thương mang lại một cảm giác an toàn và thuộc cho những đứa con.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    loving,

    tender,

    warm-hearted

  1. close-knit (tính từ): gắn kết, thân thiết

  • Cách dùng: Dùng để mô tả một gia đình hoặc một tập thể mà các thành viên trong đó có mối quan hệ mật thiết và gắn bó.

  • Ví dụ: A close-knit family can provide valuable support during times of need. (Một gia đình gắn kết giúp mang lại sự hỗ trợ quý báu trong những lúc cần thiết.)

  • Từ đồng nghĩa: tight-knit

  1. family-oriented (tính từ): hướng về gia đình

  • Cách dùng: Dùng để mô tả một cá nhân dành sự ưu tiên và tập trung cho gia đình của mình.

  • Ví dụ: Being family-oriented means prioritizing family commitments over personal interests. (Luôn hướng về gia đình nghĩa là ưu tiên các cam kết gia đình hơn là các quyết định cá nhân.)

  • Từ đồng nghĩa: home-loving

  1. nurture (động từ): nuôi dưỡng

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc chăm sóc và nuôi dưỡng một đứa trẻ (hoặc cây cối).

  • Ví dụ: Parents play a crucial role in nurturing their children's talents and abilities. (Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tài năng và khả năng của con cái.)

  • Lưu ý: Từ “nurture” cũng được dùng như một danh từ.

  • Từ đồng nghĩa: 

    bring someone up,

    raise 

  1. nuclear/extended family (cụm danh từ): gia đình hạt nhân/đại gia đình

  • Cách dùng: “Nuclear family” dùng để chỉ gia đình cơ bản gồm bố mẹ và con cái. “Extended family” dùng để chỉ gia đình bao gồm bố mẹ, con cái và các thành viên khác như ông bà,....

  • Ví dụ: In many cultures, extended families play significant roles in providing emotional and financial support. (Trong nhiều nền văn hóa, đại gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ về mặt tinh thần và tài chính.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    • nuclear family: conjugal family

    • extended family: multi-generational family

  1. cherish memories (cụm từ): lưu giữ những kỷ niệm

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành động ghi nhớ và trân trọng những kỷ niệm quý giá.

  • Ví dụ: People often cherish memories of family gatherings and celebrations throughout their lives. (Người ta thường lưu giữa những kỷ niệm về các buổi tụ họp và kỷ niệm gia đình suốt đời.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    treasure memories,

    appreciate memories

  1. strengthen family bonds (cụm từ): củng cố mối quan hệ gia đình

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành động gia tăng sự gắn kết trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

  • Ví dụ: Spending quality time together can help strengthen family bonds. (Dành thời gian chất lượng cùng nhau có thể giúp củng cố mối quan hệ trong gia đình.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    foster family bonds,

    enhance family relationships

Health (Sức khỏe)

  1. healthcare system (cụm danh từ): hệ thống chăm sóc sức khỏe

  • Cách dùng: Dùng để chỉ tổ chức và các dịch vụ liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe trong một quốc gia hoặc khu vực.

  • Ví dụ: The healthcare systems in many countries are undergoing significant reforms to improve access and quality of care. (Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia đang được cải cách đáng kể để cải thiện việc tiếp cận và chất lượng dịch vụ.)

  • Từ đồng nghĩa: medical system

  1. regular check-up (cụm danh từ): kiểm tra định kỳ

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những buổi khám sức khoẻ tổng quát theo kế hoạch, thường là 6 tháng hoặc 1 năm.

  • Ví dụ: It's important for everyone to have regular check-ups with their doctor to monitor their health status. (Việc kiểm tra định kỳ với bác sĩ là quan trọng đối với mọi người để theo dõi tình trạng sức khỏe của họ.)

  • Từ đồng nghĩa: periodic health check-up

  1. mental health awareness (cụm danh từ): nhận thức về sức khỏe tinh thần

  • Cách dùng: Dùng để chỉ sự hiểu biết của mọi người về sức khỏe tinh thần và những vấn đề liên quan.

  • Ví dụ: There is a growing need for mental health awareness campaigns to encourage people to seek help when needed. (Cần phải nhiều hơn những chiến dịch nhận thức về sức khỏe tinh thần để khuyến khích mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.)

  • Từ đồng nghĩa: emotional well-being awarenes

  1. medical advancement (cụm danh từ): các tiến bộ trong y học

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những sự đổi mới và phát triển mới trong lĩnh vực y học, bao gồm công nghệ, phương pháp điều trị, và các loại thuốc mới.

  • Ví dụ: Medical advancements have revolutionized the way we diagnose and treat diseases, leading to improved patient outcomes. (Các tiến bộ trong y học đã cách mạng hóa cách chúng ta chẩn đoán và điều trị bệnh, dẫn đến cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    healthcare innovations,

    medical breakthroughs

  1. healthcare infrastructure (cụm danh từ): cơ sở hạ tầng y tế

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hệ thống cơ sở vật chất và các dịch vụ liên quan đến việc cung cấp chăm sóc sức khỏe, bao gồm bệnh viện, trạm y tế, và các cơ sở khám bệnh.

  • Ví dụ: Investment in healthcare infrastructure is essential to ensure that everyone has access to quality medical care. (Đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế là cần thiết để đảm bảo rằng mọi người đều có quyền tiếp cận chăm sóc y tế chất lượng.)

  • Từ đồng nghĩa: medical facilities

  1. hygienic practice (cụm danh từ): thói quen vệ sinh

  • Cách dùng: Dùng để chỉ các hoạt động vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

  • Ví dụ: Hygienic practices such as washing hands regularly can help prevent the spread of infectious diseases. (Các thói quen vệ sinh như rửa tay thường xuyên có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.)

  • Lưu ý: Tính từ “hygienic” không có dạng so sánh hơn và so sánh nhất.

  • Từ đồng nghĩa: 

    sanitation practice,

    hygiene routine

  1. infectious disease control (cụm danh từ): kiểm soát bệnh truyền nhiễm

  • Cách dùng: Dùng để chỉ các biện pháp và chiến lược để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.

  • Ví dụ: Infectious disease control measures such as vaccination campaigns are crucial for preventing outbreaks. (Các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm như các chiến dịch tiêm chủng là rất quan trọng để ngăn chặn các đợt bùng phát.)

  • Từ đồng nghĩa: infection control

  1. chronic disease (cụm danh từ): bệnh mãn tính

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những căn bệnh lâu dài và không chữa khỏi được.

  • Ví dụ: Chronic diseases are a major public health concern due to their long-term impact on individuals and healthcare systems. (Các bệnh mãn tính là một vấn đề sức khỏe công cộng lớn do tác động lâu dài của chúng đối với cá nhân và hệ thống chăm sóc sức khỏe.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    prolonged illness,

    persistent condition

  1. lead a sedentary lifestyle (cụm từ): có lối sống thụ động

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc một người có thói quen thụ động, ít tham gia những hoạt động hoặc làm những việc đòi hỏi hoạt động mạnh

  • Ví dụ: Leading a sedentary lifestyle can increase the risk of developing chronic diseases such as obesity and heart disease. (Sống một lối sống ít vận động có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì và bệnh tim mạch.)

  • Từ đồng nghĩa: be physically inactive

  1. limit sugar intake (cụm từ): hạn chế lượng đường tiêu thụ

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành động giảm lượng đường trong khẩu phần ăn uống hàng ngày để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

  • Ví dụ: It's important to limit sugar intake to reduce the risk of obesity and dental problems." (Việc hạn chế lượng đường tiêu thụ là quan trọng để giảm nguy cơ mắc béo phì và các vấn đề về răng miệng.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    reduce sugar consumption,

    cut down on sugar

Social Issues (Vấn đề xã hội)

  1. discrimination (danh từ): sự phân biệt đối xử

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành vi phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, giới tính, tuổi tác, hoặc các yếu tố khác.

  • Ví dụ: Discrimination against women in the workplace is a significant issue that needs to be addressed. (Sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong nơi làm việc là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    bias,

    unfairness

  1. disparity (danh từ): sự chênh lệch, bất bình đẳng

  • Cách dùng: Dùng để chỉ sự chênh lệch hoặc sự không công bằng giữa các nhóm, cá nhân, hoặc vùng lãnh thổ.

  • Ví dụ: There is a growing disparity between the rich and the poor in this country. (Có sự chênh lệch ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo trong đất nước này.)

  • Từ đồng nghĩa: inequality

  1. accessibility (danh từ): khả năng tiếp cận

  • Cách dùng: Dùng để chỉ khả năng một cá nhân hay tập thể có thể được tiếp cận hoặc sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ một cách dễ dàng.

  • Ví dụ: The government is working to improve the accessibility of public transportation for people with disabilities. (Chính phủ đang làm việc để cải thiện tính tiện lợi của giao thông công cộng đối với người khuyết tật )

  • Từ đồng nghĩa: availability

  1. gender inequality (cụm danh từ): bất bình đẳng giới tính

  • Cách dùng: Dùng để chỉ sự không công bằng dựa trên giới tính, thường liên quan đến các vấn đề như tiền lương, cơ hội nghề nghiệp, và quyền lợi.

  • Ví dụ: Gender inequality remains a pervasive issue in many societies, affecting women's access to education and employment opportunities. (Bất bình đẳng giới tính vẫn là một vấn đề phổ biến ở nhiều xã hội, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đến giáo dục và cơ hội việc làm của phụ nữ.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    gender disparity,

    gender inequity,

    sex discrimination

  1. social welfare (cụm danh từ): phúc lợi xã hội

  • Cách dùng: Dùng để chỉ các chính sách và chương trình nhằm bảo vệ và cải thiện cuộc sống của cộng đồng, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

  • Ví dụ: The government should invest more in social welfare programs to support low-income families. (Chính phủ nên đầu tư nhiều hơn vào các chương trình phúc lợi xã hội để hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp.)

  • Từ đồng nghĩa: public assistance

  1. cultural diversity (cụm danh từ): đa dạng văn hóa

  • Cách dùng: Dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của các giá trị, truyền thống, và quan niệm văn hóa trong một xã hội hoặc cộng đồng.

  • Ví dụ: Cultural diversity enriches societies by bringing together people from different backgrounds and perspectives. (Đa dạng văn hóa làm phong phú thêm cho các xã hội bằng cách gắn kết những người từ các nền văn hóa và có quan điểm khác nhau.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    multiculturalism,

    cultural heterogeneity

  1. juvenile delinquency (cụm danh từ): tội phạm vị thành niên

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành vi phạm tội của những người ở độ tuổi vị thành niên.

  • Ví dụ: Juvenile delinquency is a complex issue that requires a multifaceted approach involving family, education, and community support." (Tội phạm vị thành niên là một vấn đề phức tạp đòi hỏi một cách tiếp cận đa chiều từ gia đình, giáo dục và sự hỗ trợ từ cộng đồng.)

  • Lưu ý: Cần phân biệt “delinquency” chỉ hành vi phạm tội và “delinquent” chỉ người phạm tội.

  • Từ đồng nghĩa: youth crime

  1. bridge a gap (cụm từ): xoá bỏ khoảng cách

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành động giảm thiểu hoặc loại bỏ sự chênh lệch, bất bình đẳng giữa các nhóm, cá nhân, hoặc lĩnh vực khác nhau.

  • Ví dụ: Education has the power to bridge the gap between the rich and the poor. (Giáo dục có sức mạnh để cầu nối khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.)

  • Từ đồng nghĩa: narrow a gap

  1. raise awareness (collocation): tăng cường nhận thức về

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành động tăng cường sự hiểu biết hoặc nhận thức của mọi người về một vấn đề cụ thể.

  • Ví dụ: We need to raise awareness about the importance of recycling to protect the environment. (Chúng ta cần tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của việc tái chế để bảo vệ môi trường.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    promote awareness of,

    educate about,

    inform about

  1. address a problem (cụm từ): giải quyết một vấn đề

  • Cách dùng: Dùng để chỉ xử lý, giải quyết một vấn đề cụ thể.

  • Ví dụ: It's crucial to address the problem of homelessness in our city by providing shelters and support services. (Điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề vô gia cư trong thành phố của chúng ta bằng cách cung cấp nơi tạm trú và dịch vụ hỗ trợ.)

  • Từ đồng nghĩa: 

  • Từ đồng nghĩa: 

    • tackle an issue

    • deal with a problem

    • confront a challenge

    • resolve

    • handle

Transportation (Giao thông vận tải)

  1. commuter (danh từ): người đi làm đường dài hàng ngày

  • Cách dùng: Dùng để chỉ người phải thường xuyên di chuyển một đoạn đường dài từ nhà đến nơi làm việc.

  • Ví dụ: Many commuters rely on public transportation to get to work. (Nhiều người đi làm hàng ngày phụ thuộc vào phương tiện giao thông công cộng để đến nơi làm việc.)

  • Từ vựng liên quan: commute

  1. emission (danh từ): khí thải, việc phát thải khí

  • Cách dùng: Trong ngữ cảnh giao thông, dùng để chỉ khói thải từ xe cộ mà gây ô nhiễm môi trường hoặc hành động thải ra khói xe.

  • Ví dụ: The emissions from private vehicles are contributing to air pollution. (Khí thải từ phương tiện giao thông cá nhân góp phần gây ô nhiễm không khí.)

  • Từ đồng nghĩa: exhaust fume

  1. road safety (cụm danh từ): an toàn giao thông

  • Cách dùng: Dùng để chỉ các biện pháp và quy tắc nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông đường bộ.

  • Ví dụ: Governments should invest in road safety campaigns to raise awareness among drivers. (Các chính phủ nên đầu tư vào các chiến dịch an toàn giao thông đường bộ để nâng cao nhận thức của người lái xe.)

  • Từ đồng nghĩa: traffic safety

  1. traffic management (cụm danh từ): quản lý giao thông

  • Cách dùng: Dùng để chỉ quá trình điều khiển và kiểm soát giao thông để giảm tắc nghẽn và cải thiện tình trạng lưu thông trên đường.

  • Ví dụ: Effective traffic management can help reduce congestion in urban areas. (Quản lý giao thông hiệu quả có thể giúp giảm tắc nghẽn trong các khu vực đô thị.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    traffic control,

    congestion management

  1. transport infrastructure (cụm danh từ): cơ sở hạ tầng giao thông

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất liên quan đến giao thông, bao gồm đường, cầu, đường sắt, cảng biển và sân bay.

  • Ví dụ: The government plans to invest in improving transport infrastructure to facilitate economic growth. (Chính phủ định kế đầu tư vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.)

  • Từ đồng nghĩa: transport facility

  1. driving offence (cụm danh từ): vi phạm luật giao thông

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành vi vi phạm luật giao thông khi lái xe, như vi phạm tốc độ, vi phạm tín hiệu đèn giao thông, hoặc lái xe khi sử dụng các chất kích thích.

  • Ví dụ: Repeated driving offences may result in the suspension of a driver's license. (Vi phạm luật giao thông lặp lại có thể dẫn đến việc thu hồi giấy phép lái xe.)

  • Từ đồng nghĩa: traffic violation

  1. heavy traffic (cụm danh từ): ùn tắc giao thông

  • Cách dùng: Dùng để chỉ tình trạng giao thông đông đúc, tắc nghẽn và các phương tiện di chuyển chậm.

  • Ví dụ: Heavy traffic during rush hour can significantly increase commute times. (Ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm có thể làm tăng đáng kể thời gian đi lại.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    traffic congestion,

    gridlock,

    traffic jam

  1. bicycle-sharing scheme (cụm danh từ): chương trình cho thuê xe đạp 

  • Cách dùng: Dùng để chỉ các chương trình hoặc dự án cho phép người dùng thuê xe đạp trong một khoảng thời gian ngắn và trả lại sau khi sử dụng.

  • Ví dụ: Bicycle-sharing schemes have become popular in many cities as a sustainable and convenient mode of transportation. (Các chương trình cho thuê xe đạp công cộng đã trở nên phổ biến ở nhiều thành phố như một phương tiện giao thông bền vững và tiện lợi.)

  • Từ đồng nghĩa: bike-sharing system

  1. reduce traffic congestion (cụm từ): giảm ùn tắc giao thông

  • Cách dùng: Dùng để chỉ các hành động hoặc chiến lược nhằm giảm thiểu lưu lượng phương tiện trên đường để cải thiện luồng giao thông.

  • Ví dụ: Implementing efficient public transportation systems can help reduce traffic congestion in urban areas. (Triển khai hệ thống giao thông công cộng hiệu quả có thể giúp giảm tắc nghẽn giao thông trong khu vực đô thị.)

  • Từ đồng nghĩa: alleviate traffic congestion

  1. upgrade public transportation system (cụm từ): nâng cấp hệ thống giao thông công cộng

  • Cách dùng: Dùng để chỉ các hành động cải thiện chất lượng, hiệu quả của mạng lưới và dịch vụ giao thông công cộng.

  • Ví dụ: Cities should prioritize upgrading public transportation systems to provide more reliable and accessible options for commuters. (Các thành phố nên ưu tiên nâng cấp hệ thống giao thông công cộng để cung cấp nhiều lựa chọn đáng tin cậy và tiện lợi hơn cho người đi làm.)

  • Từ đồng nghĩa: improve public transit system

Travel and Tourism (Du lịch)

  1. itinerary (danh từ): lịch trình

  • Cách dùng: Dùng để chỉ kế hoạch chi tiết về những điểm đến và hoạt động trong một chuyến đi.

  • Ví dụ: Having a detailed itinerary is crucial for a nice trip. (Có một lịch trình chi tiết là rất quan trọng cho một chuyến đi suôn sẻ.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    schedule,

    agenda

  1. ecotourism (danh từ): du lịch sinh thái

  • Cách dùng: Dùng để chỉ loại hình du lịch nhằm bảo vệ môi trường và khám phá tự nhiên một cách bền vững.

  • Ví dụ: Ecotourism is becoming increasingly popular as people seek more sustainable travel options. (Du lịch sinh thái đang trở nên ngày càng phổ biến khi mọi người tìm kiếm các lựa chọn du lịch bền vững hơn.)

  • Từ đồng nghĩa: green tourism

  1. exotic (tính từ): mới lạ, lạ kỳ

  • Cách dùng: Dùng để mô tả những địa điểm hoặc trải nghiệm độc đáo và không giống như thông thường.

  • Ví dụ: An exotic culture offers a captivating experience for tourists. (Một nền văn hóa mới lạ mang đến những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.)

  • Từ đồng nghĩa: unconventional

  1. thrilling (tính từ): hồi hộp, thú vị

  • Cách dùng: Dùng để mô tả trải nghiệm hoặc sự kiện gây ra cảm giác hồi hộp và thú vị.

  • Ví dụ: Traveling to new and unfamiliar destinations is a thrilling adventure. (Du lịch đến những điểm đến mới và không quen thuộc là một cuộc phiêu lưu đầy thú vị.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    exciting,

    adrenaline-pumping

  1. historic site (cụm danh từ): di tích lịch sử

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những địa điểm có ý nghĩa lịch sử hoặc văn hóa quan trọng.

  • Ví dụ: Visiting historic sites like the Colosseum in Rome can provide insight into ancient civilizations. (Tham quan các di tích lịch sử như Colosseum ở Rome có thể giúp hiểu rõ hơn về các nền văn minh cổ đại.)

  • Lưu ý: Cần phân biệt tính từ “historic” nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của sự kiện, địa điểm với tính từ “historical” đề cập đến những thứ liên quan đến lịch sử.

  • Từ đồng nghĩa: 

    heritage site,

    monument

  1. tourist attraction (cụm danh từ): điểm thu hút du khách

  • Cách dùng: Dùng để chỉ những địa điểm mà du khách thường đến tham quan khi đi du lịch.

  • Ví dụ: The Eiffel Tower is one of the most famous tourist attractions in the world. (Tháp Eiffel là một trong những điểm thu hút du khách nổi tiếng nhất trên thế giới.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    tourist spot,

    tourist site

  1. embark on a journey (cụm từ): khởi hành

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành động bắt đầu một cuộc hành trình hoặc chuyến đi mới.

  • Ví dụ: They are set to embark on a journey around the world next month. (Họ dự định bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thế giới vào tháng sau.)

  • Từ đồng nghĩa: depart

  1. immerse oneself in (cụm từ): đắm chìm vào

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành động tham gia một trải nghiệm nào đó một cách hết mình.

  • Ví dụ: During my trip to Japan, I immersed myself in the local culture by participating in traditional tea ceremonies. (Trong chuyến đi của tôi đến Nhật Bản, tôi đắm chìm vào văn hóa địa phương bằng cách tham gia vào các nghi lễ trà truyền thống.) 

  • Từ đồng nghĩa: engage in

  1. discover a hidden gem (cụm từ): khám phá những viên ngọc ẩn

  • Cách dùng: Dùng để chỉ việc tìm ra những địa điểm hoặc trải nghiệm ít người biết đến nhưng rất độc đáo và thú vị.

  • Ví dụ: Exploring the countryside allowed us to discover hidden gems like charming little villages. (Khám phá vùng nông thôn đã cho phép chúng tôi khám phá những viên ngọc ẩn như những ngôi làng nhỏ đáng yêu.)

  • Từ đồng nghĩa: find an off-the-beaten-path spot

  1. capture a moment (cụm từ): chụp lại một khoảnh khắc

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành động chụp ảnh hoặc ghi lại một khoảnh khắc đặc biệt để lưu giữ kỷ niệm.

  • Ví dụ: I always carry my camera with me to capture special moments during my travels. (Tôi luôn mang máy ảnh theo mình để bắt chụp những khoảnh khắc đặc biệt trong các chuyến đi của mình.)

  • Từ đồng nghĩa: take a photo

Science (Khoa học)

  1. nanotechnology (danh từ): công nghệ nano

  • Cách dùng: Dùng để chỉ lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các vật liệu và công nghệ ở kích thước nanomet.

  • Ví dụ: Nanotechnology has led to significant advancements in medicine. (Công nghệ nano đã dẫn đến những tiến bộ đáng kể trong y học.)

  • Từ vựng liên quan: nanoparticle, nanomedicine

  1. genetics (danh từ): di truyền học

  • Cách dùng: Dùng để chỉ lĩnh vực nghiên cứu về cách các đặc điểm của sinh vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua quá trình di truyền.

  • Ví dụ: Genetics plays a crucial role in understanding inherited diseases and developing new treatments. (Di truyền học đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu các bệnh di truyền và phát triển các phương pháp điều trị mới.)

  • Lưu ý: Danh từ “genetics” luôn có “s” nhưng là danh từ không đếm được.

  • Từ vựng liên quan: hereditary diseases

  1. neuroscience (danh từ): khoa học thần kinh

  • Cách dùng: Dùng để chỉ lĩnh vực nghiên cứu về cấu trúc và hoạt động của hệ thần kinh, bao gồm não và hệ thần kinh tư duy.

  • Ví dụ: Advancements in neuroscience have led to a better understanding of brain disorders and potential treatments. (Các tiến bộ trong lĩnh vực khoa học thần kinh đã mang lại sự hiểu biết tốt hơn về các rối loạn não và các phương pháp điều trị tiềm năng.)

  • Từ đồng nghĩa: neurology

  1. groundbreaking  (tính từ): đột phá 

  • Cách dùng: Dùng để mô tả những phát minh, nghiên cứu hoặc công nghệ mới mà đặc biệt quan trọng.

  • Ví dụ: The scientist made a groundbreaking discovery in renewable energy. (Nhà khoa học đã có một phát hiện đột phá trong năng lượng tái tạo.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    innovative,

    novel

  1. interdisciplinary (tính từ): liên ngành

  • Cách dùng: Dùng để mô tả một lĩnh vực hoặc hoạt động có sự liên kết hoặc hợp tác giữa các lĩnh vực hoặc ngành nghề khác nhau.

  • Ví dụ: The research project took an interdisciplinary approach, involving experts from biology, chemistry, and engineering. (Dự án nghiên cứu đã tiếp cận đa ngành, bao gồm các chuyên gia từ ngành sinh học, hóa học và kỹ thuật.)

  • Từ đồng nghĩa: multidisciplinary

  1. scientific research (cụm danh từ): nghiên cứu khoa học

  • Cách dùng: Dùng để chỉ quá trình thu thập và phân tích dữ liệu để tạo ra kiến thức mới trong lĩnh vực khoa học.

  • Ví dụ: Scientific research is essential for addressing global challenges such as climate change. (Nghiên cứu khoa học là cần thiết để đối mặt với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu.)

  • Lưu ý: Danh từ “research” và “study” đều có nghĩa là “nghiên cứu”, nhưng “research” là danh từ không đếm được, “study” là danh từ đếm được.

  • Từ đồng nghĩa: 

    scientific study,

    academic research

  1. research paper (cụm danh từ): bài báo nghiên cứu

  • Cách dùng: Dùng để chỉ một tài liệu mô tả kết quả của một cuộc nghiên cứu cụ thể, thường được xuất bản trong các tạp chí khoa học hoặc hội nghị.

  • Ví dụ: The scientist published a research paper on the effects of pollution on marine life. (Nhà khoa học đã công bố một bài báo nghiên cứu về tác động của ô nhiễm đối với đời sống biển.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    academic paper,

    scholarly paper

  1. experimental evidence (cụm danh từ): bằng chứng thực nghiệm

  • Cách dùng: Dùng để chỉ thông tin hoặc dữ liệu được thu thập từ các thí nghiệm mang tính ủng hộ hoặc phản bác một giả thuyết hoặc lập luận.

  • Ví dụ: The experimental evidence supported the hypothesis that exercise improves cognitive function. (Bằng chứng thực nghiệm ủng hộ giả thuyết rằng việc tập thể dục cải thiện chức năng nhận thức.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    experimental data,

    experimental result

  1. fundamental principle (cụm danh từ): nguyên lý cơ bản

  • Cách dùng: Dùng để chỉ lý thuyết nền tảng  và quan trọng trong một lĩnh vực nhất định của khoa học hoặc kỹ thuật.

  • Ví dụ: The fundamental principle of conservation of energy applies to various fields of physics. (Nguyên lý cơ bản về bảo toàn năng lượng áp dụng cho nhiều lĩnh vực của vật lý.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    basics,

    fundamentals

  1. conduct an experiment (cụm từ): tiến hành thí nghiệm

  • Cách dùng: Dùng để chỉ hành động thực hiện một loạt các thử nghiệm hoặc kiểm tra để thu thập dữ liệu hoặc kiểm tra một giả thuyết.

  • Ví dụ: The students conducted an experiment to investigate the effects of temperature on plant growth. (Các sinh viên đã tiến hành một thí nghiệm để nghiên cứu tác động của nhiệt độ đối với sự phát triển của cây trồng.)

  • Từ đồng nghĩa: 

    experiment,

    carry out/do an experiment

Người học xem thêm các từ vựng nhiều hơn theo chủ đề ở các links dưới:

Cách học từ vựng IELTS hiệu quả nhớ lâu

Học từ vựng tiếng anh theo chủ đề

Học từ vựng IELTS theo chủ đề là một phương pháp hiệu quả để ghi nhớ và sử dụng từ vựng chính xác.

Học theo họ từ: Họ từ vựng (Word family)  – là một tập hợp các từ có chung đặc điểm về gốc nghĩa, từ cùng một gốc từ nhưng được thêm vào một số thành phần khác bao gồm các tiền tố hay hậu tố từ để cấu tạo nên từ mới.

Ví dụ: 

Từ gốc Develop (phát triển)

  • Developer (người phát triển)

  • Development (sự phát triển)

  • Developing (đang phát triển)

  • Developed (đã phát triển)

  • Undeveloped (chưa phát triển)

Học theo chủ đề từ vựng

Học các từ mới có cùng chủ đề, từ vựng được học sẽ có hệ thống hơn.

Ví dụ: 

Chủ đề Thời Tiết: Sun (nắng), Rain (mưa), Cloud (mây), Wind (gió), Temperature (nhiệt độ), Season (mùa), Snow (tuyết), Thunderstorm (bão), Fog (sương mù), Umbrella (ô)

Học từ vựng theo từ đồng nghĩa / trái nghĩa

Một bí kíp đem lại nhiều lợi ích cho người học đó chính là học theo từ đồng nghĩa/ trái nghĩa, cách học này giúp người học có thể mở rộng được vốn từ một cách hiệu quả, dễ nhớ.

Ví dụ: 

Đồng nghĩa với Happy (vui vẻ)

  • Joyful

  • Cheerful

  • Content

  • Pleased

  • Delighted

Trái nghĩa với Happy

  • Sad (buồn)

  • Unhappy 

  • Miserable 

  • Upset 

  • Depressed 

Ngoài ra người học cần học từ vựng theo ngữ cảnh, áp dụng trong giao tiếp cũng như luyện tập thường xuyên để có thể ghi nhớ được các từ vựng đã học.

Tips sử dụng từ vựng ghi điểm trong bài thi IELTS

  • Tránh lặp từ: Thay vì lặp lại cùng một từ, người học có thể sử dụng từ đồng nghĩa hoặc thay đổi từ loại và cấu trúc câu để thể hiện vốn từ vựng đa dạng và khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt.

  • Sử dụng từ vựng phù hợp với chủ đề: Người học cần học và ôn tập từ vựng theo chủ đề (môi trường, công nghệ, sức khỏe, giáo dục, văn hóa,...) để có thể vận dụng từ vựng chuyên ngành một cách chính xác thay vì chỉ sử dụng những từ vựng phổ biến. 

  • Sử dụng từ vựng phù hợp với ngữ cảnh cụ thể: Một số từ vựng có ý nghĩa tương tự nhau nhưng chỉ phù hợp trong một số ngữ cảnh nhất định chứ không thể thay thế lẫn nhau. Ngoài ra, một số từ vựng thể hiện ý nghĩa khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau. Vì vậy, người học cần hiểu rõ cách sử dụng mỗi từ vựng để tránh dùng từ sai. 

  • Sử dụng từ vựng theo collocation: Collocation là sự kết hợp các từ đơn lẻ (danh từ, động từ, tính từ,...) thành những cụm từ thường được dùng bởi người bản xứ. Việc sử dụng collocation trong bài thi IELTS giúp thí sinh thể hiện khả năng diễn đạt tự nhiên và giao tiếp hiệu quả.

  • Tránh lạm dụng quá nhiều từ khó và hiếm: Việc sử dụng từ vựng học thuật có thể giúp người học tăng điểm Writing và Speaking. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức những từ ngữ khó và hiếm dùng có thể khiến cho nội dung bài viết hoặc bài nói mất tự nhiên và khó hiểu, do đó không đáp ứng được yêu cầu đề bài.

Một số tài liệu tham khảo về chủ đề từ vựng tiếng Anh IELTS

Cambridge Vocabulary for IELTS - Pauline Cullen

Nội dung của sách gồm 25 units với các chủ đề khác nhau mang đến cho người đọc lượng từ vựng thiết yếu với độ khó vừa phải bao gồm cả bài tập luyện tập cho cả 4 kỹ năng. 

Cuốn sách phù hợp cho người mới bắt đầu xây dựng từ vựng IELTS cơ bản theo chủ đề với lối dẫn dắt đơn giản, dễ tiếp cận.

Xem review chi tiết về sách Cambridge Vocabulary for IELTS

image-alt

Bộ sách “English Vocabulary in Use” - Cambridge

Bộ sách "English Vocabulary in Use" là một tài liệu hữu ích để nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh, và nó đã trở thành một nguồn tham khảo phổ biến trong quá trình học tiếng Anh. Từng phần sách cung cấp cho người học các Units xoay quanh các chủ đề khác nhau và mức độ từ vựng, bài tập vận dụng được điều chỉnh phù hợp với người học ở các trình độ khác nhau.

  • English Vocabulary in Use: Elementary

Mức độ: Cơ bản, phù hợp với đối tượng mất gốc, mới bắt đầu theo học IELTS

Mức độ từ vựng: Nội dung sách được chia thành 60 units xoay quanh 8 nhóm các chủ đề gần gũi khác nhau. Sách cung cấp giải thích chi tiết về từ vựng cùng hình ảnh minh họa, đưa ra ví dụ thực tế về cách từ vựng được sử dụng trong ngữ cảnh khác nhau.

Bài tập vận dụng: Bài tập, bài kiểm tra với đa dạng cấu trúc giúp người học áp dụng kiến thức đã học và đánh giá khả năng hiểu biết của mình.

  • English Vocabulary in Use: Intermediate

Mức độ: Trung cấp, dành cho người học đã có vốn kiến thức cơ bản, đang học với mục tiêu 4.0 IELTS

Mức độ từ vựng: Nội dung cuốn sách được chia thành 100 units xoay quanh 18 nhóm các chủ đề khác nhau. Các chủ đề tập trung vào các chủ đề từ vựng cụ thể như công việc, môi trường, giáo dục, v.v.. Giới thiệu từ vựng thông dụng và thường xuyên xuất hiện trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

Bài tập vận dụng: Bài tập trở nên phức tạp hơn, bài kiểm tra và bài tập có độ khó tăng dần.

  • Sách English Vocabulary In Use Upper-Intermediate

Mức độ: Trung cấp phù hợp với các thí sinh muốn hướng tới band điểm: 4.5 - 5.5 IELTS. Từ vựng ở sách sẽ nâng cao hơn nhiêu so với 2 quyển trước, phù hợp với các thí sinh muốn hướng tới band điểm: 4.5 - 5.5 IELTS 

Mức độ từ vựng: Nội dung được chia ra thành 101 units với 10 nhóm chủ đề khác nhau. Từ vựng được nâng cao hơn phần nào so với 2 quyển phần trước và nội dung đi sâu hơn vào các khía cạnh chức năng, ngữ pháp và văn phong của từ.

Bài tập vận dụng: Nội dung bài tập phức tạp hơn, có nhiều hình thức đa dạng khác nhau.

  • English Vocabulary in Use: Advanced

Mức độ: Nâng cao, phù hợp với người học có mục tiêu band điểm 6.0 - 7.0 

Mức độ từ vựng: Nội dung cuốn sách được chia ra thành 101 units với 14 nhóm chủ đề khác nhau. Mức độ từ vựng được nâng cao đưa ra thêm các thử thách cho người học với những từ ngữ phức tạp. Tăng cường khả năng sử dụng từ vựng trong các bài thảo luận và văn bản.

Bài tập vận dụng: Bài tập và bài kiểm tra tập trung vào việc áp dụng từ vựng trong ngữ cảnh phức tạp hơn và sâu rộng hơn.

Xem review chi tiết bộ sách English vocabulary in use

image-alt

Check Your English Vocabulary for IELTS - Rawdon Wyatt

Nội dung:

Sách Check your English vocabulary for IELTS cung cấp từ vựng IELTS phổ biến và đa dạng, bao gồm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, phục vụ cả trình độ trung cấp và cao cấp. Từ vựng được sắp xếp theo độ khó phục vụ cho học viên ở nhiều trình độ khác nhau. Từ vựng hữu ích cho IELTS Speaking và Writing, chú trọng vào từ vựng liên quan đến chủ đề.

Tập trung vào các chủ đề và lỗi từ vựng thường gặp trong kỳ thi, hỗ trợ cho cả 4 kỹ năng, đặc biệt là Speaking và Writing.

Bài tập:

Đa dạng trắc nghiệm, phân loại, giúp học từ vựng một cách thú vị và hiệu quả, bổ trợ cho cả 4 kỹ năng.

Cuốn sách có nội dung đi từ dễ đến khó nên đôi lúc người học mới bắt đầu có thể cảm thấy ngợp khi đối mặt với các từ vựng, bài tập nâng cao.

Download từ vựng IELTS theo chủ đề TẠI ĐÂY (PDF)

Ngoài ra người đọc có thể Download bộ từ vựng IELTS Speaking theo chủ đề (PDF) tham khảo thêm.

Tổng kết

Bài viết giới thiệu cho người đọc về từ vựng IELTS theo chủ đề và cung cấp một số cách học, tips sử dụng trong bài thi IELTS cũng như đầu sách uy tín trong việc học từ vựng IELTS. Mong rằng người học có thể học tập một cách khoa học, hiệu quả và có kết quả cao trong các kỳ thi.

Ngoài ra, người đọc có thể truy cập vào diễn đàn của ZIM Helper khi gặp khó khăn trong việc học tập.


Trích dẫn

"Five Tips to Improve Your English Vocabulary." LearnEnglish, 15 Dec. 2023, learnenglish.britishcouncil.org/english-levels/improve-your-english-level/five-tips-improve-your-english-vocabulary.

Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus. https://dictionary.cambridge.org/. Accessed 10 May 2024.

Oxford Learner’s Dictionaries | Find Definitions, Translations, and Grammar Explanations at Oxford Learner’s Dictionaries.https://www.oxfordlearnersdictionaries.com. Accessed 10 May 2024

Để chinh phục mục tiêu IELTS, cần có một lộ trình học tập phù hợp, ôn luyện hiệu quả sẽ giúp tối ưu quá trình và thời gian học. Đăng ký học IELTS với Anh ngữ ZIM để đạt mục tiêu của bạn.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (3 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu